25/05/2017, 01:03

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Văn mẫu lớp 6

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Văn mẫu lớp 6 4.8 (96%) 380 votes Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam Trong văn học dân gian, truyện cồ tích là thể loại rất được nhiều người đón nhận, được mọi người rất ưa thích. Không một truyện ...

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Văn mẫu lớp 6 4.8 (96%) 380 votes Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam Trong văn học dân gian, truyện cồ tích là thể loại rất được nhiều người đón nhận, được mọi người rất ưa thích. Không một truyện cố tích có tuổi đời trẻ hơn ông bà chúng ta, nhưng cùng rất kì lạ ...

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam

Trong văn học dân gian, truyện cồ tích là thể loại rất được nhiều người đón nhận, được mọi người rất ưa thích. Không một truyện cố tích có tuổi đời trẻ hơn ông bà chúng ta, nhưng cùng rất kì lạ khi có một truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay. Truyện cố tích Sọ Dừa là một minh chứng cho sức sống của nó trong lòng độc giả Việt Nam và thế hệ học sinh chúng em.

Sọ Dừa thuộc kiểu truyện người đội lốt vật hay người mang lốt xấu xí khá phổ biến trong cố tích Việt Nam cũng như trên thế giới. Cũng kiểu truyện này, ở nước ta còn có câu truyện như lấy chồng Rế, người lấy cóc, nàng út ống tre… kể về Các nhân vật có vỏ ngoài xấu xí, dị dạng nhưng lại có vẻ đẹp bên trong tuyệt vời cả về tài năng lẫn phẩm chất.

Sọ Dừa ra đời thật khác thường, từ lúc bà mẹ mang thai đến lúc sinh ra. Bà mẹ khát nước, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bưng lên uống và thụ thai đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một sọ dừa cứ lăn lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Điều này khiến cho bà mẹ Sọ Dừa than phiền bởi hoàn cảnh éo le của gia đình hà Sự ra đời của Sọ Dừa cũng chẳng khác nào sự ra đời lạ kì của Thánh Gióng hay Thạch Sanh bên gốc cây đa. Chỉ có điều, sự ra đời của Sọ Dừa lại có gì li kì hơn, khủng khiếp hơn. Chính điều này tạo ra sự bất ngờ cho chính chúng ta về chàng Sọ Dừa đáng yêu trong truyện. Tưởng rằng cục thịt đỏ hỏn cứ lăn lông lốc kia “vô tích sự” nhưng lại “không vô tích sự” một chút nào, ngược lại Sọ Dừa lại rất tài giỏi và thông minh. Sự tài giỏi vả thông minh đến bât ngờ. Điều này được thế hiện qua hàng loạt chi tiết tốt. 

Câu chuyện bắt đầu từ hình ảnh của một người phụ nữ luôn  khao khát có một đứa con. Một hôm, người phụ nữ ấy đang đi làm đồng, vì quá khát nước cho nên bà đã uống nước trong một cái sọ dừa. Chẳng bao lâu người phụ nữ ấy thấy kì lạ trong người, ngay sau đó bà đã mang thai. Như bao người phụ nữ khác, bà cũng luôn mong muốn có một người con thông minh và khỏe mạnh. Thế nhưng khi người con của bà được sinh ra thì những gì mà bà nhìn thấy đã khiến cho bao người phải kinh ngạc bởi đứa trẻ được sinh ra nhưng không hề có tay chân mà chỉ là một cục thịt lăn tròn lông lốc đỏ hỏn. Người mẹ cảm thấy vô cùng đau lòng và buồn cho đứa trẻ được sinh ra. Khi bà ôm đứa trẻ vào lòng, bà đã bảo với người con ở trong lòng của bà rằng: con người ta đủ chân tay, con mình thì bà không biết phải làm như thế nào cả. Thế nhưng kì lạ thay, đứa bé đã bảo với bà rằng: mẹ không phải lo điều gì cả. Và sự tích chàng trai Sọ dừa đã có từ đó. Chàng là hình ảnh đại diện của những con người “ thấp kém” trong xã hội và có bề ngoài thật xấu xí. Sự ra đời của chàng cũng giống như sự ra đời kì lạ của những người như Thạch sanh hay Thánh gióng. Những sọ dừa còn có nguồn gốc kì lạ và kinh khủng hơn. Những hình ảnh của Sọ dừa làm cho những người đọc phải cảm nhận rằng có thể chàng trai này có những điều bí mật nào đó chăng. Chúng ta cũng như những người đọc đều có chung những ý nghĩ rằng những có lẽ đây là một con người “vô tích sự” bởi những khó khăn của mình, thế nhưng sự thực đã chứng minh không phải như vậy. Chàng trai Sọ dừa là một người vô cùng thông minh và tài giỏi, không những thế lại là một người có bề ngoài tuấn tú qua lớp vỏ sọ dừa xấu xí.

