24/05/2018, 15:10

Phim quảng cáo

(hoặc còn gọi hẹp là Quảng cáo truyền hình , theo thuật ngữ tiếng Anh là television advertisement hay television commercial -viết tắt TVad hay TVC- hoặc thường được gọi đơn giản là commercial hay advert) là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất ...

(hoặc còn gọi hẹp là Quảng cáo truyền hình , theo thuật ngữ tiếng Anh là television advertisement hay television commercial -viết tắt TVad hay TVC- hoặc thường được gọi đơn giản là commercial hay advert) là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất và phải trả phí bởi những tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.

Nguyên thủy những phim quảng cáo này được chiếu trên truyền hình (như tên gọi theo tiếng Anh) nhưng sau này dịch vụ này đã phát triển thành phim quảng bá trên các phương tiện truyền thông khác như các trang web tư nhân, trang web thương mại hoặc trang web dịch vụ (như Youtube, Yahoo) trên hệ thống mạng, hoặc chiếu trong những rạp hát (trước hoặc sau, đôi khi giữa phim chính), trong siêu thị, hoặc những nơi công cộng. Thu nhập từ quảng cáo là một phần quan trọng trong nguồn ngân sách của một mạng lưới truyền hình tư nhân, nay trong thời bùng nổ thông tin, quảng cáo ngày càng được phổ biến nhiều trên mạng và cũng là nguồn thu nhập lớn cho các trang web. Sự phong phú của phim quảng cáo ngày nay bao gồm những quảng cáo ngắn (brief advertising spot), có độ dài từ vài giây đến nhiều phút cũng như các chương trình quảng cáo cung cấp thông tin đặc biệt trong thời gian dài (infomercial) khác. Hình thức cũng được sử dụng phong phú từ những hoạt hình (animation), Flash trên web, đến phim video, phim nhựa.

Các phim quảng cáo này có thể do các tổ chức, đoàn thể (kinh doanh hoặc phi kinh doanh) sản xuất vì mục tiêu kinh doanh hoặc phi thương mại, phi lợi nhuận. Vì mục tiêu kinh doanh, người ta có thể quảng cáo mọi thứ sản phẩm, dịch vụ mà luật pháp cho phép. Vì mục tiêu phi kinh doanh, phi thương mại, người ta có thể quảng cáo cho các mục tiêu như chống hút thuốc, bảo vệ môi trường, tuyên truyền lợi ích công cộng, vận động từ thiện, cổ động bầu cử...

Tại Hoa Kỳ, các mục tiêu chính trị như chiến dịch tranh cử và các chính trị gia được phép dùng quảng cáo truyền hình và các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình. Hiệu quả của quảng cáo truyền hình dựa vào mạng lưới truyền hình công cộng đã rất thành công và phổ biến ở quốc gia này, người ta cho rằng một nhà chính trị sẽ không có khả năng giành được thắng lợi trong một chiến dịch bầu cử nếu không có quảng cáo truyền hình. Tuy nhiên, tại một số nước khác như Pháp, Nhật Bản việc này bị cấm.[cần dẫn nguồn]

Quảng cáo truyền hình được phát sóng lần đầu tại Mỹ vào lúc 14:29 ngày 1 tháng 7 năm 1942 sau khi quảng cáo thương mại trên truyền hình được Ủy ban Thông Tin Liên Bang (FCC hay Federal Communication Commission) chấp nhận trên nguyên tắc. Đó là đoạn phim mà công ty sảm xuất đồng hồ Bulova Watch đã trả 9 đôla cho New York City NBC chi nhánh của WNBT (hiện nay là WNBC) để có 20 giây lên hình trước một trận bóng rổ giữa hai đội Brooklyn Dodgers và Philadelphia Phillies. Nó chỉ có cảnh đơn giản là một chiếc đồng hồ Bulova nằm trên tấm bản đồ Mỹ, với một giọng nói đọc khẩu hiệu của công ty "America runs on Bulova time!" (Tạm dịch: Nước Mỹ chạy bằng thời gian của Bulova)

