25/05/2017, 01:04

Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Văn mẫu lớp 6

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, thông qua việc sáng tạo ra những câu chuyện cười, những tình tiết gây cười, ông cha ta luôn có một ...

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, thông qua việc sáng tạo ra những câu chuyện cười, những tình tiết gây cười, ông cha ta luôn có một thông điệp, quan niệm nào đó muốn truyền tải lại cho người đời sau. Thông qua sự châm biếm là hiện thực ...

Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, thông qua việc sáng tạo ra những câu chuyện cười, những tình tiết gây cười, ông cha ta luôn có một thông điệp, quan niệm nào đó muốn truyền tải lại cho người đời sau. Thông qua sự châm biếm là hiện thực được chỉ ra sắc nét, tiếng cười trong những câu chuyện này chính là phương tiện để đả kích những thói hư, tật xấu trong xã hội. Vì vậy mà những câu chuyện dân gian tuy được sáng tác bởi lực lượng lao động dân gian, lưu truyền chủ yếu thông qua phương thức truyền miệng nhưng lại có độ hàm súc cao, chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Một trong những tác phẩm truyện cười tiêu biểu, đó chính là “Lợn cưới áo mới”.

“Lợn cưới áo mới” là câu chuyện đả kích về một tính xấu của con người, đó là sự khoe khoang, khoác lác. Những tình huống hài hước trong câu chuyện được các tác giả dân gian xây dựng rất khéo léo, tình tiết được đẩy lên cao trào khi tiếng cười ròn rã nhất. Tuy nhiên, sau tiếng cười ấy là một bài học, một triết lí được truyền tải, nhằm tác động vào sự nhận thức, vào lối sống của con người. Truyện “Lợn cưới áo mới” kể về một người đàn ông có tính hay khoe của. Mua một chiếc áo mới, anh ta mặc ngay, và vì muốn nhận được lời khen ngợi, sự trầm trồ ngưỡng mộ của những người hàng xóm mà anh ta đứng ra giữa cửa, đợi có ai đi qua thì người ta sẽ khen.

Mở đầu câu chuyện ta đã thấy vô cùng hài hước, người đàn ông trong câu chuyện đã là một người trưởng thành, nhưng lại có một tính cách rất trẻ con, đó là muốn nhận được những lời khen ngợi của mọi người. Nhưng đen đủi thay cho anh ta, vì đứng từ sáng đến tận chiều nhưng không thấy ai hỏi thăm hay đả động gì đến chiếc áo cả. Ta cũng có thể thấy anh ta khá là kiên nhẫn, bởi không nề hà thời gian hay sự mệt mỏi, vì mục đích của mình mà anh ta  vô cùng quyết tâm. Sự kiên nhẫn ấy đáng quý nhưng mục đích của anh ta lại rất nực cười, thậm chí thành lố bịch, người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu rằng vì sao chỉ vì một lời khen xáo rỗng mà anh ta chấp nhận hi sinh thời gian, và công sức một cách mù quáng như vậy. Tính khoe khoang của anh ta không dừng lại ở sự trẻ con nữa mà thành một hành động đáng chê cười, đả kích. Vì không được ai khen mà anh ta trở nên tức tối, bực bộ.

