06/06/2017, 19:42

Trên bước đường thành còng không có dấu chăn của kẻ lười biếng của Lỗ Tấn

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Trên bước đường thành còng không có dấu chăn của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn) I. GỢI Ý. Đề bài yêu cầu giải thích được ý nghĩa của câu nói. Để có được thành quả con người cần phải cố gắng. Và con người sẽ không gặt hái được gì nếu như không lao động, không tự nỗ ...

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Trên bước đường thành còng không có dấu chăn của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn) I. GỢI Ý. Đề bài yêu cầu giải thích được ý nghĩa của câu nói. Để có được thành quả con người cần phải cố gắng. Và con người sẽ không gặt hái được gì nếu như không lao động, không tự nỗ lực vươn lên. Người viết cần đưa ra những dẫn chứng đế chứng minh cho ý nghĩa cua câu nói và rút ra những trải nghiệm của bản thân. II. LẬP DÀN Ý 1. Mở bài - Sự nỗ lực, chăm ...

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Trên bước đường thành còng không có dấu chăn của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)

I. GỢI Ý.

Đề bài yêu cầu giải thích được ý nghĩa của câu nói. Để có được thành quả con người cần phải cố gắng. Và con người sẽ không gặt hái được gì nếu như không lao động, không tự nỗ lực vươn lên. Người viết cần đưa ra những dẫn chứng đế chứng minh cho ý nghĩa cua câu nói và rút ra những trải nghiệm của bản thân.

II. LẬP DÀN Ý

1. Mở bài

- Sự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù của bản thân là một điều quan trọng để dần tới thành công trong công việc, trong cuộc đời mỗi con người.

- Bằng những trải nghiệm của bản thân, Lỗ Tấn đã đưa đến cho chúng ta một câu châm ngôn thật ý nghĩa: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Đường thành công: Đề chỉ con đường đi đến những vinh quang, đến những kết quả tốt đẹp.

- Dấu chân kẻ lười biếng: chỉ sự lười biếng, không chăm chỉ, không bỏ ra công sức, không chịu nỗ lực làm việc. 

- Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định một điều vô cùng có ý nghĩa trong đời sống: Con người không thê thành công, nếu không có sự nỗ lực của bản thân và ngược lại sự thành công của mỗi người đều do sự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù của chính mình quyết định.

- Đâv là ý kiến đúng đắn. Bởi Lỗ Tấn đã trải qua và chứng kiến sự thành công, thất bại của nhiều người và còn của chính ông.

b. Tác hại của lười biếng

- Con người sẽ không hoàn thành được công việc, không đạt được đích mà mình hướng tới, không bao giờ chạm tay được đỉnh vinh quang.

- Khi con người lười biếng sẽ trở nên thụ động, dựa dẫm trong nhừng công việc của mình.

- Những con người lười biếng, không chịu lao động hay nghĩ đến hưởng thụ, đòi hỏi. Trở thành những kẻ vô ích của xã hội.

c. Trải nghiệm của bản thân

- Mỗi vinh quang cần phải dược trả giá bằng mồ hôi, nước mắt. Không có ngọt ngào nào mà không có những đắng cay. Vì thế, con người luôn phải biết tự nỗ lực, chăm chỉ, cần cù trong cuộc sống.

- Sự thành công của con người đôi khi không phải là những điều to lớn mà chỉ là những bình dị, giản đơn trong cuộc sống. Cho nên, đôi khi ta phải hài lòng với những thành công nho nhỏ của mình đề có động lực cố gắng hơn.

- Người học sinh luôn phải biết cần cù, siêng năng trong học tập.

3. Kết bài

Lỗ Tấn đã đem đến cho chúng ta một bài học quý trong cuộc sống: Con đường thành công chỉ thật sự đón chào những ai biết trân trọng, biết nỗ lực phấn đấu.

0