06/06/2017, 19:42

Soạn bài tổng kết văn học lớp 9

SOẠN BÀI TỔNG KẾT VĂN HỌC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. HS hệ thống hoá các kiến thức về tác phẩm đã học và đọc thêm trong CT Ngữ vănTHCS. 2. Bước đầu hình thành tri thức sơ giản về ncn văn học Việt Nam: các bộ phận, các thời kỳ lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật. Củng cố và hệ thống hoá ...

SOẠN BÀI TỔNG KẾT VĂN HỌC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. HS hệ thống hoá các kiến thức về tác phẩm đã học và đọc thêm trong CT Ngữ vănTHCS. 2. Bước đầu hình thành tri thức sơ giản về ncn văn học Việt Nam: các bộ phận, các thời kỳ lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật. Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Đọc, hiểu đúng các tác phẩm trong CT. 3. Ròn luyện kĩ năng tổng hợp, hộ ...

SOẠN BÀI TỔNG KẾT VĂN HỌC

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. HS hệ thống hoá các kiến thức về tác phẩm đã học và đọc thêm trong CT Ngữ vănTHCS.

2. Bước đầu hình thành tri thức sơ giản về ncn văn học Việt Nam: các bộ phận, các thời kỳ lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật. Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Đọc, hiểu đúng các tác phẩm trong CT.

3. Ròn luyện kĩ năng tổng hợp, hộ thống hoá.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Vai trò vị trí của nền văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc:

- Văn học Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc, làm nên đời sống tinh thần của đất nước và phản chiếu tâm hồn tư tưởng tính cách, cuộc sống của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam

1. Văn học dân gian

- Hoàn cảnh ra đời: trong đời sống lao động, đấu tranh xã hội.

- Đối tượng sáng tác: chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới; văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.

- Đặc tính: tính tập thể, truyền miệng, dị bản.

- Thể loại: phong phú (truyện, ca dao, dân ca, vè, câu đố, chèo,...); có văn hoá dân gian của các dân tộc (Mường, Thái, Chăm,...).

- Nội dung sâu sắc, gồm:

+ Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ.

+ Ca ngợi nhân nghĩa đạo lí.

+ Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn, gia đình,...

+ Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, có lòng lạc quan tin tưởng,...

2. Vãn học viết

- về chữ viết: sáng tác bằng cả chữ Hán, Nôm, chừ Quốc ngừ, Pháp ngữ (Ví dụ: các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc).

- về nội dung: bám sát cuộc sống biến dộng của mọi thời kì, thời đại.

+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiên, đế quốc.

+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.

+ Ca ngợi lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.

+ Ca ngợi lao động.

+ Ca ngợi thiên nhiên.

+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, tình cha mẹ.

II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam

1. Từ thế kỷ X - thế kỷ XIX (Thời kì văn học trung đại)

Các triều đại phong kiến cơ bản giữ được nền dộc lập tự chủ.

- Văn học yêu nước chống xâm lược (Lý - Trần - Lê - Nguyền) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyen Đình Chiểu.

- Văn học tố cáọ xã hội phong kiến thối nát và thể hiện khát vọng tự đo yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyen Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...).

2. Từ đầu thế kỷ XX - 1945 (Thời kì vãn học hiện đai)

- Văn học yêu nước 30 năm đầu thê kỷ (trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đơi): Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyền Ái Quốc (ở nước ngoài).

- Sau 1930 - 1945:xu hương hiện đại vơi văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (Tắt (lèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...).

3. Từ 1945 - 1975: (sau 1945)

- Văn học viết về kháng chiên chống thực dân Pháp: Đồng chí, Đêm nay Bac-khanh ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

- Văn học viết vồ kháng chiên chông Mỹ: Bài thơ về tiếu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Những ngôi sao xa xôi,...

Lưu ý, sau 1945:

- Văn học viết về chiến tranh thiên về hồi ức, kỉ niệm.

- Văn học viết về sự nghiệp xây dựng đất nước tập trung phản ánh quá ưình đổi mơi, và tự thân văn học cũng đổi mới.

III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam

1. Lòng yêu nước biểu hiện ờ tinh thần quyết tâm chiến dấu, dám hi sinh và xả thân vì nước; ở lòng căm thù giặc sâu sắc; ở tình cảm đồng chí, đồng đội và niềm tin chiến thắng.

2. Tinh thần nhân đạo: Lòng nhân đạo là tình yêu thương con người. Lòng yêu nước và tình yêu con người hoà quyện thành tinh thần nhân đạo Việt Nam (tố cáo bóc lọt, thông cảm với ngươi nghèo khổ, bênh vực quyền lợi con người - nhất là người phụ nữ; thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc...).

3. Sức sống bền bi và tinh thần lục quan:

- Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, qua lao dộng và đâu ưanh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu dựng gian khổ bền bỉ, mãnh liệt ưong cuộc sống đời thường và trong chiên tranh. Đó là nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng.

- Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dương từ trong cuộc sống, chiến đâu đầy gian khổ, hy sinh và cũng rất hào hùng, đó là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt Nam.

4. Tính thẩm mỹ cao: Tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn học nưđc ngoài, văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ nhưng đã có những tác phẩm vừa và nhỏ, chú trọng đến cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị (ca dao, tục ngữ, sử thi, tiểu thuyết).

