11/05/2018, 14:30

Soạn bài thơ sóng lớp 12

() – Em hãy của Xuân Quỳnh . (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Minh Tú học sinh lớp 12). Đề bài: Em hãy soạn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở làng lụa Hà Đông. – Cuộc ...

() – Em hãy của Xuân Quỳnh. (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Minh Tú học sinh lớp 12).

Đề bài: Em hãy soạn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở làng lụa Hà Đông.

– Cuộc đời nữ thi sĩ chịu nhiều thiệt thòi, mất mẹ từ nhỏ, ở với bà, bởi vậy nhà thơ luôn khao khát tình yêu thương, mái ấm gia đình và đặc biệt là nhạy cảm với tình mẫu tử.

– Từng là diễn viên múa nhưng niềm đam mê của Xuân Quỳnh là thơ ca, vì vậy chị bỏ sân khấu để trọn đời với thơ.

– Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam, tên tuổi tiêu biểu cuả lớp nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

– Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn người phụ nữ gắn bó tha thiết với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu và hạnh phúc đời thường. Thơ tựa như là cuộc sống của chị.

– Thơ tình yêu là mảng đặc sắc và tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh – một tiếng thơ sôi nổi, mạnh liệt, mà đằm thắm, lắng sâu, tha thiết, dịu dàng, hồn nhiên mà chân thực.

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Sóng ra đời vào năm 1967 tại biển Diêm Điền , nằm trong tập thơ Hoa dọc chiến hào .

– Bài thơ được đánh giá lầ hay nhất của Xuân Quỳnh bởi nó hội tụ những nét phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh.

b) Đề tài

Sóng là một bài thơ tình yêu , một bài thơ về tình yêu giũa thời kì chống Mỹ ác liệt.

– Xuân Quỳnh đã lấy sóng để biểu hiện tình yêu một thi đề khá bổ biến thời xưa xong viết về tình yêu nhưng nữ thi sĩ không ca tụng một chiều mà diễn đạt những khát vọng tình yêu như nhu cầu tự nhân thức, khám phá cái tôi bản thể.

c) Cấu tứ 

– Bài thơ được xây dựng từ hai hình tượng là "Sóng" và "Em".

– Bài thơ được viết theo thể năm chữ ,chia khổ nhưng không ngắt nhịp , cùng với sự trở đi trở lại của hình tượng "Sóng" gợi lên một âm hưởng nhịp nhàng và dạt dào.

– Hình tượng " Em" – người con gái đang yêu. "Em" là chủ thể trữ tình, còn "Sóng" là đối tượng.

– Nhờ "Sóng" mà nhân vật trữ tình bộc lộ những khát khao mãnh liệt của mình.

d) Bố cục

– Hai khổ đầu: Sóng- Khát vọng tình yêu của người con gái.

– Hai khổ tiếp: Sóng – Khởi nguồn của tình yêu.

– Ba khổ tiếp: Sóng- Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu.

– Còn lại: Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

soan-bai-tho-song-lop-12soan-bai-tho-song-lop-12

II. Tìm hiểu chi tiết

a) Sóng- Khát vọng tình yêu của người con gái

* Khổ 1:

-Nói về sóng, Xuân Quỳnh không miêu tả những đường nét, màu sắc , âm thanh mà chú ý đến những trạng thái gần , phát hiện chúng có những nét đối cực: " Dữ dội" – "dịu êm".

-Chữ "và" nối kết các cặp tính từ để diễn tả những trạng thái đối cực song hành.

→ Trong một không gian chật hẹp nhỏ bé như vậy, sóng không thể bộc lộ hết mình , sóng phải tìm ra tận bể rộng. Bởi lẽ sông cũng có sóng nhưng có lẽ phải ra đến bể lớn thì sóng mới thực sự là chính mình.

-Đó là khát vọng vươn ra bể rộng cũng như em phải đến với tình yêu, với anh em mới được là em.

