06/06/2017, 19:42

Học vấn cỏ chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào

Đề bài: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn cỏ chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bài làm Văn học thế giới đã ca ngợi rất nhiều tấm gương vượt qua gian khố để rèn luyện, học tập. Từ thế kỉ XVI, Tây du kí — một trong những tác phẩm kinh điển nhất ...

Đề bài: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn cỏ chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bài làm Văn học thế giới đã ca ngợi rất nhiều tấm gương vượt qua gian khố để rèn luyện, học tập. Từ thế kỉ XVI, Tây du kí — một trong những tác phẩm kinh điển nhất của văn học Trung Quốc ra đời với sự xuất hiện của Tôn Ngộ Không - con khỉ đá ngỗ nghịch nhưng dám quỳ suốt nhiều năm trong mưa tuyết để “tầm sư học đạo”. Phải chăng qua hình ...

Đề bài: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: .

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Bài làm

Văn học thế giới đã ca ngợi rất nhiều tấm gương vượt qua gian khố để rèn luyện, học tập. Từ thế kỉ XVI, Tây du kí — một trong những tác phẩm kinh điển nhất của văn học Trung Quốc ra đời với sự xuất hiện của Tôn Ngộ Không - con khỉ đá ngỗ nghịch nhưng dám quỳ suốt nhiều năm trong mưa tuyết để “tầm sư học đạo”. Phải chăng qua hình tượng Tôn Hành Giả, Ngô Thừa Ân đã nhắc nhơ con người sự cần thiết và tầm quan trọng của học vấn? Còn ở nước Anh xa xôi có anh chàng Rô-bin-xơn Cru-xô trong tiểu thuyết cùng tên của Đi-phô nhờ có tri thức về các môn khoa học, về trồng trọt, chăn nuôi,....mà đã sống được trên đảo hoang suốt hai mươi tám năm trời để rồi trở về trong sự ngạc nhiên, khâm phục của mọi người... Rô-bin-sơn nhờ có học vấn mà sống sót được và trở thành một trong những hình tượng bất hủ về tầm vóc, sức mạnh và trí tuệ của con người, ở Hi Lạp, từ xa xưa người ta đã đúc kết nên một câu ngạn ngữ chính xác về bản chất của học vấn: “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”.

Câu ngạn ngữ cho ta thấy ý nghĩa của tri thức và quá trình tích lũy tri thức của con người. Từ “đắng ngắt” cho đến “ngọt ngào” là cả một quá trình dài với nhiều gian truân, vất vả. “Chùm rễ” kia là cái gốc, là bước khởi đầu cho cả một con đường gian nan, vất vả đi tìm học vấn, đi tìm tri thức của nhân loại. “Muốn biết phải hỏi, muôn giỏi phải học”, trên trái đất này hàng nghìn năm qua, từ nền văn minh cổ đại cho đến nay, không một vĩ nhân nào thành danh mà lại không có học vấn. Một nhà bác học được người ta kính phục vì đầu óc ông ta chứa đựng nhiều kiến thức hơn người bình thường, những kiến thức đó có khả năng cải tạo thế giới, tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp, văn minh. Chính học vấn và tri thức đã trở thành sức mạnh giúp con người tiến xa hơn trong nấc thang tiến hoá và giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng được cải thiện hơn. Như vậy, có thế nói học vấn có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, đặc biệt là trong một xã hội văn minh, hiện đại.

Nhưng học tập là một con đường rất dài và vô vàn khó khăn, kẻ nào không có đủ ý chí và nghị lực để vượt qua sẽ gục ngã và bị tụt lại phía sau. Tri thức thì vô cùng mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn. Thu nhận tri thức là một quá trình lâu dài và vất vả. Trên con đường học vân, lòng quyết tâm cũng như khả năng chiến thắng nhưng ham muốn cá nhân, sự nản lòng,... là rất quan trọng. Liệu những con số tính toán, những con chữ, những thách đ của khoa học,... có đủ sức giừ được chân ta trước nhừng thú vui hấp dẫn đang gọi mời? Điều đó tuỳ thuộc ý chí, nghị lực và bản lĩnh cũng như niềm say mê học tập của bạn. Chĩ cần một chút nản lòng trên con đường học vấn, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

Bể học vô cùng, ta không thế một sớm, một chiều là thu nhận được tất cả. Tích lũy tri thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi con người phải cần mẫn góp nhặt, thu lượm từng chút một. Mỗi ngày học một ít, dần dần tích luỹ lại, cứ thế vốn tri thức của con người sẽ được nâng cao dần lên. Việc học không phải chỉ diễn ra trong mấy ngày, mấy năm mà kéo đài suốt cả cuộc đời một con người. Khi nào bạn không còn muôn và không chịu học nữa, bạn sẽ bị đào thải. Cũng cần khẳng định rằng việc học không chỉ diễn ra ở trường lớp với sự hướng dẫn của thầy cô giáo mà bạn phải học ở mọi lúc, mọi nơi; học ở bạn bè, người thân, học ở những người xung quanh, học từ cuộc sống và do đó việc tự học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Rất nhiều vĩ nhân đã thành danh nhờ tự học và chĩ có nhờ tự học con người mới có thê thực hiện được phương châm học ở mọi lúc mọi nơi; học suốt đời.