Tuy nhiên, “trời không phụ lòng người”, công lao đứng từ sáng đến giờ của anh ta cũng có dịp để thể hiện. Vì đúng lúc đang bực bội nhất thì có một người chạy đến, tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây, đó là một người cũng có tính khoe khoang y chang anh chàng này. Tình tiết gây cười của câu chuyện được đẩy lên cao trào khi hai người đàn ông này nói chuyện với nhau. Người đàn ông kia tỏ ra hớt hải chạy đến hỏi anh chàng này : “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”. Lời hỏi han sẽ rất bình thường nếu như anh ta không cố tình nhấn mạnh từ “lợn cưới”. Con lợn thì ai cũng biết, nhưng lợn cưới thì thật kì quặc, nó “đậm” mùi khoe khoang, chẳng là nhà của người đàn ông này đang có công việc, vì vậy mà việc hỏi con lợn cưới chỉ là hình thức màu mè bên ngoài. Còn mục đích chính là khoe hôm nay nhà tôi có việc, có tổ chức ăn uống rất linh đình.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, ta có thể thấy hai anh chàng khoe khoang đều gặp đúng đối thủ, đúng là “vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn”. Người đàn ông chạy đi tìm lợn hỏi với giọng điệu vô cùng hồ hởi, câu trả lời anh t among muốn nhận được nhất lúc này là sự hỏi thăm về con lợn cưới. Nhưng, đối thủ của anh ta lại không phải là người bình thường, anh ta trả lời nhưng cũng không giống với câu trả lời mà người đàn ông tìm lợn muốn nghe: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”. Nghe qua, câu trả lời đáp ứng được câu hỏi nhưng ai cũng có thể phát hiện ra mục đích của anh chàng kia cũng không phải trả lời mà là khoe về chiếc áo của mình.

Ta thấy, những người hay khoe khoang lại rất thích chơi chữ, họ dùng những hình ảnh để người khác phải xuýt xoa về mình và nhà mình, không nói trực tiếp có lẽ vì ngại và cố tỏ ra lời khoe khoang ấy chỉ là sự vô tình. Tuy nhiên, những hành động, lời nói này thật ngây thơ, chỉ vì một lời khen xáo rỗng mà những người đàn ông này sẵn sàng dựng lên một vở kịch, mà anh ta là đạo diễn, cũng kiêm luôn người viết kịch bản và diễn viên chính. Hành động họ cho là rất nghiêm túc, rất sống động nhưng ai cũng đều nhận ra được mục đích cuối cùng của họ, vì vậy mà tạo ra được những tình huống hài hước.

Câu chuyện cười “Lợn cưới áo mới” đã thông qua việc xây dựng hình ảnh hai anh chàng khoe khoang, khoác lác, các tác giả dân gian đã trực tiếp chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang một cách thái quá, lố bịch. Đây là một tính xấu của con người trong xã hội, cần được sửa chữa và chấn chỉnh. Đây cũng là một bài học cho những người đời sau nhận thức và rút kinh nghiệm.

Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 2

“Lợn cưới, áo mới” là một trong những truyện cười hay của văn học dân gian nước ta.

Câu chuyện ngắn gọn tựa như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc chạm trán đầy bất ngờ và thú vị của hai anh chàng cùng khoe của. Một anh khoe chiếc áo mới may và một anh khoe con lợn cưới. Cả hai đều khoe của một cách lố bịch, do đó đã làm bật ra tiếng cười châm biếm của dân gian.

Tính khoe khoang là một nhược điểm của con người trong xã hội. Trong truyện, hai anh chàng đều có tinh khoe khoang gặp nhau. Đây không phải là khoe thài năng, trí tuệ, học thức… hay công lao đóng góp cho xã hội mà là khoe của. Người có tính khoe của là người thích phô trương những của cải của mình cho người khác biệt, dù rằng chỉ một “chiếc áo mới may” hoặc một “con lợn cưới”. khi khoe của, họ sung sướng và thấy mình có của hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hãnh diện. Nhưng của cải đâu phải là thước đo giá trị của con người, đâu làm cho con người được tôn vinh, đáng khâm phục mà trái lại người khoe của làm cho mình bị hạ tháp giá trị con người.

Anh khoe áo mới thật đáng chê cười. Các cụ già xưa thường nói: “Già bát cơm canh, trẻ manh áo mới”. Trẻ con thật thích thú khi có chiếc áo mới. Thuế nhưng, anh chàng nọ đâu phải là trẻ con mà lại khie áo mới như vậy. Chi tiết “anh dướng mãu từ sáng đến chiều” thật nực cười. Nó làm lố bịch hoàn toàn tính khoe khoang của anh. Khi gặp anh chàng tìm “lợn cưới” thì tính khoe của anh ấy lại lộ rõ. Người ta hỏi lợn cưới thì anh lại giơ ngay vạt áo ra bảo rằng: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Anh đã lợi dụng câu trả lời để khoe áo mới, bởi vậy phần đầu câu trả lời là thừa, không ăn nhập vào trọng tâm câu trả lời.

