02/06/2017, 13:27

Soạn bài Tấm Cám lớp 10

Soạn bài Tấm Cám lớp 10 I. Tìm hiểu chung 1. Truyện cổ tích là gì ? – Truyện cổ tích là một tác phẩm tự sự dân gian, truyện mang đậm tính hư cấu. Truyện kể về các nhân vật được hư cấu như : thần tiên, yêu quái, yêu tinh, ông bụt, nàng tiên, người khổng lồ, nàng tiên cá, người lùn, người tí ...

Soạn bài Tấm Cám lớp 10 I. Tìm hiểu chung 1. Truyện cổ tích là gì ? – Truyện cổ tích là một tác phẩm tự sự dân gian, truyện mang đậm tính hư cấu. Truyện kể về các nhân vật được hư cấu như : thần tiên, yêu quái, yêu tinh, ông bụt, nàng tiên, người khổng lồ, nàng tiên cá, người lùn, người tí hon hay những người có phép thuật lạ …vv – Truyện cổ tích được chia làm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích về các văn hóa sinh hoạt của đời ...


I. Tìm hiểu chung
1. Truyện cổ tích là gì ?

– Truyện cổ tích là một tác phẩm tự sự dân gian, truyện mang đậm tính hư cấu. Truyện kể về các nhân vật được hư cấu như : thần tiên, yêu quái, yêu tinh, ông bụt, nàng tiên, người khổng lồ, nàng tiên cá, người lùn, người tí hon hay những người có phép thuật lạ …vv
– Truyện cổ tích được chia làm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích về các văn hóa sinh hoạt của đời sống. Trong đó truyện cổ tích thần kì chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng cổ tích xưa.

2. Đặc trưng của truyện cổ tích

– Có các yếu tố thần kì với sự xuất hiện của các nhân vật như: thần tiên, yêu quái với những phép biến hóa kì ảo…
– Kết cấu truyện thống nhất, có những kết cấu chung đó là: nhân vật chính trải qua những chẳng đường khó khan hoạn nạn, thử thách, kết quả luôn là một kết thúc có hậu. Các nhân vật chính đều xuất thân là một người dân bình thường.
– Sự đấu tranh giữa tốt và xấu, thiện và ác.

3. Truyện Tấm Cám tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích thần kì

Truyện kể về sự đấu tranh giữa thiện và ác. Mẹ con nhà Cám đại diện cho những cái xấu xa, tàn ác, luôn có ý tranh giành chiếm đoạt những gì của Tấm. Còn Tấm là một cô gái dịu dàng, hiền hậu tượng trưng vẻ đẹp của cái thánh thiện. Tấm luôn phải chịu tủi cực, ganh ghét, đố kị của mẹ con nhà Cám và bị đối cử hết sức tệ bạc.Thế nhưng bằng sức sống mãnh liệt, ý trí Tấm đứng lên đấu tranh và điều tốt đẹp luôn đứng về phía lẽ phải, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác.


II. Tìm hiều nội dung


Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào ( lưu ý đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, khung cửi).

Truyện kể về mẫu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, xung đột ấy được diễn ra từ đầu cho tới cuối truyện. Sự ganh ghét đố kị giữa Tấm và Cám mâu thuẫn của hai chị em cùng cha khác mẹ, giữa Tấm và mẹ Cám đó là mẫu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng.Tấm luôn là người chịu thiệt thòi từ khi mẹ Tấm mất sớm, cha Tấm đi thêm bước nữa – vợ thứ hai là mẹ Cám một mụ đàn bà xấu xa cả vê bề ngoài lẫn tâm địa bên trong.Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả đi mò cua bắt ốc, làm hết những công việc trong nhà trong khi đó hai mẹ con Cám suốt ngày chỉ ăn chơi, chải chuốt.Đến chi tiết “ cái yếm đỏ” thể hiện vật chất và hình ảnh “ con cá bống” là người bạn duy nhất của Tấm để giãi bày tâm sự, đó là người bạn tinh thần mà Tấm có, ấy thế mà tất cả đều bị mẹ con Cám lừa gạt chiếm đoạt. Và đến chi tiết mẹ con Cám làm đủ mọi chuyện để ngăn cản không cho Tấm đi chơi hội là việc trộn lẫn hết thóc và gạo. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt cho đến khi Tấm trở thành vợ Vua, sự ganh ghét đố kị đã chuyển sang thành ý muốn tiêu diệt giết chết Tấm của mẹ con nhà Cám. Bằng sức mạnh ý trí, sự vùng dậy của sự sống từ một cô gái có không có phản kháng đến phản kháng yêu ớt rồi trở thành hành động phản kháng quyết liệt đấu tranh lại không chịu áp bức, bất công.Cuối cùng Tấm đã giành lại được hạnh phúc và những gì mình đáng có.

Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

Quá trình biến hóa của Tấm: Tấm sau cái chết đầu tiên do mẹ con Cám hãm hại biến thành chim vàng anh -> cây xoan đào -> khung cửi -> quả thị .
Tấm sau những lần hóa thân thành đồ vật, cây cối, loài vật thì cuối cùng Tấm đã hóa kiếp lại trở thành một cô gái xinh đẹp.Tác giả dân gian đã cho Tấm hóa kiếp 4 lần cách diều ấy nói lên quan niệm của người xưa khi chết đi không phải là hết là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại.Ngoài ra còn minh chứng được rằng sức sống mãnh liệt không gì có thể hủy hoại được nó. Những người lương thiện luôn được hưởng may mắn và hạnh phúc. Cuối cùng Tấm đã được sống hạnh phúc, đúng như mong muốn của người xưa luôn luôn muốn một kết thúc có hậu, không để bất công cho những con người lương thiện.

Câu 3: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?

Mâu thuẫn được đặt ra ngay đầu câu truyện đó là mâu thuẫn giữa cái thiện và ác. Chinh vì vậy không thể dung hòa giữa thiện và ác, tất lẽ phải có một bên chiến thắng mà theo quan niệm xưa “ ở hiền gặp lành” “ ác gải ác báo” vậy nên hành động đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm là đúng theo quy luật. Mà không chỉ vậy chính mẹ con nhà Cám đã hết lần này đến lần khác hãm hại Tấm, bởi vậy hành động trả thù ấy của Tấm không chỉ hành động trả thù mà đó cũng chính là hành động sinh tồn – muốn tồn tại phải đấu tranh.

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện ( Tấm và mẹ con Cám đại diện cho cá lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội ?)

– Mâu thuẫn thuẫn trong gia đình: dì ghẻ và con chồng.
– Mâu thuẫn xã hội: thiện và ác.

0