06/02/2018, 15:21

Soạn bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ở Nam Đàn, Nghệ An. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo có cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng. Sinh ra trong thời đại đất ...


I.    Tìm hiểu chung

1.    Tác giả ở Nam Đàn, Nghệ An. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo có cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.  Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.

Sinh ra trong thời đại đất nước đang nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và đã trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.

Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác:

bài viết này đã được Hồ Chí Minh viết trong dịp vua khải định sang Pháp để dự cuộc họp quan trọng. Nối là dự nhưng vị vua này chỉ sang để che mắt thiên hạ mà thôi. Chính vì vậy mà Bác đã viết bài vi hành bằng tiếng Pháp được đăng trên báo nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp để tố cáo bộ mặt xấu xa của thực dân và cả vua bù nhìn.

b.    Tình huống truyện

tạo tình huống đặc sắc bất ngờ. Đó là hai người khác nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt cho nên đã đưa ra những lời nhận xét về con người này và qua những nhận xét đó nhằm tố cáo về bộ mặt giả dối của tên vua Khải Định.

c.    Mâu thuẫn trào phúng:

đó chính là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và cả hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa cùng với bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

II.    Tìm hiểu chi tiết

1.    Hình tượng nhân vật Khải Định

–    Ngoại hình:

•    Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch -> Trông hết sức vô duyên.

•   trang phục thì nhố nhăng không hề ra phong cách nào, cốt là nhằm chỉ để khoe mà thôi.

•    Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm

–    Hành vi: lấm lét lén lút vi hành

->  chỉ từng đấy thôi, qua đó ta cũng thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn. Những đánh giá của đôi trai gái kia chính là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đối với hoàng đế KHải Định.Từ một ông vua hắn đã tự biến mình thành một thằng hề, một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng đó cũng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.

2.    Sự tố cáo của tác phẩm

+ Nhà văn đã lên án tố cáo về chế độ thực dân cùng với chính sách dã man, bịp bợm.

+ Lên án cả chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn.

+ Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất đó là cướp nước.

+ Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vây theo dõi những người yêu nước trên khắp đất pháp.

3.    Nghệ thuật trào phúng qua sự nhầm lẫn

Nhầm lẫn 1: đôi trai gái nhầm tác giả là Khải Định

Nhầm lẫn 2: người dân Pháp nhầm những ai da vàng là Khải Định

Nhầm lẫn 3: chính phủ Pháp nhầm những người việt Nam trên đất nước Pháp là Khải Định

-> Đó phải chăng là một dự ngu dốt của chính phủ nước Pháp.

III.    Tổng kết

Với nghệ thuật châm biếm đặc sắc cùng với những tình huống nhầm lẫn đáng ngờ, tác giả mỉa mai qua đó tố cáo vạch trần bộ mặt giả tạo ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định. Đồng thời cũng vạch trần tố cáo chính sách của thực dân pháp.

0