Người ta hỏi lợn nhưng anh lại đề cập đến áo mới, làm cho câu trả lời trở nên lạc lõng, chỉ lộ rõ sự khoe áo mới của anh mà thôi.

Còn anh tìm lợn lại khoe của trong hoàn cảnh đặc biệt hơn. Anh đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn bị sổng, thế mà vẫn không quên khoe khoang. Đi tìm lợn, lẽ ra phải hỏi con lợn, nhưng anh lại hỏi con “lợn cưới”. Cũng giống như anh khoe áo mới, anh tìm lợn lợi dụng câu hỏi để khoe khoang. Từ “cưới” trong câu hỏi của anh cũng bị thừa, không xoáy sâu vào vấn đề hỏi mà lại xoáy sâu vào vấn đề khoe. Cả hai anh cùng khoe của chạm trán nên đã gây cười cho dân gian. Tiếng cười châm biếm khuyên ta hãy sống thật giản dị, khiêm tốn, chân thành vị không huyenh6 hoang, khoác lác.

Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 3

Văn học dân gian Việt Nam với nhiều thể loại: ngụ ngôn, vè, câu đố, ca dao, dân ca… Trong đó truyện cười chiếm số lượng không nhỏ, có truyện cười để mua vui, có truyện cười để khuyên răn, dạy bảo… “Lợn cưới, áo mới” là truyện cười để mua vui nhưng cũng để mỉa mai sự lố bịch cho những tên thích khoe của.

Truyện chỉ có vẻn vẹn hai nhân vật, không hề thân thiết, họ gặp nhau trong phút chốc nhưng lại mang đến cho dân gian câu chuyện vẫn được kể qua nhiều thế hệ. Đó là một chàng trai được giới thiệu với tính rất thích khoang, muốn nhận lời khen, lời ca ngợi của người khác. Bởi vậy, có bất cứ chuyện gì đến với anh ta có lẽ anh ta cũng không giấu được và muốn trưng bày để cho thiên hạ biết đến. Tính khoe khoang bộc lộ khi anh ta may được một chiếc áo mới, có lẽ điều đó đã mang lại cho anh ta niềm vui tột độ, không những không cần ướm thử mà mặc ngay vào và ra đứng “hóng” ngoài đường với mong muốn sẽ gặp ai đó để khoe. Một hành động vô cùng kì cục, giống như con trẻ được mua một thứ đồ chơi mới mà chưa biết sử dụng như thế nào. Trớ trêu là anh ta đã chờ đợi, hồi hộp, háo hức mà không hề có ai ngang qua, từ sung sướng, vui vẻ nảy sinh tâm trạng “tức lắm”. Đối với anh chàng này dường như tất cả không còn quan trọng bằng việc mong có người tới để khoe áo mới.

Cùng thời gian đó, có một anh mất lợn, cũng rất thích khoe khoang. Anh ta mang trong mình tâm trạng hốt hoảng, tiếc nuối khi bị mất con lợn chuẩn bị cho tiệc cưới, anh ta chạy ngược xuôi tìm kiếm. Một anh chàng có áo mới muốn khoe đã gặp được một anh chàng đang hoảng hốt tìm lợn, một người đang sốt sắng gặp một người mang tâm trạng xót của. Người đọc bất ngờ khi thấy anh mất lợn chạy đến hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”? Một câu hỏi không tránh khỏi tiếng cười bởi anh ta đã dùng thừa từ “cưới”, đó là câu anh ta chủ định hỏi vì cưới là việc đáng khoe hơn bao giờ hết, câu hỏi thăm nặng tính khoe của đã vô tình tạo ra tiếng cười mỉa mai cho người đọc. Nhưng chúng ta thấy anh có áo mới không hề biểu hiện sự mỉa mai, cũng không nhận ra sự dư thừa trong câu nói hay không nhận ra người kia giống tính với mình, gặp được một người, không biết người đó ra sao, miễn là anh ta có cơ hội để nói: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Cũng mắc phải lỗi như anh mất lợn, nhưng anh mặc áo mới dùng thừa cả một vế câu: “từ khi tôi mặc cái áo mới này”, câu trả lời không có chút gì liên quan đến câu hỏi bởi anh ta quá sốt sắng muốn khoe khoang nên chưa nói anh ta đã giơ cái vạt áo ra trước mặt.

