02/06/2017, 13:29

Soạn bài Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học

Soạn bài Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học I. Kiến thức cơ bản _ Muốn đọc hiểu một văn bản văn học, trước tiên ta phải dựa vào ngữ cảnh của văn bản, ngữ huống của văn bản văn học đó. Qua đó ta sẽ xác định được ý nghĩa của tác phẩm văn học. + Ngữ cảnh: Là những tình huống cụ thể xuất ...

Soạn bài Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học I. Kiến thức cơ bản _ Muốn đọc hiểu một văn bản văn học, trước tiên ta phải dựa vào ngữ cảnh của văn bản, ngữ huống của văn bản văn học đó. Qua đó ta sẽ xác định được ý nghĩa của tác phẩm văn học. + Ngữ cảnh: Là những tình huống cụ thể xuất hiện trong tác phẩm văn học + Ngữ cảnh văn hóa là hoàn cảnh kinh tế xã hội, chính trị vào thời điểm mà văn bản được sáng tác. + Ngữ cảnh văn bản quy định ý nghĩa và giá trị của ...



I. Kiến thức cơ bản

_ Muốn đọc hiểu một văn bản văn học, trước tiên ta phải dựa vào ngữ cảnh của văn bản, ngữ huống của văn bản văn học đó. Qua đó ta sẽ xác định được ý nghĩa của tác phẩm văn học.
+ Ngữ cảnh: Là những tình huống cụ thể xuất hiện trong tác phẩm văn học
+ Ngữ cảnh văn hóa là hoàn cảnh kinh tế xã hội, chính trị vào thời điểm mà văn bản được sáng tác.
+ Ngữ cảnh văn bản quy định ý nghĩa và giá trị của các thành phần tạo nên văn bản.

1. Thế nào là đọc- hiểu một văn bản văn học?
Đọc- hiểu một văn bản văn học là quá trình mà độc giả không chỉ đọc để nắm bắt được ngôn từ, câu cú của văn bản mà còn thông qua hệ thống ngôn ngữ ấy có thể hiểu được hình tượng, khám phá ra những tâm tư tình cảm, những bài học triết lí mà các nhà văn, nhà thơ gửi gắm qua các tác phẩm văn chương của mình.
_ Đọc – hiểu một văn bản văn học cũng chính là cơ sở để người học nhận thức được đặc trưng của một thể loại, qua đó thì biết cách đọc những tác phẩm khác có cùng thể loại.

2. Phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học

+ Vận dụng những hiểu biết về Tiếng việt như: từ, câu, các biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, so sánh nhân hóa… để hiểu ngôn từ trong các tác phẩm văn học ấy.
+ Có kiến thức về lí luận văn học để có thể lí giải các hình tượng, để có thể hiểu một cách chi tiết hơn về văn bản
+ Nắm vững nội dung và nghệ thuật của văn bản ấy.

II.Luyện tập
1.  Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

“ Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

-> Khổ thơ cuối của bài thơ Tây Tiến thể hiện được những lí tưởng thật đẹp của những người chiến sĩ, đó là lí tưởng xả thân vì quê hương, vì đất nước:
+ Những người lính ra đi là không hẹn ngày về, họ nhận thức được sự khốc liệt của cuộc chiến tranh, đó là cuộc chiến đấu mất còn. Vì vậy mà ra đi không lời hẹn  ước lại thể hiện được tầm vóc trong tâm hồn của những người lính, họ ra đi là xác định cống hiến hết mình cho quê hương, cho dân tộc.
+ Đường lên Tây Bắc thăm thẳm, đây có thể là ý nghĩa tả thực những con đường khúc khuỷu, ngoằn nghèo lên Tây Bắc của những người lính Tây Tiến. Nhưng đặt trong mối liên hệ với khổ thơ, ta còn thấy đường lên thăm thẳm ở đây chính là chỉ con đường đấu tranh của những người lính vẫn còn vô vàn những khó khăn, sự khốc liệt của nó bất cứ lúc nào cũng có thể làm cho những người lính ra đi về nơi đất mẹ “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”.
+ “Mùa xuân ấy” ta có thể hiểu là mùa xuân năm 1947, thời điểm mà binh đoàn Tây Tiến được thành lập.
+ Hai câu thơ cuối như thể hiện sự hoài niệm của những người chiến sĩ đối với phần tuổi trẻ của chính mình.
+ Đó là tuổi trẻ của những khát khao dâng hiến, kể cả khi không còn nữa thì phần hồn sôi nổi, quyết tâm ấy vẫn hướng về cách mạng, hướng về độc lập cho đất nước, quê hương.

2. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:

“ Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua mà lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

-> Đoạn thơ thể hiện được tình cảm gắn bó cùng tình yêu thiết tha của nhà thơ Chế Lan Viên đối với vùng đất Tây Bắc gắn liền suốt những năm tháng chiến đấu:
+ Nhớ về những ngôi làng bản, nhớ về núi rừng hùng vĩ của vùng đất hoang sơ mà hiểm trở. Sở dĩ chúng trở thành kỉ niệm bởi nó gắn liền với con người và vùng căn cứ địa của Cách mạng.
+ Nhấn mạnh về quy luật của tình cảm, sự gắn bó tạo thành những tình yêu thương da diết mà khi phải xa rời mới có thể cảm nhận được trọn vẹn nhất.
+ Khi ở thì mảnh đất cũng chỉ là nơi ta sinh sống, là những thứ vật chất trong tự nhiên, không có ấn tượng gì đặc biệt.
+ Nhưng khi đi xa, rời bỏ nó thì bao kỉ niệm ùa về, mảnh đất không vô tri vô giác trong tưởng tượng của nhà thơ bỗng trỗi dậy mạnh mẽ trở thành những miền kí ức da diết nhất, gắn bó nhất.

0