IV. Sơ lược về một số thể loại văn học

1. Thể loại văn học là gì?

Gợi ý

Là sự thông nhất giữa nội dung, hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.

2. Có mấy loại hình sáng tác văn học, là những loại hình nào ?

Gợi ý

Sáng tác văn học có 3 loại hình: tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận.

3. Thể loại văn học có đặc điểm gì ? Cho ví dụ.

Gợi ý

Thể loại văn học vừa có tính ổn dịnh, vừa biến dổi trong lịch sử, vừa có tính chung của mọi nền văn học, lại mang tính đặc thù của mỗi nền văn học dân tộc.

4. Kể tên các thể loại chính cửa văn học dân gian Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn THCS, nêu định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại?

Gợi ý

- Thể loại văn học dân gian gồm 3 nhóm:

+ Các thể loại tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,... (SGK).

+ Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca.

+ Sân khấu dân gian: chèo, tuồng.

5. Tục ngứ thuộc thể loại nào?

Gợi ý

Một dạng đặc biệt của nghị luận. 

6. Tim trong các truyện cổ tích em biết những nhân vật thuộc loại: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.

Gợi ý

- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh.

- Nhân vật có tài năng đặc biệt: Thạch Sanh, ba anh tài,...

- Nhân vật xâu xí: Sọ Dừa, Hoàng tử Cóc,...

- Nhân vật ngốc nghếch: chàng Ngốc,...

7. Nguồn gốc của thơ trung đại Việt Nam?

Gợi ý

a. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc:

+ Thể cổ phong: tương đối tự do, vần không chặt chẽ, không tuân theo niêm luật, không hạn chế số câu, số chữ. Ví dụ: Côn Sơn Ca, Chinh phụ ngâm.

+ Thể Đường luật: viết theo luật đặt ra từ thời nhà Đường, quy định khá chặt chẽ về vần, thanh, đôi, về số câu, số chữ và câu trúc bài thơ. Có 3 dạng chính: bát cú (8 câu), tứ tuyệt (4 câu), trường luật ( 10 câu).

Ví dụ: Sông núi nước Nam (Thất ngôn tứ tuyệt)

Bạn đến chơi nhà (Thất ngôn bát cú)

Phò giá về kinh (Ngũ ngôn tứ tuyệt)

b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian:

- Thể lục bát (câu 6, câu 8): bản dịch Bải ca Côn Sơn.

- Thể song that lục bát: bản dịch Sau phút chia li .

8. Văn xuôi trung đại có các thể loại gì ? Kể cúc tác phẩm tiêu biểu của mỗi loại?

Gợi ý

Các thể văn xuôi ưung đại:

- Truyện kí, gồm:

+ Tuỳ bút: Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ).

+ Truyền kì: Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).

+ Chí: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).

- Truyện thơ Nôm: chủ yếu viết bằng thơ lục bát, xuất hiện từ thế kỳ XVII và phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVIII, XIX.

Có 2 loại:

+ Truyện thơ nôm bình dân: Truyện Lục Văn Tiên.

+ Truyện thơ nôm bác học: Truyện Kiều (đỉnh cao).

- Một số thể loại văn nghị luận: chiếu, biếu, hịch, cáo,... (không có mục đích văn chương nhưng một số tác phẩm có giá trị văn chương).

9. Văn học hiện đại cỏ những chuyến biến gì về thể loại so với văn học trung đại?

Gợi ý

Trong văn học hiện đại:

+ Các thể: cáo, hịch, chiếu,... không tồn tại.

+ Phóng sự xuất hiện.

+ Kịch nói phương Tây du nhập đầu thế kỷ XX.

+ Phê bình văn học: hoạt động độc lập.

+ Truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) có sự đổi mới sâu sắc về phương diện.

+ Tuỳ bút, ký: đổi mới.

+ Thơ hiện đại: vẫn tiếp lục thơ truyền thống: thơ lục bát, thơ 4 hoặc 5 chữ, nhưng thơ tự đo ngày càng nhiều. Tư tưởng, cảm xúc, phương thức biểu đạt, hình ảnh cấu trúc, ngôn ngữ thơ đều đổi mới.

10. Nói chung văn học hiện đại cỏ những đổi mới quan trọng về mặt thế loại như thế nào?

Gợi ý

Thể loại trong văn học hiện đại hết sức đa dạng, linh hoạt và luôn biến đổi theo hướng ngày càng tự do, không bị gò bó vào các quy tắc cô định, chủ thể được phát huy và sáng tạo.

11. Sự khác nhau trong cách trần thuật và cách xây dựng nhân vật của các truyện Bến quê, Lão Hạc với Chuyện người con gái Nam Xương và bài trích Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Gợi ý

- Bến quê và Lão Hạc đồ cập đốn vấn đề xã hội và con người, xây dựng nhân vật bằng nghệ thuật: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại nội tâm. Tính cách nhân vật bộc lộ qua những tình huống truyện, qua xung đột nhiều chiều.

- Thầy thuốc giỏi cốt nhất à tấm lòng và Chuvện người con gái Nam Xương. nhân vật xây dựng theo kiểu (mẫu) người ước lệ, tính cách không rõ ràng, thiên về trần thuật tâm trạng nhân vật, ít tình huống gay cấn, nhân vật thể hiện mục đích giáo huấn đạo lí của tác giả (nhân vật thường hoàn thiện).

0