25/05/2017, 01:04

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Văn mẫu lớp 6

Đánh giá bài viết Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình “Thầy bói xem voi” là một truyện dân gian về các thầy bói mù thật là đặc sắc và đầy thú vị nhưng cũng khó phân xử. Bởi lẽ năm thầy đều nhận xét đúng cả và cũng ...

Đánh giá bài viết Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình “Thầy bói xem voi” là một truyện dân gian về các thầy bói mù thật là đặc sắc và đầy thú vị nhưng cũng khó phân xử. Bởi lẽ năm thầy đều nhận xét đúng cả và cũng là sai cả. Vì sao lại có chuyện lạ lùng như vậy? Theo thầy thứ nhất thì con voi sun sun như con đỉa ...

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

“Thầy bói xem voi” là một truyện dân gian về các thầy bói mù thật là đặc sắc và đầy thú vị nhưng cũng khó phân xử. Bởi lẽ năm thầy đều nhận xét đúng cả và cũng là sai cả.

Vì sao lại có chuyện lạ lùng như vậy? Theo thầy thứ nhất thì con voi sun sun như con đỉa là đúng thôi vì ông ta chỉ được sờ lên cái vòi của nó. Theo ông thứ hai thì con voi chần chẫn như cái đòn càn cũng là đúng thôi, bởi vì ông chỉ sờ lên cặp ngà của nó. Theo ông thứ ba thì con voi bè bè như cái quạt thóc cũng đâu phải là sai vì ông chỉ được sờ lên cái tai của nó. Ông thứ tư thì cho con voi sừng sững như cái cột nhà ai bảo không đúng được bởi vì ông chỉ được sờ lên cái chân của nó. Còn ông thứ năm thì cho rằng con voi tua tủa như cái chổi xỏ cùn cũng là đúng nốt bởi vì ông cũng chỉ được sờ lên cái đuôi của nó mà thôi. Bởi vậy ta nói các thầy bói mù đều nói đúng cả.

Nhưng thật ra là cả năm thầy đều nhận xét sai lầm hết. Bởi vì các thầy mới chỉ biết một bộ phận của con voi mà không biết được cái toàn thể con voi. Vì vậy, sai lầm của các thầy là đem cái biết về một bộ phận của mình mà suy ra toàn bộ sự vật. Nhân dân ta thường bảo: chỉ biết cây mà không biết rừng chính là như thế.

Chẳng rõ ông quản tượng cắc cớ chi mà cho các thầy bói mù quan sát voi theo kiểu ấy. Nếu ông vô tình thì đúng là ông thiển cận, sai lầm to khi để các thầy biết con voi bằng cách chỉ quan sát một bộ phận của nó. Quan sát phiến diện nên các thầy hiểu biết sai lầm và suy nghĩ sai lầm là cũng phải.

Nhưng các thầy còn cái sai lầm nữa là sau khi quan sát con voi xong mà các thầy mỗi người nói một cách như vậy thì các thầy chẳng chịu lắng nghe nhau, nhẹ nhàng trao đổi với nhau, rồi kết hợp cái hiểu biết của từng người lại từ có mà suy ra thì phải có hơn không. Đằng này, các thầy đã không làm như vậy. Ai cũng tự cho là chỉ có mình mới là đúng do đó mà thốt ra là toàn những lời đầy chủ quan: “Tưởng nó thế nào” “Không phải” “Đâu có” “Ai bảo thế” “Các thầy đều không đúng cả”. Rồi thì các thầy lời qua tiếng lại nặng nề, từ cãi vã dẫn đến ẩu đả với nhau đến nỗi người bươu đầu, kẻ sứt trán…

Hẳn giờ đây sau kinh nghiệm “xương máu” ấy các thầy mù đã sáng lòng rồi.

Thật ra, đây đâu chỉ là kinh nghiệm riêng cho các thầy bói mù mà còn là kinh nghiệm chung cho cả những người sáng mắt mà chưa sáng lòng như chúng tôi nữa. Phải luôn tự nhủ là: Muốn quan sát một vật gì phải quan sát kỹ lưỡng, toàn diện và đến nơi đến chốn, đừng quá chủ quan, phải vừa tự tin, vừa lắng nghe ý kiến của người khác.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Bài làm 2

Thầy bói xem voi là câu truyện ngụ ngôn giản dị, mộc mạc với cốt truyện đơn giản nhưng mang tính giáo dục cao. Không những mang đến tiếng cười hài hước, truyện còn để lại cho mọi thế hệ một bài học sâu sắc, đúng đắn trong mọi thời đại.