Nhắc tới đây, chúng ta có thể thấy được chàng trai này là một người có sự thông minh và nhanh nhẹn từ thuở còn nhỏ. Khi thấy người mẹ than thở và không đủ khả năng để nuôi con thì càng trai đã xin với mẹ cho mình được đi chăn bò ở nhà phú ông, chỉ cần phú ông nuôi cơm bà bữa. Lúc đầu, phú ông cũng không đồng ý và tin tưởng giao dàn bò cho chàng trai Sọ dừa vốn nhìn đi như không thể làm được bất cứ việc gì. Thế nhưng điều kì lạ đã xảy ra khi đàn bò của nhà phú ông không những luôn được ăn no trở về mà chúng lại rất ngoan ngoãn nghe lời của chàng. Phú ông cảm thấy cực kì vui mừng vì đã có thể tiết kiệm được những khoản tiền thuê người và vẫn được việc của mình.

Và rồi cứ như thế, công việc chính của Sọ dừa chính là công việc chăn bò. Và ba người con gái của phú ông được giao nhiệm vụ là đi đưa cơm cho chàng trai. Tính cách của ba người con gái phú ông cũng rất khác nhau. Hai cô chị đỏng đảnh, luôn coi thường bề ngoài xấu xí của Sọ dừa nên thường xuyên nhờ vả người em út đưa cơm cho chàng. Cô út thì lại khác hoàn toàn so với hai người chị gái của mình. Cô là một người dịu dàng và luôn chăm chỉ. Không sợ hãi vẻ ngoài xấu xí và có phần đáng sợ của Sọ dừa, cô vẫn ngày ngày nấu cơm và đem cơm tới một cách đúng giờ cho chàng trai. Ngày ngay, co luôn nghe thấy tiếng sáo véo von ở chỗ mà đàn bò đang ăn cỏ thì cảm thấy rất kì lạ. Cô quyết định có một ngày cô tới sớm hơn thường lệ và nấp ở một chỗ nhìn về phía đó. Và thật kì là, cô đã nhìn thấy một chàng trai khôi ngô, tuấn tú đang nằm thổi sáo ở gần đó và trông coi đàn bò một cách cẩn thận. bỗng một cành cây bị gãy, chàng trai ngay lập tức chui vào trong lớp vỏ sọ dừa của mình. Từ đó, cô út đã biết được bí mật của chàng trai và cùng thầm đem lòng yêu chàng trai. Để rồi, khi chàng trai ngỏ lời cầu hôn tới gai đình của phú ông thì chỉ có cô con gái út là đồng ý nhận lời cầu hôn của chàng. Phú ông cảm thấy rất tức giận và đã đưa ra rất nhiều những lễ vật thách cưới nhưng cũng thật bất ngờ là tất cả những lễ vật mà phú ông cần sọ dừa đều có thể tìm được cho phú ông vào đúng thời gian quy định.

Vào ngày cưới, chàng trai đã trở về với hình dạng thật của chính mình và có được sự ủng hộ của tất cả mọi người. không những bởi bỏ được hình dạng xấu xí của mình mà sọ dừa còn chuyên tâm học hành và tham gia vào kì thi mà nhà vua cho tổ chức. cuối cùng chàng đã có được những kết quả đáng mong đợi và được ghi danh vào trong bảng vàng, được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng trai như dư báo trước được những khó khăn của vợ mình ở nhà và đưa cho vợ những vật dụng để phòng thân gồm: hai quả trứng, một con dao và một hòn đá lửa. chính những vật dụng tưởng chừng như đơn giản ấy đã giúp cho cô út vượt qua những khó khăn do hai người chị mình hãm hại. để rồi, kết cục cuối cùng, chàng sọ dừa đã tìm được cô út, họ đã sống một cuộc sống hạnh phúc và êm đẹp suốt cuộc đời, hưởng hết những hạnh phúc mà những người tốt đẹp như cô được hưởng. Đó chính là đạo lý “ ở hiền gặp lành” mà chúng ta thường được thấy. Còn hai cô chị là những người có tấm lòng nhẫn tâm và độc ác thì đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng.

