02/06/2017, 13:19

Soạn bài Đò lèn của Nguyễn Duy lớp 12

Soạn bài Đò lèn của Nguyễn Duy lớp 12 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Duy là một nhà thơ đã có đóng góp trong việc làm mới thể thơ truyền thống. – Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và ...

Soạn bài Đò lèn của Nguyễn Duy lớp 12 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Duy là một nhà thơ đã có đóng góp trong việc làm mới thể thơ truyền thống. – Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, ...


I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả

– Nguyễn Duy là một nhà thơ đã có đóng góp trong việc làm mới thể thơ truyền thống.
– Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao…
– Ông được đánh giá cao trong những trang thơ lục bát, một thể thơ có thể coi là dễ viết nhưng để viết được hay thì không hề dễ dàng chút nào.
– Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

2. Tác phẩm.

– Bài thơ “ Đò lèn’ được Nguyễn Duy viết vào năm 1983, trong dịp ông trở về quê hương, nhớ lại những kỉ niệm tuổi ấu thơ bao niềm vui, nỗi buồn.
– Bài thơ được in trong tập “ Ánh trăng”.

II. Tìm hiểu văn bản


1. Người ta thường có xu hướng tạo ra hình ảnh thật đẹp đẽ về chính mình trong tuổi ấu thơ. Còn ở đây, tác giả đã thể hiện thời thơ ấu của mình như thế nào? Nét quen thuộc mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?

– Khi nhắc đến tuổi thơ hẳn ai cũng bồi hồi xúc động tưởng nhớ về một thời đẹp đẽ với bao kỉ niệm đã trôi qua. Một thời hồn nhiên ngây thơ, tâm hồn trong sáng bay theo những ước mơ màu hồng, Ai ai đang sống theo dòng chảy nhộn nhịp của cuộc sống bây giờ đều mong ước được trở về ngày đó để không phải lo nghĩ và vấn vương điều gì.

– Nhưng với Nguyễn Duy khi nhắc tới tuổi thơ là nhắc tới một thời kì cơ cực, nghèo đói do chiến tranh để lại nhưng không bởi vậy mà xóa đi kí ức tuổi thơ trong Nguyễn Duy mà nó hiện lên vẫn vừa tình cảm, tội nghiệp lại vừa đáng yêu, tinh nghịch, sự hồn nhiên của những đứa trẻ.

– Khác với những xu hướng tô đẹp cho kỉ niệm tuổi thơ thì Nguyễn Duy kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình một cách rất chân thật hết lòng.

– Nét mới trong thơ Nguyễn Duy chính việc Nguyễn Duy không chỉ kể những kỉ niệm đẹp mà ngay cả những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ ông cũng nhắc tới và nhắc tới một cách chân thực rất sinh động “ Ăn trộm nhãn chùa Trần”. Đó là một lỗi lầm nhưng lỗi lầm có thể tha thứ hơn nữa dưới ngòi bít của Nguyễn Duy khiến người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua.


2. Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng muôn vàn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi nghịch ngợm, sống lại trong kí ức thể hiện tình cảm gì trong lòng tác giả đối với bà khi đã trưởng thành?

– Hình ảnh người bà tần tảo nuôi đứa cháu mồ côi, đã hi sinh tất cả để che chở, nuôi dưỡng cháu thành người đã được Nguyễn Duy tái hiện lại thật xúc động.

– Hình ảnh người bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm giá lạnh, bán trứng gà Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng…

– Tất cả cho thấy một hình ảnh người bà sống cuộc sống cơ cực, tần tảo, hết lòng yêu thương cháu, bà đã hi sinh cả cuộc đời đến khi tuổi già để nuôi dưỡng cháu, lam lũ làm đủ mọi công việc nặng nhọc để kiếm cho cháu bát cơm sống qua ngày, rồi càng xúc động hơn khi chiến tranh khốc liệt bà vẫn chắt chiu từng phần của dong riềng cho cháu. Một tình thương yêu bao la mà Nguyễn Duy không thể tả hết được.

– Khi nhà thơ nghĩ về bà ngoại của mình đã thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà đối với mình cao cả như thế nào. Ông đã thể hiện tình yêu thương sự tôn kính và lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

– Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau đã muộn màng được Nguyễn Duy thể hiện qua câu thơ như nghẹn lòng:

“ Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”

– Câu thơ vang lên như tiếng khóc nức nở của một đứa cháu nhỏ khi đã xa quê hương đi chiến đấu đợi ngày chiến thắng trở về, ấy vậy mà không cả được nhìn lại bà lần nữa. Những giọt nước mắt đã lăn dài trên vòm má hao gầy của nhà thi sĩ, trái tim như bị thắt lại khi nhớ về bà ngoại của mình, giờ đây gương mặt bà chỉ còn hiện trong kí ức của ông và sẽ không bao giờ được gặp bà nữa. Nỗi đau ấy Nguyễn Duy không dấu được và đã nhỏ lệ trên những trang thơ của mình.

3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của Nguyễn Duy trong thơ để viết về tình bà cháu:

– Nguyễn Duy đã sử dụng thành những những thử pháp nghệ thuật như phép đối và phép so sánh đối chiếu đã tạo nên thành công to lớn trong những vần thơ của ông.

+ Sự đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực, lam lũ của người bà.

+ Sự đối lập giữa cuộc sống nghèo đói, gian khổ với tình yêu bao la rộng lớn của người bà đối với cháu.

+ So sánh tương đồng giữa hư và thực, giữa bà với Tiên, Phật, thần thánh.

+ So sánh tương phản giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh.

– Bằng giọng điệu, lời ca chân thành, thẳng thắn Nguyễn Duy đã tọa nên được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc về cuộc sống con người.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai lo den cua nguyen duy lop 12

soạn bài lò đèn của nguyễn duy lớp 12

0