Ngay từ khi bắt đầu, câu truyện đã mang đến một hình tượng nhân vật đầy mâu thuẫn đến nực cười: thầy bói mù. Thầy bói được xem như người nhìn thấy được tương lại, biết tường tận quá khứ, đưa ra lời khuyên cho con người ở thời điểm hiện tại. Ấy nhưng trớ trêu ở chỗ các thầy lại bị mù. Thầy có thể nhìn thấy những việc ở rất xa, biết tất cả mọi thứ trên đời, trừ con voi. Một ông mù đã đành, đây lại năm ông cùng mù. Chính vì vậy chả ông nào biết mặt mũi con voi ra ra, trông như thế nào. Lục tục kéo nhau đi xem voi, năm ông thầy mù đã làm nên một câu chuyện đầy bi hài. Xúm lại chỗ con voi, thay vì sờ tổng thể để khái quát thì mỗi ông chạy một góc, sỡ một vị trí khác nhau trên người con voi. Ông sờ được cái tai thì thấy con voi bè bè như cái quạt. Ở chỗ vòi voi, ông thứ hai phán rằng sun sun như con đỉa mới đúng là con voi ông thấy được. Đến lượt ông thầy sờ ở chân voi thì cho rằng voi như cái cột đình. Ông cuối cùng lại đưa ra một ý kiến khác. Bộ phận ông sờ được là cái ngà voi. Dựa theo đó ông nói với bốn ông còn lại là nó chần chẫn như cái đòn càn. Cùng một con voi nhưng nực cười là mỗi ông tả một kiểu dựa trên cảm giác từ chỉ một vị trí mà mỗi ông tiến hành kiểm tra. Có lẽ mọi việc sẽ kết thúc êm đẹp nếu mỗi người chịu nghe và tổng hợp lại các ý kiến khác nhau. Nhưng với năm ông thầy đầy tự kiêu này thì khác. Ai cũng cho mình đúng, ai cũng phủ nhận ý kiến đối phương. Năm ông thầy mù cãi nhau om tỏi, xôn xao một góc chợ vì một chuyện đâu đâu khiến người người bật cười.

Cốt truyện không có gì phức tạp, lỗi kể dân dã cùng dung lượng khá ngắn nhưng đọc xong, cười xong, Thầy bói xem voi khiến người đọc phải dành thời gian ngẫm nghĩ. Càng nghĩ càng thấy hay, càng nghĩ càng thấy đúng với tính chí lí của bài học mà câu truyện mang lại. Trước hết là nhân vật thầy bói. Đây là nhân vật tiêu biểu cho lối sống mê tín dị đoan, được coi là như một nhà tiên tri trong đời sống dân gian. Lời thầy phán không khác gì tiên chỉ, người xem bói đều răm rắp nghe theo dù không biết có đúng hay không, cơ sở nào để thầy phán như vậy. Qua cái cách mấy ông thầy xem voi có thể thấy ẩn ý: lời thầy bói nói liệu có đáng tin hay tất cả chỉ là đoán bừa? Không khác gì việc xem voi, đến hình dáng con voi còn chưa biết tường tận đã khẳng định chắc như đinh đóng cột thì việc tương lai hay tiền kiếp chưa được chứng minh, chưa nhìn thấy mà các thầy thường phán cũng cần xem xét lại. Không nên cả tin, mê tín mà cần phải có sự kiểm chứng từ chính bản thân mình.

Cũng từ bài học của năm ông thầy mù, nhân dân muốn nhắc nhở mọi người cần biết cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định hay lời khẳng định nào. Việc khẳng định hình dáng con voi qua một bộ phận chính là lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. Tính chính xác sẽ bị giảm sút, từ đó hướng giải quyết vấn đề sẽ bị lạc sang hướng khác. Hơn nữa, khi chưa nắm được tổng thể mà đã khăng khăng khẳng định sẽ khiến bản thân trở thành kẻ thiếu hiểu biết, chứng tỏ bản thân chưa trau dồi đủ kiến thức và bị người cười kẻ chê.

Cuối cùng, cũng là bài học quan trọng nhất khi làm việc trong một tập thể: cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người. Giống như tổng thể một bức ghép hình, ý kiến của mỗi người trong tập thể sẽ góp phần vào hoàn thiện bức tranh ấy. Mỗi người luôn có ít nhất một điểm tốt cần học hỏi. Thay vì chỉ tập trung bảo vệ cá nhân, ta cần biết phân biệt đúng – sai,nặng – nhẹ, biết tổng hợp điều mọi người đưa ra rồi cùng xem xét, bàn bạc, thống nhất giúp công việc vận hành trơn tru. Hậu quả của việc xem nhẹ ý kiến người khác sẽ giống như năm ông thầy trong câu truyện: cãi nhau om xòm mà hình dáng con voi vẫn chưa biết chính xác mà chỉ dừng lại ở phỏng đoán.

Tuy ra đời từ rất lâu nhưng không thể phủ nhận được ý nghĩa lớn lao của câu truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Bài học thâm thúy đằng sau tiếng cười có giá trị với tất cả mọi người thuộc mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời đại giao lưu, hội nhập như ngày nay. Lứa tuổi học sinh cần nhớ kỹ điều cha ông răn dạy trong câu truyện này, lấy đó làm hành trang cho chính bản thân từng người để sau này ra trường đời hạn chế những sai lầm, nuối tiếc không đáng có.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Bài làm 3

Câu chuyện cười Thầy bói xem voi không chỉ đem đến cho chúng ta những tiếng cười sảng khoái mà câu chuyện còn gửi gắm đến chúng ta một bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, nhận xét về mọi vấn đề, mọi khía cạnh của cuộc sống.

