02/06/2017, 13:29

Soạn bài Luyện tập về từ Hán Việt

Soạn bài Luyện tập về từ Hán Việt 1.Chỉ ra nghĩa của tiếng “tái”, tiếng “sinh” và của từ “tái sinh” trong câu thơ sau: “Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai” (Nguyễn Du- Truyện Kiều) -> Ý nghĩa của các từ: + ...

Soạn bài Luyện tập về từ Hán Việt 1.Chỉ ra nghĩa của tiếng “tái”, tiếng “sinh” và của từ “tái sinh” trong câu thơ sau: “Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai” (Nguyễn Du- Truyện Kiều) -> Ý nghĩa của các từ: + “Tái”: Là làm mới lại, làm trở lại lần nữa + “Sinh” : sống, sinh ra + “Tái ...

 

1.Chỉ ra nghĩa của tiếng “tái”, tiếng “sinh”  và của từ “tái sinh” trong câu thơ sau:

“Tái sinh chưa dứt hương thề

Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai”

                                                                    (Nguyễn Du- Truyện Kiều)

-> Ý nghĩa của các từ:

+ “Tái”: Là làm mới lại, làm trở lại lần nữa

+ “Sinh” : sống, sinh ra

+ “Tái sinh”: Nghĩa là làm sống lại một lần nữa. Ở trong câu thơ này của Nguyễn Du thì nó mang ý nghĩa sống lại ở một kiếp khác.

 

 

2. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng “tái” và những từ Hán Việt có tiếng “sinh”, với ý nghĩa tái sinh như câu thơ trên.

 

_Những từ Hán Việt có tiếng “tái” là:

+ “Tái tạo”

+ “Tái nhân bản”

+ “Tái sản xuất”

+ “Tái ngộ”

+ “Tái phạm”

_ Các từ Hán Việt có từ “sinh”

+ “Sinh tồn”

+ “Sinh khí”

+ “Sinh hoạt”

+ “Sinh động”

+ “Sinh lí”

….

 

3. Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “Tái hồi” của Kim Trọng? Đặt một câu với cụm từ này.

 

+ “Tái” : làm mới nhưng cũng có nghĩa là quay lại

+ “Hồi”: nghĩa là về

+ “Tái hồi”: Nghĩa là trở về nơi cũ. Trong câu thơ của Nguyễn Du mang ý nghĩa chỉ sự trở về của Thúy Kiều. Sau mười lăm năm lưu lạc chìm nổi, Thúy Kiều đã quay trở về, gặp lại Kim Trọng.

_ Đặt câu:

 “Sau những đắng cay của cuộc đời, cuối cùng Thúy Kiều cũng quay về tái hồi Kim Trọng”.

 

4. a. Phân biệt nghĩa của từ “Tái sinh” với nghĩa của “trùng sinh” trong câu thơ sau:

Trùng sinh ơn nặng bể trời

Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi

                                                (Nguyễn Du- Truyện Kiều)

b. So sánh nghĩa của “sinh: trong câu thơ trên với nghĩa của “sinh” trong câu thơ dưới đây:

Dấn mình trong áng can qua

Vào sinh ra tử, họa là thấy nhau

                                                       (Nguyễn Du- Truyện Kiều)

c.Dựa trên sự khác nhau về nét nghĩa của từ “sinh” như ở hai trường hợp trên, hãy xếp các từ sau đây vào bảng theo hai nhóm: Sinh kế, sinh học, sinh nhật, sinh ngữ, sinh lực, sinh thành, sinh khí, sinh vật, sinh tố, sinh lí, giáng sinh, bẩm sinh, hi sinh, sinh tử, dưỡng sinh.

 

a. “Trùng sinh”: mang nghĩa là sống lại ngay kiếp này một lần nữa.

b.

“Sinh” trong “Trùng sinh”

“Sinh” trong “sinh tử”

_ Mang nghĩa là sinhh ra, đẻ ra

_ Mang nghĩa là sống, từ trái nghĩa với chết.

 

c.

Sinh (Trùng sinh)

Sinh (Vào sinh ra tử)

+ Bẩm sinh

+ Sản sinh

+ Sơ sinh

+ Song sinh

+ Sinh kế

+ Dưỡng sinh

+ Sinh kế

+ Sinh học

+ Sinh lực

+ Sinh mệnh

+ Sinh khí

+ Sinh vật

+ Sinh tồn

+ Sinh động

+ Sinh hoạt

+ Hi sinh

+ Sinh tử

+ Dưỡng sinh

 

 

 

5. Chỉ ra các từ dùng sai trong câu dưới đây và sửa lại cho đúng

 

Mẹ Tấm chết, người cha tái giá với một người đàn bà khác, sinh ra Cám..

_ Từ ngữ dùng sai ngữ cảnh “tái giá”

+ “Tái giá” chỉ người đàn bà có chồng chết và muốn đi thêm bước nữa.

è Sửa: Mẹ Tấm chết, người cha lấy một người đàn bà khác, sin ra Cám.

0