Qua đây chúng ta càng thấy được những giá trị nhân văn cao cả trong câu chuyện dân gian trên. Từ đó chúng ta học được những đạo lý to lớn như “ ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” và có thể có những hành đông đúng trong lối sống của mình.

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 2

Sau khi học xong truyện Sọ Dừa, các nhân vật trong truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng khó quên. Truyện Sọ Dừa với những tình tiết hấp dẫn luôn cuốn hút sự tò mò của trẻ thơ. Em đã được nghe kể nhiều lần qua lời kể của bà của mẹ, nhưng khi được học em vẫn thấy thích thú.

Nhân vật Sọ Dừa, xuất hiện trước mắt người đọc thật khác thường. Một bà mẹ đang khao khát có một đứa con, khi ra đồng bà thấy khát nước, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Về nhà ít hôm bà biết mình đã thụ thai, đến kì sinh nở bà cũng háo hức như bao bà mẹ khác, nhưng kì lạ thay bà đã sinh ra một đứa bé không chân, không tay tròn như một sọ dừa cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Điều này khiến cho bà mẹ Sọ Dừa than phiền bởi hoàn cảnh éo le của gia đình bà. Sự ra đời của Sọ Dừa cũng chẳng khác nào sự ra đời lạ kì của Thánh Gióng hay Thạch Sanh bên gốc cây đa. Chỉ có điều, sự ra đời của Sọ Dừa lại có gì li kì hơn, khủng khiếp hơn. Chính điều này tạo ra sự bất ngờ cho chính chúng ta về chàng Sọ Dừa đáng yêu trong truyện. Tưởng rằng cục thịt đỏ hòn cứ lăn lông lốc kia "vô tích sư" nhưng lại "không vô tích sự" một chút nào, ngược lại Sọ Dừa lại rất tài giỏi và thông minh. Sự tài giỏi và thông minh đó cho thấy chàng trai đó không phải là một người bình thường.

Với hình thù kì dị, Sọ Dừa đã không hề thấy mặc cảm về bản thân của mình, chàng vẫn vô tư hồn nhiên, vẫn muốn làm việc để giúp mẹ. Khởi đầu trong công việc giúp mẹ chăn bò thuê. Cậu không có chân có tay nhưng lại chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lại chăn bò một cách ung dung thanh thản: ngồi trên võng thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Cô Út là người đã không quản khó khăn hàng ngày mang cơm cho Sọ Dừa. Vốn là người thông minh chàng sớm nhận ra được tấm lòng của người con gái đó, chàng đã nhất quyết đòi mẹ đi hỏi cô Út về làm vợ. Phú Ông đồng ý gả con gái nhưng đòi sính lễ rất cao và khó khăn để kiếm được có. Sọ Dừa vẫn đáp ứng đủ những tham lam của lão Phú Ông Và thế là lễ cưới được tổ chức linh đình trước sự ngạc nhiên của mọi người. Lễ tân hôn được tổ chức chu đáo cùng với sự "biến hình" thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Một thời gian không lâu, Sọ Dừa học giỏi thi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Đến đây tài năng của Sọ Dừa càng được bộc lộ tuyệt vời, đó là sự dự đoán chính xác tình hình để đảm bảo an toàn cho vợ khi đưa cho cô út một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Cuối cùng là việc giấu vợ trong buồng giữa việc đoàn viên để trừng trị hai người chị ác độc, đã nói lên sự thông minh và cách cư xử không khéo của quan trạng. Như vậy, tác giả dân gian đã tạo nên sự "đối lập", trái ngược đến mức cực đoan giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa. Bề ngoài Sọ Dừa xấu xí, dị dạng, kì quái, vô dụng… còn bên trong lại là tài năng, phẩm chất tuyệt vời của một nhân cách cao cả, chân chính. Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị dạng, thân phận thấp kém, trở thành chàng trai tuấn tú, thông minh, đỗ đạt chính là sự thống nhất về lí tưởng giữa hình thù bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật.

Các nhân vật trong truyện không hề nhận thấy phẩm chất cao đẹp bên trong con người của chàng, chỉ có Cô út hiền lành, hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế, chỉ có cô mới coi Sọ Dừa như một con người. Có thể nói, nhân dân đã mượn hình ảnh cô Út để thay mình nhìn thấy bản chất bên trong của Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm vào Sọ Dừa bao mơ ước, khát vọng. Sọ Dừa từ thân phận thấp hèn, từ một con người dị hình, xấu xí đã trở thành đẹp đẽ, thông minh, tài giỏi và xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đồng thời khơi dậy trong chúng ta niềm tin. Niềm tin ấy đã trở thành đạo lý mà nhân dân ta vẫn dạy: người tài giỏi, đức độ phải được hưởng hạnh phúc hay rộng hơn "ở hiền gặp lành", còn những kẻ độc ác, gian tham sẽ bị trừng trị.

