06/02/2018, 15:20

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

I- Tìm hiểu chung Tác giả Lý bạch ( 701-762) là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn danh tiếng bậc nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc thời bấy giờ. Kho tài ...


I- Tìm hiểu chung

Tác giả

Lý bạch ( 701-762) là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn danh tiếng bậc nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc thời bấy giờ.

Kho tài văn chương đồ sộ với hơn ngàn bài thơ bất hủ.

Các tác phẩm của ông luôn hướng tới cái đẹp, chủ đề thơ phóng khoáng với khát vọng tự do tâm hồn mãnh liệt.

Tác phẩm

Bài thơ tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, khi Lí Bạch tiễn mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng lăng. Khi nhà thơ đi qua đó càng cảm thấy lưu luyến, nhớ bạn hiền.

II- Phân tích tác phẩm

Mối quan hệ giữa không gian và thời gian trong bài thơ

Mối quan hệ không gian được tạo dựng từ những hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc- thành Dương Châu- dòng Trường giang rộng lớn bao quanh. Không gian rộng lớn ấy bao trùm cả những tâm tư, tình cảm suy nghĩ của con người.

Trong bối cảnh đó, tác giả tâm sự rằng, dù tiễn người bạn thân đến với chốn phồn hoa đô thị nhưng vẫn chẳng khiến lòng người vui hơn, Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, mà khoảng cách giữa ta và bạn lại càng xa xôi hơn.

Mối quan hệ thời gian: Tháng ba hoa khói, là mốc thời gian được gặp lại người tri kỉ, thật vui mừng biết bao. Đó cũng là độ mùa xuân chuẩn bị qua để chào đón hè về, dòng sông Trường Giang hùng vĩ, nhộn nhịp như đón chào người mới về với vùng đất Dương Châu.

Gĩua con người với con người: càng có sự kết nối, gần gũi trong thời khắc chia ly ấy. Hai chữ “ cố nhân” mà nhà thơ dành cho Mạnh Hạo Nhiên càng gợi tả mối thân tình giữa hai con người độc lập ấy.

2.Dòng sông trường Giang rộng dài ấy càng khiến tâm trạng nhà thơ nhuốm buồn, cảm nhận được nỗi lòng mênh mang, lẻ loi như những cánh buồm

–  Sông Trường giang nối liền những dòng chảy quan trọng của khu vực miền Nam Trung quốc. Mùa xuân có bao nhiêu thuyền bè tấp nập buôn bán ngược xuôi. Thế nhưng, trong không gian bao la ấy, tác giả chỉ thấy một cánh buồm cô liêu “ cô phàm” của cố nhân, trên chiếc thuyền ấy là trở người bạn của thi nhân đi về miền đất mới.

– Cánh buồm lẻ loi ấy cũng giống như tâm trạng của tác giả khi phải nói lời tạm biệt với người bạn thân thương, nó chứa đựng biết bao tâm tình của người ở lại.

– Cảnh chia ly, tiễn đưa làm cho người đi kẻ ở càng cảm nhận được không khí buồn rầu, dòng chảy của dòng sông trường giang càng khiến cho lòng người cảm thấy chơi vơi, lưu luyến

3. Những tâm tình của tác giả khi tiễn bạn lên đường

– Tác giả chỉ đang mang một cảm giác cô đơn tuyệt vọng vì sự ra đi của người bạn thân, bên cạnh đó cảm giác nhớ nhung những kỉ niệm xưa cũ cùng người bạn ấy luôn trào trực, hiện hữu trong trái tim tác giả.

– Người đã đi xa, nhưng tác giả vẫn đứng mãi trên lầu Hoàng Hạc, nhìn theo bóng chiếc thuyền cùng dáng lưng cảu người bạn.

– Thời gian như đang trôi chậm lại trong những giờ phút ấy, “ đứng lặng” hẳn là rất lâu, đôi mắt người đưa tiễn nhìn theo con thuyền, bóng buồm, rồi dần dần mất hút trên nền màu xanh của dòng nước sông Trường giang.

– Chỉ qua tả cảnh, đã lột tả hết được những cảm xúc tinh tế, chân thành của tác giả dành cho bạn hiền.

4. Nghệ thuât

– Ngôn ngữ chân thành, mộc mạc, thể thơ thất ngôn bát cú truyền tải đầy đủ nội dung và tình cảm thiêng liêng của tác giả.

III- Tổng kết

Lý bạch sáng tác nên bài thơ “ tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng” đã kể về nỗi buồn tiễn biệt giữa thi nhân và tri kỉ.

Cấu trúc không gian xa gần, lấy cảnh để biểu đạt nội tâm đã khiến cho bài thơ càng được nâng tầm giá trị.

Tôn vinh một tình bạn đẹp hiếm có ở trên đời.

Từ khóa tìm kiếm

0