→Khổ thơ diễn tả khát vọng muôn đời của tình yêu đó là khát vọng tìm hiểu không cùng.

*Khổ 2:

-Tiếp tục khẳng định tình yêu qua những con sóng.

-Ra đến biển rộng, thi sĩ mới phát hiện ra rằng những con sóng muôn đời vẫn luôn tồn tại trong trạng thái đối cực như thế, những trạng thái đối cực như vậy.

– Và tình yêu cũng vậy, nó luôn thường trực trong trái tim của con người.

→ Đây là khát vọng của muôn đời, muôn người, một khát vọng vĩnh hằng cho hôm nay và mai sau.

b) Khởi nguồn của tình yêu

-Đứng trước sóng , đối diện với sóng, Xuân Quỳnh suy ngẫm về tình yêu.

-Câu hỏi truy tìm khởi nguồn của tình yêu thật tự nhiên: từ nơi nào sóng lên?

-Câu hỏi của nhà thơ cùng những băn khoăn day dứt của chị cũng là nỗi băn khoăn day dứt của muôn đời, muôn người.

c) Nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu

-Nỗi nhớ của sóng được diễn tả thật da diết :

"Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được"

+Những cặp từ đối lập: "ngày" -"đêm", "trên"- "dưới" như muốn gợi lên sự trăn trở của những con sóng nhằm diễn tả một nỗi nhớ da diết, đằm sâu, nó chiếm cả tầng sâu, bề rộng  và rất đỗi khắc khoải.

-Nỗi nhớ của em được diễn tả mãnh liệt hơn:

+Nếu như sóng nhớ bờ thì em nhớ anh – nỗi nhớ thường trực, da diết.

+Nếu con sóng nhớ bờ trong không gian và thời gian thì lòng em nhớ anh thì thức cả trong giấc mơ kia, nỗi nhớ ấy đâu chỉ có trong ý thức mà còn tồn tại trong cả tiềm thức.

-Tình yêu của em dành cho anh :

"Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương"

+Cách nói" xuôi bắc ngược nam" diễn tả một nỗi nhớ trong không gian rộng lớn và dù có đi muôn nơi tình yêu của em vẫn có một đích hướng về : về anh và về tình yêu đôi ta.

+Người ta thường nói "xuôi nam ngược bắc"- cách nói có phần khác thường này minh chứng cho điều rằng: dẫu cho vũ trụ có những biến động khác thường thì em vẫn luôn hướng về anh.

-Tình yêu của sóng với bờ: Con sóng ngoài biển khơi, biển dẫu có dài rộng nhường nào thì sóng vẫn tìm đến vỗ bờ dẫu trải qua muôn nghìn cách trở cũng giống như tình yêu.

→ Sóng và em được thể hiện sóng đôi vào nhau để làm nổi bật nỗi nhớ đằm sâu da diết của người con gái.

d) Những suy tư về cuộc đời và khát vọng hết mình dâng hiến cho tình yêu

– Một tâm hồn thi sĩ  nhạy cảm với thời gian : Năm tháng trôi qua như mây bay đi về xa và dẫu biển có dài rộng đến nhường nào rồi cũng có bờ, có giới hạn:

"Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa"

-Cuộc đời người cũng cũng vậy, nó dài nhưng chẳng là mãi mãi.

-Khổ thơ bộc lộ những bâng khuâng khó tả , sự mong manh khó bền chặt của hạnh phúc trước cái vô tận của vũ trụ.

*Khổ kết:

-Là niềm khát khao được sống hết mình cho tình yêu và trong tình yêu.

-Ước muốn được hóa thân thành những con sóng cũng như ước muốn được sống trọn vẹn trong tình yêu- một khát khao đầy mãnh liệt và táo bạo , mong muốn được tình yêu của mình là vô hạn và bền vững muôn đời.

III. Tổng kết

-Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất sinh động những khát khao suy tư về khát vọng của tình yêu và khát vọng bất tử hóa tình yêu của người con gái.

0