Qua hình ảnh các nhân vật trong truyện, ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu về giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người. Muốn đánh giá đúng bản chất con người đừng nên chỉ quan sát bề ngoài. Đây chính là giá trị nhân dân, truyền thống dân tộc tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hơn thế nữa, truyện còn đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh. Lòng nhân ái đem lại hạnh phúc cho cả Sọ Dừa và cô út.

Có thể thấy Truyện Sọ Dừa mang đậm giá trị nhân đạo và nhân văn cao cả. Thực tế cho thấy rằng trong cuộc đời cũng như trong truyện cổ tích, hạnh phúc của những con người chân chính luôn bị kẻ độc ác đe dọa, tìm cách cướp đoạt. Nhân dân ta đã ý thức rõ điều này nên đã để cho nhân vật cảnh giác, đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình. Sọ Dừa đưa cho vợ những vật dụng khi chia tay cũng vì thế. Truyện đã đề cập đến một loại người đau khổ nhất, một số phận thấp hèn nhất. Đau khổ thấp hèn đến nỗi từ vẻ bên ngoài đã không ra con người. Thế nhưng ban đầu cái vỏ xấu xí làm cho thân phận nhân vật thấp kém bao nhiêu thì về sau tài năng phẩm chất và sự biến hóa lại làm cho nhân vật trở nên khác thường, đẹp đẽ bấy nhiêu. Đó là quan niệm dân chủ, thái độ trân trọng, khẳng định của nhân dân đối với những con người bị coi là "hèn kém" trong xã hội giai cấp. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.

Cái kết có hậu của Sọ Dừa cùng những tinh tiết li kì hấp dẫn đã làm truyện Sọ Dừa sống mãi trong lòng bạn đọc. Câu chuyện như một lời khuyên về thái độ đối xử với những người có thân phận thấp kém, chịu những bất hạnh trong cuộc đời. Chúng ta không thể nhìn vẻ bề ngoài mà coi thường người khác. Câu truyện như một tiếng chuông kêu gọi sự công bằng bình đẳng trong xã hội.

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 3

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc thì em thích nhất là câu chuyện Sọ Dừa, bởi đây là một câu chuyện đã được lưu truyền trong dân gian và truyện đã thể hiện ước mơ được đổi đời và mong muốn những điều tốt đẹp nhất, may mắn nhất sẽ với những con người hiền lành, lương thiện cũng như khao khát một xã hội công bằng, bình đẳng, nơi mà con người luôn được coi trọng. Và hơn thế, thông qua câu chuyện, nhân dân ta muốn gửi gắm đến con cháu của mình đừng có vì hình thức, vì dáng vẻ bên ngoài mà có thể đánh giá một con người, bởi nếu chỉ nhìn bề ngoài thì không thể nào có thể biết được bản chất bên trong. Cũng như ông cha ta đã nói: Đừng trông mặt mà bắt hình dong hay Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu chuyện mở đầu với một người đàn bà đã già mà vẫn chưa có được một mụn con, cũng giống như sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng thì Sọ Dừa ra đời cũng có nhiều điểm khác biết. Nếu như người mẹ trong truyện Thánh Gióng vì ướm chân vào một vết chân lớn mà mang bầu thì người mẹ của Sọ Dừa lại đi vào rừng khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa rồi mang bầu và sinh ra một đứa con có cái đầu tròn lông lốc, không thân, không chân tay gì cả. Nhưng như ông cha ta đã nói: mẹ nào mà nỡ vứt bỏ đứa con mình đã đẻ ra, vậy là bà mẹ vì quá thương con mà đã giữ con lại để nuôi nấng và đặt tên cho con là Sọ Dừa.