Một câu chuyện có tình huống gây cười, sự đối thoại gây cười, kết thúc truyện bị đẩy lên đỉnh điểm cũng gây cười. Đó là tiếng cười vui vẻ, có sự chế giễu, phê phán và hấp dẫn được người đọc. Chúng ta cũng thấy được trí tuệ sáng tạo, hóm hỉnh, thông minh của tác giả dân gian trong việc tạo ra truyện cười.

Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 4

Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,…) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,…. Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có… của.

Một anh đi tìm con lợn bị xổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến viộc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không". Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ "nhận diện", chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen… Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ "lợn cưới của tôi". Như vậy từ "cưới" (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là… hợm của, khoe khoang, đáng cười.

Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : "Già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất… trẻ con. Mặc áo rồi, anh "đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm". Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh "lợn cưới" hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : "Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua", hoặc "Tôi đứng đây từ sáng…" anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : "Từ lúc tồi mặc cái áo mới này…", thế là thành ra… thừa lời, vô duyên, đáng cười.

Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra. Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc… ngọt thơm giúp con người giã tật.

Cảm nghĩ về truyện cười Lợn cưới áo mới – Bài làm 5

Tính khoe của là tâm lí của con người rất muốn thiên hạ khen những đồ vật của mình. Đặc biệt có gì mới thường hay khoe.

Câu chuyện Lợn cưới áo mới trong truyện cổ tích Việt Nam là bằng chứng cho thói khoe của dẫn đến sự hợm hĩnh, u tối mà chết một cách thảm khóc.

Anh đi tìm lợn hỏi người ta có xem con lợn nào chạy qua đây không? Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Anh có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?. Tính từ cưới làm định ngữ cho lợn rõ ràng không thích hợp với điều cần thông báo để người ta trả lời giúp anh tìm được con lợn sổng chuồng. Đây là thông tin thừa so với mục đích hỏi và cho người được hỏi.

Trong thực tế người mất lợn muốn tìm được lợn, cho nên sự quan tâm là mong ai chỉ cho mình biết con lợn ấy giờ đây đang ở đâu để bắt lại nó chứ không phải khoe lợn nhà mình là lợn cưới. (Có thể là con lợn mình mua về để làm đám cưới hay nay mai; có thể là con lợn này béo tốt và đẹp mã có thể bán cho người ta làm đám cưới).

Người được hỏi đáng nhẽ phải trả lời: “Tôi không thấy”. Người mất lợn rõ ràng không cần cái thông tin thừa về cái áo mới. Và câu nói dài dòng của anh là nhằm có điều kiện thời gian để kheo áo.

Tiếng cười bật lên chính là ở những thông tin thừa ấy. Đối với ta thì đây là thừa nhưng với hai chàng khoe của này thì nó mới là thông báo chính. Chúng ta cười bởi cái tính khoe của hợm hĩnh đó. Đáng lẽ lo kiếm lợn mà lại nói là lợn cưới một cách nói rất lạ đời! Đáng lẽ phải trả lời về con lợn thì lại khoe chiếc áo mới. Muốn người ta thừa nhận minh có cái áo mới.

Thật lạ “Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”. Người thứ nhất khoe lợn cưới ta đã thấy ngồ ngộ và đến người thứ hai khoe áo mới thì ta phải bật cười.

Bài viết liên quan

0