02/06/2017, 11:47

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8: I. Chủ đề của văn bản: a. Trong văn bản tôi đi học Thanh Tịnh đã kể lại ngày đầu tiên đi học qua những hình ảnh tuyến tính theo thời gian từ đầu khi bắt đầu cắp sách tới trường mẹ đưa đi, đến trường mọi thứ như khác lạ sân trường oai nghiêm hơn, ...

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8: I. Chủ đề của văn bản: a. Trong văn bản tôi đi học Thanh Tịnh đã kể lại ngày đầu tiên đi học qua những hình ảnh tuyến tính theo thời gian từ đầu khi bắt đầu cắp sách tới trường mẹ đưa đi, đến trường mọi thứ như khác lạ sân trường oai nghiêm hơn, khi ông đốc gọi, xếp hàng và học bài học đầu tiên tất cả đều bỡ ngỡ. b. Tác giả đã thể hiện một tình cảm tiếc nuối và nhớ thương về quãng thời gian đi học của mình, khi ...

:

I.  Chủ đề của văn bản:

a. Trong văn bản tôi đi học Thanh Tịnh đã kể lại ngày đầu tiên đi học qua những hình ảnh tuyến tính theo thời gian từ đầu khi bắt đầu cắp sách tới trường mẹ đưa đi, đến trường mọi thứ như khác lạ sân trường oai nghiêm hơn, khi ông đốc gọi, xếp hàng và học bài học đầu tiên tất cả đều bỡ ngỡ.

b. Tác giả đã thể hiện một tình cảm tiếc nuối và nhớ thương về quãng thời gian đi học của mình, khi tác giả kể lại trong hoài niệm chỉ toàn là những nỗi nhớ thương và những kỉ niệm.

c. Chủ đề của tôi đi học là những nội dung trên vậy chủ đề của tôi đi học có thể đặt là những kí ức của ngày đầu tiên đi học, trong đó sẽ bao chùm lên là cả cảm xúc hành động và những kỉ niệm của ngày đầu tiên tới trường.

d. Chủ đề của một văn bản là gì?

Chủ đề của một văn bản là nội dung xuyên suốt trong một tác phẩm nó bao trùm cả tác phẩm.

2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

a. Tại sao cần có sự thống nhất?

Cần có sự thống nhất trong một văn bản: vì tính thống nhất tạo nên sự logic, làm cho người đọc người nghe dễ dàng hiểu được những thông tin mình cần truyền đạt và đây là những điều kiện quan trọng để tạo nên sự mạch lạc trong một tác phẩm.

b. Chủ đề tôi đi học: là kể lại những sự việc của ngày đầu tiên nhân vật tôi cắp sách tới trường những cảm xúc và những hành động ngỡ ngàng được thể hiện: Có thể căn cứ vào nhan đề của tác phẩm để đánh giá đây là ngày đầu tiên nhân vật tôi tới trường, từ những cử chỉ ngỡ ngàng, bỡ ngỡ.. chuẩn bị chu đáo tươm tất mọi thứ, tất cra mọi người uy nghiêm trang trọng, khuôn mặt thầy cô rạng ngời, ông đốc hiền từ, khi gọi tên của nhân vật tôi, người lớn đưa con em mình tới trường… đây là nhưng chi tiết làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Dựa vào cảm xúc của tác giả để có thể thấy những ấn tượng sâu sắc về một buổi đầu tiên tựu trường: sự trong sáng hồn nhiên ngỡ ngàng không muốn rời xa tay mẹ, lo sợ khi ông đốc gọi tên thể hiện cảm xúc ấn tượng, những bộ trang phục thầy cô mặc trạng trọng, ngôi trường uy nghiêm, nhân vật tôi ngập ngừng e thẹn, rụt rè, lo sợ khi thấy gọi tên, không muốn rời xa tay mẹ, những hành động để lại cho nhân vật tôi những cảm xúc khó quên khóc nức nở khi ông đốc gọi tên, đánh rơi vở do sự lo sợ… tất cả những cảm xúc đó thể hiện là ngày đầu tiên đi học để lại nhiều ấn tượng đẹp.

Luyện tập:


1.  Tìm chủ đề:

a.Chủ đề của tác phẩm trên là: Cảnh vật thiên nhiên cụ thể là rừng cọ và cuộc sống cảu con người đối với rừng cọ.

b. Những từ ngữ thể hiện đúng được chủ đề tác phẩm: rừng cọ, thân cọ, búp cọ…
Những câu thể hiện con người gắn với đồi cọ “ cuộc sống quê tôi gắn với đồi cọ”.. không nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi….

c. Các đoạn văn được thể hiện theo một thứ tự xác định: ở đây cảnh vật thiên nhiên là rừng cọ, con người sống với rừng cọ, và cảm xúc của con người với rừng cọ.

Có thể thay đổi được: nếu sắp xếp như thể hiện tình cảm của con người trước sau đó nêu cảm xúc và cuối cùng nói về hình ảnh của rừng cọ… đây cũng là cách để người đọc hiểu được chủ đề tác phẩm.

2. Trong câu dưới câu:b, d,e nó có thể phù hợp với chủ đề của văn bản.

3. Các ý có thể phù hợp với chủ đề c, g. Đây là cảm xúc của nhân vật tôi đang kể lại kí ức của mình trong buổi ngày đầu tiên đi học, tác giả đang hồi tưởng lại, chứ không phải phân tích.

Rất nhiều những chi tiết thể hiện: Con đường quen thuộc những hôm nay lạ, ngôi trường có vẻ uy nghiêm, thấy sự gần gũi của thầy cô…

4. Khi viết một văn bản cần chú ý tới chủ đề của tác phẩm, chủ đề phải bao trùm lên nội dung xuyên suốt của tác phẩm đó, cần có sự thống nhất mạch lạc logic, sử dụng từ ngữ linh hoạt và phù hợp với ngữ cảnh.

Tác giả đã thể hiện tình yêu của mình đối với ngôi trường và những cảm xúc của tác giả: sự bỡ ngỡ, những sự nghẹn ngào ngạc nhiên, và những lo sợ, thẹn thùng đây là những cảm xúc của tác giả trong buổi đầu tiên đi học.

0