06/06/2017, 19:42

Soạn bài ôn tập về dấu câu

SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Dấu cuối câu Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cám thán. Các loại dấu câu này dùng đế đánh dấu kết thúc câu. Ví dụ: - Trời đang mưa to. (Dấu chấm ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Dấu cuối câu Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cám thán. Các loại dấu câu này dùng đế đánh dấu kết thúc câu. Ví dụ: - Trời đang mưa to. (Dấu chấm - câu trần thuật) - Bạn đang đọc gì đấy? (Dấu chấm hỏi - câu nghi vấn) - Tôi hôi hận lắm! (Dấu chấm than - câu cảm thán) b. Dấu trong câu Dấu phẩy ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Dấu cuối câu

Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cám thán. Các loại dấu câu này dùng đế đánh dấu kết thúc câu. Ví dụ:

- Trời đang mưa to. (Dấu chấm - câu trần thuật)

- Bạn đang đọc gì đấy? (Dấu chấm hỏi - câu nghi vấn)

- Tôi hôi hận lắm! (Dấu chấm than - câu cảm thán)

b. Dấu trong câu

Dấu phẩy dùng đế đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thế là:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ: Đằng đông, ông mặt trời đang từ từ nhô lên. (Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giừa thành phần phụ trạng ngữ và thành phần chính của câu)

+ Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

Ví dụ: Dòng sông quê tôi xanh biếc, hiền hoà. (Dâu phẩy đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ trong thành phần vị ngữ của câu)

+ Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.

Ví dụ: Lan, một học sinh giỏi của lớp, tự tin đứng dậy trả lời câu hỏi của cô. (Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa từ Lan và bộ phận chú thích một học sinh giỏi của lớp)

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.

Ví dụ: Lắm khi em cũng nghĩ nồi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. (Câu ghép có ba vế được đánh dấu bằng các dấu phẩy)

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Dâu câu có vai trò quan trọng. Nếu đặt dấu câu sai sẽ làm cho câu văn không trong sáng, thiếu rõ ràng, khó hiểu, thậm chí gây ra nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu nhầm.

Ví dụ: Câu phán của quan xử kiện "Cho về nhà ở với chồng cũ không được lấy chồng mới.” (trong truyện tiếu lâm Việt Nam), do không đặt dấu phẩy nên có thể hiểu theo hai cách khác nhau: “Cho về nhà ở với chồng củ / không dược lấy chồng mới.” và “Cho về nhà ở với chồng củ không được / lấy chồng mới.”

- Ngoài tác dụng cú pháp, dấu câu giúp người đọc hiểu đúng nghĩa của câu, dấu câu còn có tác dụng tu từ. Chẳng hạn, dấu phẩy trong trường hợp sau có tác dụng tạo nhịp điệu, nhấn mạnh nội dung cần truvền đạt:

Cối xay tre nặng nề quay, nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới)

 

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hỢp trong đoạn văn sau đây: ...

Gợi ý:

Dấu chấm đặt sau các tố hợp từ:

- ... bên bờ sông Lương.

- ... còn trần trụi đen xám.

- ... đã đến.

- ... những mái nhà tỏa khói.

- ... bụi mưa trắng xóa.

2. Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào làm chưa đúng không? Vì sao?

Gợi ý:

- Chưa? Dấu chấm hỏi này không đúng, vì đây là câu trần thuật.

Sửa lại là: Chưa.

- Nếu tới đó... như vậy? Dấu chấm hỏi này không đúng, vì đây là câu trần thuật. Sửa lại là: Nếu tới đó... như vậy.

3. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp.

Gợi ý:

- Câu thứ nhất đặt dấu chấm than ở cuối. Vì đây là câu cảm thán.

- Câu thứ hai có thế dùng dấu chấm than hoặc dâu chấm. Vì đây là câu cầu khiến mang sắc thái tình cảm.

- Câu thứ ba không đặt dấu chấm than. Vì đây là câu trần thuật.

4 + 5. (Các em tự làm). 

 

BÀI TẬP NÂNG CAO

• ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Bài 31)

1. Đoạn văn sau dãy dã cố ỷ xoá một số dấu câu. Em hãy vận dụng kiến thức về dấu câu đã học để khôi phục lại các dâu câu đã bị xoá.

Tôi giật sững người Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi tôi hoàn hảo đến thế kia ư. Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì... (Tạ Duy Anh)

Gơi ý:

Khôi phục lại dấu câu đã bị xoá:

Tôi giật sững người. Chẳng hiếu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

2. Đặt dâu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

- Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước.

- Sáng hôm ấy băng chiếc xe máy cũ bố tôi đã chạy về thăm bà nội bị ốm.

- Bác Tâm mẹ của Nam đang chăm chú làm việc.

- Ngày xưa có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm phải tự đùm bọc nuôi nhau.

- Họ hàng nhà cò nhà diệc nhà bồ nông đến ăn ở khúc sông dập dìu tôm cá.

Gợi ý:

Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu:

- Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

- Sáng hôm ấy, bằng chiếc xe máy cũ, bố tôi đã chạy về thăm bà nội bị ốm.

- Bác Tâm, mẹ của Nam, đang chăm chú làm việc.

- Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ mất sớm, phải tự đùm bọc nuôi nhau.

- Họ hàng nhà cò, nhà dỉệc, nhà bồ nông đến ăn ở khúc sông dập dìu tôm cá.

3. Một bạn học sinh chép lại bài học sau nhưng quên đánh dấu phẩy. Em hãy làm việc này giúp bạn. 

Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ phủ kín cả hai vai xõa xuống ngực xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng và như những đóa hoa cũng dịu dàng rực rỡ đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười hai con ngươi đen sầm nở ra long lanh dịu hiền khó tả đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp vui tươi. Mặc dù trên đôi má ngâm ngăm đả có nhiều nếp nhăn khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn còn tươi trẻ. (M. Go-rơ-ki - TV 5, t.1, GD, 2006)

Gợi ý:

Đánh dấu phẩy:

Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống dầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trẽn tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, dầy nhựa sông. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi den sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, vui tươi. Mặc dù trên đôi má ngăm ngâm dã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn còn tươi trẻ.

 
0