Rất nhiều quảng cáo truyền hình lôi cuốn người xem bởi phần âm nhạc (bài hát hoặc giai điệu) hoặc các cụm từ gây ấn tượng (catch-phrase) và dễ nhớ, cái sẽ còn đọng lại trong tâm trí người xem một thời gian dài sau khi chiến dịch quảng cáo đó kết thúc. Một vài nhạc nền hoặc các cụm từ dễ nhớ đó còn có thể có được sức sống riêng, trở thành câu cửa miệng hoặc những đoạn nhạc dạo “riff” và được sử dụng trong các loại hình truyền thông khác, như phim hài hoặc các show truyền hình nhiều kỳ, hay trong các loại hình truyền thông viết, ấn phẩm như tạp chí comic (hí họa) hay văn học. Những phần quảng cáo có sức sống lâu dài này còn có thể có chỗ đứng trong lịch sử văn hóa đại chúng của người dân nơi mà nó có sức ảnh hưởng. Một ví dụ tiêu biểu là cụm từ bất tử “Winston tastes good like a cigarette should” (Tạm dịch: Hương vị Winston ngon như một điếu thuốc lá cần có) từ chiến dịch quảng cáo dài 18 năm của hãng thuốc lá Winston từ những năm 50 đến những năm 70. Thậm chí hai thập niên sau khi chiến dịch quảng cáo này kết thúc, những dị bản của câu nói này và những phiên bản dựa trực tiếp vào nó vẫn còn đầy sức hấp dẫn. Ví dụ khác là câu “Where’s the Beef?” (Tạm dịch : Thịt bò đâu nhỉ ? được Walter Mondale dùng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã trở nên rất phổ biến sau đó. Hay như một cụm từ dễ nhớ nữa là “I’ve fallen and I can’t get up” (Tạm dịch : Tôi đã gục ngã và tôi không thể đứng dậy), đôi khi vẫn còn xuất hiện hàng thập niên sau lần đầu tiên nó được sử dụng.

Các hãng quảng cáo thường sử dụng sự hài hước như một công cụ trong các chiến dịch tiếp thị sáng tạo. Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học đã cố gắng để chứng minh hiệu quả của yếu tố hài hước và chỉ ra đó là cách để tạo ra sức mạnh thuyết phục cho quảng cáo.

Hoạt hình và hí họa (tranh vẽ vui) thường được sử dụng trong quảng cáo. Những bức tranh có thể biến đổi từ cách vẽ tay trong hoạt hình truyền thống đến cách sử dụng máy tính để dựng lên các đoạn phim hoạt hình. Bằng cách sử dụng các nhân vật hoạt họa, một đoạn quảng cáo có thể có sức hấp dẫn mạnh mẽ mà khó có thể đạt được với diễn viên hay chỉ là trưng ra hình ảnh độc nhất của sản phẩm (chỉ hiển thị các sản phẩm). Vì lý do này, có thể thấy rất nhiều ví dụ về quảng cáo hoạt hình (hay một series những quảng cáo loại này) có ảnh hưởng lâu dài đến hàng thập niên sau. Một minh chứng tiêu biểu là series quảng cáo của sản phẩm ngũ cốc Kellogg có các nhân vật chính là Snap, Crackle và Pop. Các phim quảng cáo hoạt hình thường kết hợp với diễn viên thực.

Một chiến dịch quảng cáo trong thời gian dài có thể khiến mọi người phải bất ngờ hoặc thậm chí đánh lừa người xem. Ví dụ như series quảng cáo Energizer Bunny (thỏ máy Energizer), nó bắt đầu từ cuối những năm 80 như một quảng cáo so sánh đơn giản, trong một căn phòng đầy những con thỏ chạy bằng pin đang gõ trống, tất cả đều gõ chậm dần... trừ một con, chạy bằng pin Energizer. Nhiều năm sau đó một phiên bản dựa trên đoạn quảng cáo ban đầu này có cảnh chú thỏ Energizer thoát khỏi sân khấu và vẫn tiếp tục (theo lời bình, nó “vẫn liên tục và liên tục và liên tục...” -"keeps going and going and going..."). Đoạn phim mới này chỉ là sự nối tiếp của cái đã xuất hiện để trở thành một quảng cáo

0