02/06/2017, 13:29

Soạn bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt lớp 9

Soan bai Bep lua – Đề bài: Soạn bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt lớp 9. 1. Bài thơ là lời của nhân vật người cháu, hồi tưởng về quãng thời gian thơ ấu sinh sống cùng bà. Tái hiện lại những hồi ức của tuổi thơ cũng như những kỉ niệm sâu sắc về người bà của mình 2. Bài thơ “Bếp lửa” có ...

Soan bai Bep lua – Đề bài: Soạn bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt lớp 9. 1. Bài thơ là lời của nhân vật người cháu, hồi tưởng về quãng thời gian thơ ấu sinh sống cùng bà. Tái hiện lại những hồi ức của tuổi thơ cũng như những kỉ niệm sâu sắc về người bà của mình 2. Bài thơ “Bếp lửa” có thể chia bố cục 4 phần như sau: + Phần 1: ba câu thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi dậy những kí ức về người bà thân yêu. +Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo ( đến “Một ngọn ...

– Đề bài: .

1. Bài thơ là lời của nhân vật người cháu, hồi tưởng về quãng thời gian thơ ấu sinh sống cùng bà. Tái hiện lại những hồi ức của tuổi thơ cũng như những kỉ niệm sâu sắc về người bà của mình

2. Bài thơ “Bếp lửa” có thể chia bố cục 4 phần như sau:

+ Phần 1: ba câu thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi dậy những kí ức về người bà thân yêu.
+Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo ( đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”): Những kỉ niệm sống bên bà cùng với những kí ức gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
+ Phần 3: Khổ thơ tiếp theo ( “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”)  Những suy tư về bà cũng như cuộc đời cơ cực của bà.
+ Phần 4: Khổ thơ còn lại: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về người bà của mình.

3. Đọng lại trong kí ức của người cháu là biết bao nhiêu kỉ niệm bên bà, đó là những khắc sâu trong tâm trí của người cháu. Cụ thể như sau:

+ Khoảng thời gian khó khăn nhất, đó là khi “đói mòn đói mỏi”, bố đi đánh xe, chỉ còn hai bà cháu sống lương tựa vào nhau. Cuộc sống cơ cực, những ám ảnh đói kém gằn liền với những làn khói bếp khiến cho người cháu mỗi lần nghĩ lại thì sống mũi lại cay.
+ Đó là những câu chuyện của bà, chuyện những ngày còn ở Huế, tiếng tu hú  da diết… đều đã trở thành những kí ức mà người cháu chẳng thể nào quên.
+ Bà bảo ban, dạy cháu học trong những ngày bố mẹ vắng nhà
Nhà thơ Bằng Việt đã sử dụng kết hợp giữa biểu cảm, tự sự và bình luận khiến cho bài thơ hiện ra trực tiếp trước mắt người đọc những hình ảnh chân thực, sinh động nhất. Những tình cảm, bình luận mà Bằng Việt gửi gắm qua các câu thơ khiến cho bài thơ gần gũi và thu hút được sự đồng cảm của những độc giả.

3. Hình ảnh bếp lửa xuất hiện rất nhiều lần trong bài thơ ( 10 lần) . Hình ảnh bếp lửa vốn gợi ra những dòng hồi ức tuổi thơ của nhà thơ Bằng Việt cũng như gây xúc động với người đọc bởi hình ảnh bếp lửa ấy luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Để rồi hình ảnh bếp lửa tự bao giờ đã trở thành biểu tượng để nghĩ về bà.

soan bai tho bep lua

Mỗi khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà vì người cháu đã cùng bà nhóm lửa trong suốt những năm tháng sống bên bà, những hình ảnh ngọn lửa, mùi của khói bếp đều thấm đượm trong tâm hồn của người cháu, gắn liền với những câu chuyện, những kỉ niệm bên bà. Mặt khác, tấm lòng của người bà cũng ấm áp như chính ngọn lửa trên bếp, có thể xua đi lạnh giá, cô đơn, mang đến ánh sáng của tình thương, của hi vọng cho người cháu.

4. Kết thúc khổ thơ thứ 4, nhà thơ Bằng Việt viết “ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ở đây nhà thơ sử dụng hình ảnh “ngọn lửa” chứ không phải hình ảnh “bếp lửa” bởi ở đây hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh thực trong kí ức nữa mà nó đã trở thành một ngọn lửa bất diệt trong tâm hồn người cháu. Bằng tình yêu, tình thương của mình dành cho cháu, người bà đã đốt lên được ngọn lửa của yêu thương, ngọn lửa của hi vọng, của sức sống bất diệt trong tâm hồn của người cháu. Vì vậy ngọn lửa ở đây tồn tại như một biểu tượng.

5. Tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” thật đẹp, thật đáng trân trọng, người bà luôn dành cho người cháu những tình cảm sâu sắc nhất, luôn ở bên che chở, bảo vệ người cháu, những kỉ niệm tuy đơn sơ nhưng lại thật đẹp biết bao bởi nó được xây dựng bằng tình thương chân thật, sống động nhất.

0