11/05/2018, 14:30

Soạn bài Vợ nhặt của Kim Lân

(Soạn văn lớp 12) – Em hãy . (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh lớp 12). Đề bài: Bài làm I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả -Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, xuất thân trong một gia đình lao ...

(Soạn văn lớp 12) – Em hãy . (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh lớp 12).

Đề bài:

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

-Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, xuất thân trong một gia đình lao động nghèo.

-Bản thân ông vừa học hết tiểu học, sau đó đi làm kiếm sống, ông vừa làm thợ vừa viết văn.

-Năm 1944, ông tham gia vào hội văn hóa cứu quốc và liên tục hoạt động văn nghệ để phục vụ cách mạng và kháng chiến.

-Kim Lân có sở trưởng viết về truyện ngắn , với đề tài là cuộc sống ở nông thôn và người nông dân.

-Tác phẩm tiêu biểu: Làng ( 1948 ), Vợ nhặt ( in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí năm 1962 ), Nên vợ nên chồng (1955).

2.Tác phẩm

a) Hoàn cảnh ra đời

Vợ nhặt tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được Kim Lân viết lại ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công.

-Sau khi hòa bình lặp lại (1954) dựa theo cốt truyện cũ ông viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt.

-In trong tập Con chó xấu xí (Xuất bản năm 1962).

b) Bố cục

-Cảnh 1: Buổi chiều muộn Tràng đưa người đàn bà về nhà.

-Cảnh 2: Cuộc gặp gỡ giữa bà mẹ và cô con dâu mới.

-Cảnh 3: Sáng hôm sau: những thay đổi của Tràng khi có vợ.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Câu chuyện anh Tràng nhặt được vợ

1.1 Nhân vật Tràng

-Ngoại hình:

+Bộ mặt thô kệch: mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra.

+Thân hình to lớn .

-Tinh tình vui vẻ.

-Thân phận: kéo xe thuê- người làm thuê làm mượn.

-Gia cảnh nghèo khó , là dân ngụ cư.

→ Tràng là một người khó lấy được vợ nhưng đã biến cái không thể thành có thể: Tràng nhặt được vợ.

1.2 Sự kiện anh Tràng nhặt được vợ

a) Bối cảnh

– Xảy ra vào nạn đói năm 1945, cái đói đến bất ngờ khiến người dân xóm ngụ cư không xoay sở kịp.

-Cái đói hiện hình trong dáng vẻ mỗi người và đầy ám ảnh "chết như ngả rạ".

-Cả xóm ngụ cư bao bọc bởi mùi, âm thanh, và màu của cái đói.

b) Sự kiện Tràng nhặt được vợ

-Lần 1: Tràng kéo xe thóc qua cửa nhà kho, hò một câu chơi chõ đỡ nhọc.

+ Cô vợ nhặt ngồi vêu ra chờ nhặt hạt rơi, rồi khi các bạn trêu đùa, cô chạy ra đẩy xe giúp Tràng.

– Lần 2:  khi Tràng đang uống nước ở ở cổng chợ, gặp cô gái hôm trước sầm sập chạy đến , Tràng không nhận ra.

+ Khi nhận ra, Tràng mời cô gái "muốn ăn gì thì ăn" sau đó thị sà xuống ăn thật một chặp bánh đúc chẳng chuyện trò gì.

+Tràng nói đùa rủ thị về nhà → Câu chuyện đùa thành thật: thị theo hắn về nhà.

→Hai con người bị cái đói xô đẩy tìm đến nhau, nương tựa vào nhau và thành vợ chồng.

soan-bai-vo-nhat-cua-kim-lansoan-bai-vo-nhat-cua-kim-lan

c) Thái độ của mọi người

*Người ngoài cuộc

-Lũ trẻ : chạy ra đón xem , trêu đùa " Chông vợ hài" → xóm ngụ cư trở nên xôn xao.

-Người lớn: ngạc nhiên rồi hiểu ra sự việc "Hay là vợ anh cu Tràng"→ họ lo lắng ái ngại cho Tràng.

*Người trong gia đình

-Tâm trạng của Tràng khi cùng cô vợ nhặt về nhà

+Mới đầu, Tràng thấy "chợn", lo lắng rồi quyết định rất nhanh chỉ sau một cái tặc lưỡi.

+Trân trọng người đàn bà ấy, đưa Thị ra chợ mua thúng đựng đồ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê.

+Trên đường về xóm ngụ cư: bất chấp cảnh đói khát , quên đi những lo toan, Tràng mang một vẻ mặt phởn phơ khác thường.

+Về đến nhà hắn vẫn ngạc nhiên bàng hoàng vì hạnh phúc.

-Tâm trạng của cô vợ nhặt

+Trong hai lần gặp gỡ Tràng, tất cả đều là trò đùa nhưng cô ấy lại nhìn bằng sự thật.