Ngày nay chất ra-đi-um và tia X có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và khoa học kỹ thuật. Chính những phát minh đó đã đưa Ma-ri Quy-ri trở thành nhà nừ bác học đoạt giải Nô-ben đầu tiên thế giới. Đế đạt được thành tựu ấy, người phụ nữ Ba Lan này đã phải vượt qua bao sóng gió đế tới nước Anh xa xôi — nơi bà có thêm điều kiện nghiên cứu và tự học. Bà đả hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì khoa học. Còn ở đất nước Việt Nam chúng ta, hẳn không ai quên “bông sen trong giếng ngọc” Mạc Đĩnh Chi - chú bé nghèo bắt đom đóm làm đèn học, vượt qua bao nỗi mặc cảm, miệt mài dùi mài kinh sử đế có ngày đỗ bảng vàng vinh quy bái tổ, trở thành “Lường quốc trạng nguyên”... Ngày nay, khắp nơi trên đất nước Việt Nam ta còn có biết bao nhiêu tấm gương người nghèo hiếu học và cuối cùng họ đâ chạm được tay vào đĩnh vinh quang.

Quả thật học vấn là một “chùm rễ đắng ngắt” bởi đế đạt được nó con người phải nếm trải biết bao nhọc nhằn, cay đắng và đôi khi phải trả giá cho cả những sai lầm, ngộ nhận. Dù chùm rễ của học vấn có đắng tới đâu thì con người vẫn phải nếm trải nếu muốn có hoa quả ngọt ngào. Chùm rễ ấy chính là cái gốc, là điều kiện đầu tiên để ta có thể thành công và vững bước trên đường đời. Sau bao nhiêu năm học tập miệt mài vất vả, những kiến thức mà ta thu nhận được dù chỉ như một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước trong đại dương học thức nhưng điều quan trọng là với vốn kiến thức ấy, chúng ta có khả năng đảm bảo cho cuộc sống của chính mình, có khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, có quyền tự hào về những gì mình đã đạt được. Xã hội đang phát triển từng ngày, con người hiện đại càng phải luôn luôn có ý thức nâng cao học vấn để theo kịp tốc độ phát triển của thè giới. Học tập vì tương lai của mình và vì công cuộc xây dựng đất nước không chỉ là một khấu hiệu. Nó thực sự là điều kiện tiên quyết, tất yếu đóng vai trò quyết định tương lai của mỗi người.

Đã qua 10 năm em ngồi trên ghế nhà trường, trải qua thực tế, em cũng đã thấu hiểu phần nào vị đắng của chùm rễ học vấn. Nhưng không chỉ em mà hàng triệu học sinh khác vần luôn tự nhủ phải cố gắng học tập vì có học vấn mới có tương lai.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi các khoa học chuyên ngành có mối quan hệ chặt chẽ, quan niệm về học vấn được mở rộng hơn. Học vấn không phải chỉ là văn thơ, là kinh sử, là tri thức khoa học mà còn bao gồm nhiều vấn đề văn hoá, xã hội... Học vấn là vô cùng nhưng để đạt được thành công trong một lĩnh vực chuyên sâu nào đó, con người cũng cần am hiểu kiến thức về các lĩnh vực liên quan - cái mà ngày nay người ta gọi là phông văn hoá. Chẳng hạn một hoạ sĩ vẽ chân dung nổi tiếng ngoài tài năng vốn có và tri thức về hội hoạ thì cần có hiếu biết về nhân chủng học, nhân trắc học,... mà điều ấy hầu như chĩ có thế đạt được bằng con đường học tập.

“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn) và vì thế “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”. Nhờ có học vấn mà con người tồn tại và ngày càng phát triển, làm chủ thế giới. Nhờ có học vấn mà một người vô danh có thể trở thành một vĩ nhân. Chùm rễ đắng của học vấn giúp con người có được những hoa trái ngọt ngào. Câu ngạn ngữ của người Hi Lạp đã đúc kết một quan niệm đúng đắn về học vấn, nó giúp em có thêm nghị lực, quyết tâm đế’ đi tiếp con đường học tập đầy vất vả chông gai đế rồi có thể trong tương lai, em sẽ nhận được những hoa trái ngọt ngào của chiến thắng và thành công.

0