Trong câu chuyện, có 5 ông thầy bói mù, khi có một con voi đi ngang qua, 5 ông bèn xúm lại và bắt đầu xem xét và phán. Ông thứ nhất sờ vào tay voi thì bảo: trông nó bè bè như cái quạt thóc. Ông thứ hai, khi sờ vòi voi thì nói: trông nó sun sun giống con đỉa. Ông thứ ba sờ vào đuôi voi thì lại cãi: trông nó tun tủn cái chổi xể,  ông thứ tư lại phán: trông nó giống cái cột đình còn ông thứ năm sờ vào ngà voi thì lại cãi bảo: trông nó chần chẫn như cái đòn càn.  Nhưng 5 ông thầy bói đâu có nhìn được toàn bộ con voi có những bộ phận nào thế rồi chỉ nhờ vào cảm giác vào những thức đã cảm nhận được mà rồi để khẳng định rằng: con voi trông phải như thế này, phải giống thế kia. Và cũng vì không thể nhìn thấy được nên 5 ông thầy bói đã cãi nhau om xòm giữa chợ để tạo nên tiếng cười cho người đọc.

Câu chuyện không chỉ nhấn mạnh vào việc những ông thầy bói, dù không biết được thực chất của sự việc mà đã đưa ra những suy đoán vô căn cứ mà đằng sau tiếng cười ấy còn ẩn chứa những điều triết lý sâu xa mà ông cha ta muốn gửi gắm đến những thế hệ sau.

Thứ nhất, thầy bói là những người biết nhìn trước, biết mọi chuyện sẽ xảy ra ở phía trước. Đối với những người đi xem bói, hầu hết những lời thầy bói nói ra thì họ đều tin tuyệt đối. Nhưng liệu rằng ai sẽ có thể chứng minh cho những điều họ nói là sự thật. Cũng giống như việc đoán hình dáng của con voi, cũng chính vì họ chưa bao giờ nhìn thấy con voi, chưa biết hình dáng của voi ra sao, nên chỉ có thể sờ được những bộ phận trên cơ thể con voi rồi nói đích thị về hình dáng của voi mà họ đâu biết, tất cả những bộ phận kia khi gộp lại mới trở thành 1 con voi hoàn chỉnh, hay nói cách khác là họ đang “đoán bừa”?

Nhưng câu chuyện đâu chỉ có nói về những ông thầy bói xem voi, truyện còn muốn nhắc nhở mỗi chúng ta, không nên tùy tiện nói ra những điều mình chưa chắc chắn, khi mà ta còn chưa hiểu rõ được vấn đề. Bởi nếu trong câu chuyện thì 5 ông thầy bói kia đem lại tiếng cười sảng khoái cho người đọc thì trong cuộc sống thì mọi chuyện còn đơn giản là một tiếng cười. Nhiều người sẽ nghĩ rằng chúng ta không hiểu biết, chúng ta chưa được trau dồi kiến thức nhưng lại có thể phỏng đoán mọi chuyện.

Vậy, mỗi chúng ta nên trở thành một con người thông minh. Chúng ta hãy học cách trau dồi thêm hiểu biết, thêm vốn kiến thức và sau đó hãy nhìn nhận những sự việc, những vấn đề một cách khách quan, chân thực và toàn diện chứ đừng giống như những ông thầy bói xem voi trong câu truyện cười trên nhé. 

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi – Bài làm 4

Truyện “Thầy bói xem voi” là một câu chuyện ngụ ngôn hết sức ý nghĩa.

Câu chuyện kể về năm thầy bói mù, muốn biết con voi như thế nào liền chung tiền biếu người quản giáo để được xem voi. Tuy nhiên, con voi có thân hình quá lớn nên mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của nó mà thôi. Cuối cùng, mỗi thầy đưa ra một nhận xét, chẳng thầy nào giống thầy nào. Thầy sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa. thầy sờ ngà bảo con voi giống cái đòn càn. Thầy xem tai bảo nó giống cái quạt thóc. Thầy xem chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Còn thầy còn lại sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi xể cùn.

Từ chuyện không thống nhất ý kiến, các thầy cãi nhau, ai cũng cho rằng mình đúng nên đã dẫn đến đánh nhau vỡ đầy, chảy máu. Năm thầy sờ năm bộ phận của con voi, nhận xét của mỗi thầy về từng bộ phận của con voi đều đúng nhưng đó không phải là con voi. Bởi vì mù, không nhìn thấy, các thầy đều tin vào cảm giác của mình sờ được mà không biết bản thân mới chỉ sờ được một bộ phận của voi mà thôi. Các thầy còn cố chấp nên mới dẫn đến hậu quả đánh nhau.

Câu chuyện là một bài học thâm sâu về cách nhìn nhận sự việc trong cuộc sống. Khi đưa ra bất cứ một nhận xét, quan điểm nào cần được đánh giá toàn diện mọi mặt, không nên đưa ra một ý kiến chủ quan, phiến diện. Và bởi tri thức là vô tận, một con người không bao giờ có hể hiểu hết được thế giới nên con người càn phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ, chỉ đề cao ý kiến của mình.

Bài viết liên quan

0