+Trên đường về xóm ngụ cư: con người thay đổi hẳn trở nên bối rối, e thẹn → phù hợp với tâm lí cô dâu mới.

+Khi về đến nhà, nhìn thấy nhà chẳng khác gì một túp lều, thị nén một tiếng thở dài – một sự thất vọng được giữ lại trong lòng →sự tinh tế của người phụ nữ.

+Từ chỗ hi vọng đến thất vọng , thị vẫn chấp nhận ở lại vì cái tình cái nghĩa của Tràng, cưu mang và giúp cho thị có một gia đình.

+Khi gặp bà mẹ: lễ phép chào hỏi , cúi mặt, khép nép, ngượng ngùng, tay vân vê tà áo rách.

-Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ

+ Bà cụ Tứ là một bà mẹ nông dân nghèo khổ, giàu lòng yêu thương và vị tha.

+Bà đứng sững lại, đầy ngạc nhiên khi thấy trong nhà có một người đàn bà lạ, đặt ra hàng loạt câu hỏi, bà cố vận động trí não già nua của mình nhưng không thể lí giải được.

+Khi nghe Tràng giải thích, bà hiểu ra rồi cảm thấy  " ai oán xoát thương", trách nhiệm của người làm cha mẹ mà không lo được cho con→ bà tiếp nhận hạnh phúc của con bằng sự từng trải của cả cuộc đời nghèo khó.

+Tình cảm của bà với cô con dâu mới:

  • Xót xa thương cảm cho cô gái, cho hoàn cảnh về làm dâu.
  • Câu đầu tiên bà nói với con dâu: "Ừ thôi…mừng lòng".
  • Khuyên nhủ dặn dò hai con.
  • Hi vọng tương lai "ai giàu ba họ ai khó ba đời" →ươm mầm sự sống vào cuộc hôn nhân của các con.

2.Sự thay đổi trong gia đình nhà Tràng vào buổi sáng hôm sau

a) Thay đổi qua cái nhìn của Tràng

*Không khí trong gia đình

-Sáng hôm sau khi Tràng thức dậy , y cảm thấy êm ái lửng lơ bởi hạnh phúc đến với hắn bất ngờ quá.

-Quang cảnh vườn tược gọn gàng.

-Ngoài vườn, mẹ đang giẫy cỏ còn vợ thì quét sân.

→Sự xuất hiện của người vợ càng làm cho không khí gia đình thêm ấm áp, và mang tới sức sống mới cho ngôi nhà.

*Thành viên trong gia đình

-Bà cụ Tứ: khuôn mặt bà tươi tỉnh rạng rỡ, nom nhẹ nhõm, nhanh nhẹn hăng hái nhiệt tình trong công việc → bà cảm thấy vui  và mãn nguyện với hạnh phúc của các con.

-Cô vợ nhặt qua cái nhìn của Tràng từ khi về nhà đã trở nên hiền hậu đúng mực khác hẳn sự chỏng lỏn ở trên chợ tỉnh → Thị trở về đúng là mình .

-Tràng: thấy yêu thương gắn bó với gia đình hơn" cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng ", cảm thấy phải có trách nhiệm hơn với gia đình.

b) Bữa cơm đón nàng dâu mới

-Bữa cơm ngày đói thảm hải "mẹt rách…lùm rau chuối", và một đĩa muối ăn với  cháo cám nhưng mọi người ăn ngon lành vừa ăn vừa trò chuyện.

-Bà mẹ kể chuyện vui về nuôi gà và vẽ nên bức tranh tươi sáng cho hai con" ngoảnh đi ngoảnh lại…".

-Nồi cháo được bưng ra: 

+Bà mẹ : vui vẻ giới thiệu cho hai con.

+Cô vợ nhặt: "mắt thị tối lại".

+Tràng: "mặt hắn chum ngay…".

→ Nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người, bởi nạm đói vẫn rình rập hiện hữu xung quanh.

c) Kết thúc tác phẩm

-Cô vợ kể câu chuyện trên vùng Thái Nguyên , người ta không chịu đóng thuế, phá kho thóc Nhật chia cho người đói.

→Khép lại bức tranh ngày đói và kể mở ra một hướng đi mới cho con người trong nạn đói năm 1945: giác ngộ cách mạng , đi theo cách mạng.

III. Tổng kết

-Nội dung: Vợ nhặt tái hiện một cách sinh động nạn đói khủng khiếp năm 1945 của dân tộc , Kim Lân đã bày tỏ sự thương cảm trước số phận của những người dân nghèo và trân trọng nâng niu khát vọng sống hạnh phúc của những người lao động nghèo kể cả trong những hoàn cảnh bi đát nhất.

-Nghệ thuật:

+Tình huống truyện đọc đáo.

+Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật.

0