Bởi vì chỉ có mỗi cái đầu tròn lông lốc mà Sọ Dừa bị mọi người xung quanh xa lánh vì cái hình dáng của mình cũng như coi Sọ Dừa đích thị là một kẻ vô dụng bởi chàng chẳng làm được gì. Nhưng có phải Sọ Dừa không muốn làm hay muốn trốn việc đâu, mà chỉ đơn giản là với cái hình dạng của chàng thì chàng không thể nào có thể giúp ích được mẹ hay mọi người. Nhưng liệu câu chuyện chỉ có như vậy? Không, Sọ Dừa không thể nào ngồi yên để mẹ vất vả nuôi mình, chàng đã xin thưa với mẹ rằng mẹ hãy xin cho chàng việc chăn bò ở nhà của phú ông. Dù mẹ chàng có vẻ nghi ngờ nhưng cũng đành vì chiều lòng con mình mà đồng ý. Và thật sự là Sọ Dừa đã cho mọi người phải giật mình vì sau một thời gian, đàn bò mà Sọ Dừa chăn, con nào con nấy cũng no căng, béo mượt nên phú ông cũng rất hài lòng.

Sọ Dừa có một bí mật mà chỉ riêng chàng biết, đó là những khi chàng chăn bò, khi đàn bò đang mải miết gặm cỏ thì chàng lại trút bỏ lớp vỏ bên ngoài và trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú và ngồi thổi sáo. Tiếng sáo của chàng còn lay động cả lòng người. Dù mẹ đã chiều Sọ Dừa để xin cho chàng đi làm việc nhưng mẹ chàng còn tỏ ra ngạc nhiên hơn khi Sọ Dừa ngỏ ý muốn lấy con gái phú ông về làm vợ. Làm sao lại có thể như thế được, khi Sọ Dừa chỉ là con nhà nghèo hèn, gia cảnh lại tầm thường vậy nên khi phú ông nghe thấy lời ngỏ ý của mẹ Sọ Dừa bèn phá lên cười đẩy mỉa mai, châm chọc. Nhưng dù sao thì cũng thử làm khó chàng bằng sính lễ. Nhưng những yêu cầu cao của phú ông, chàng đều làm được hết. Vì bị lóa mắt bởi những sính lễ mà Sọ Dừa đem đến, hay phú ông đang dần bị khuất phụ bởi đồng tiền, bởi một kẻ tham lam. Nhưng đến lần thứ 2, phú ông lại làm khó Sọ Dừa khi không biết có đứa con gái nào của ông ta sẽ đồng ý. Và ông ta thầm nghĩ, sẽ chẳng có đứa con gái nào của ta sẽ đồng ý và tất nhiên là phú ông sẽ có thể có hết những sính lễ kia.

Tuy nhiên, cô con gái út của phú ông đã làm ông ta thất vọng khi đã đồng ý lấy Sọ Dừa. Bởi chính nàng đã nhìn ra được bản chất tốt đẹp ở bên trong của Sọ Dừa. Trong khi hai cô chị thì dè bỉu, chê bai Sọ Dừa vì họ là những người chỉ ham giàu sang, quyền quý, thì cô Út lại đồng ý lấy Sọ Dừa dù biết là chàng có hình dạng kỳ dị nhưng trong chàng lại sáng lên một vẻ đẹp về phẩm chất cao quý.

Sau đó, Sọ Dừa đã cưới được cô Út và phép lạ đã biến chàng trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú cũng như nhà sự tài giỏi của chàng đã giúp chàng trở thành Trạng Nguyên. Từ câu chuyện này, ta có  thể thấy sự phân hóa giàu nghèo đã bị xóa nhòa bởi khoảng cách. NHững sự kỳ thị của con người với những người có vở bọc bên ngoài xấu xí, kỳ dị nhưng lại ẩn chứa ở bên trong một bản chất tốt đẹp. Tưởng chừng câu chuyện khép lại với sự ngỡ ngàng của mọi người, sự ghen tức của hai cô chị. Nhưng cũng vì sự tài trí của mình mà trước khi đi sứ Sọ Dừa đã dự tính được những mưu kế của hai người chị với cô Út nên chàng đã để lại cho nàng một số đồ vật để có thể phòng thân. Và hiển nhiên rằng linh cảm của chàng Sọ Dừa đã đúng, 2 cô chị của nàng Út đã hãm hại cô, nhưng do nàng đã có những đồ mà Sọ Dừa đã chuẩn bị cho nàng nên chàng nhanh chóng thoát nạn.

Việc Sọ Dừa trở về quê hương và đưa vợ về cùng mà không vạch trần sự độc ác của hai cô chị đã ráp tâm hãm hại em mà hành động của Sọ Dừa lại cho thấy dù không nói ra một lời nào nhưng hành động đó cũng khiến cho hai cô chị phải xấu hổ mà bỏ đi mất.

Câu chuyện khép lại mà để cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc về cách nhìn nhận một con người không chỉ qua bề ngoài mà còn phải hiểu bản chất của họ – đó mới chính là cái đáng quý ở bên trong con người. Do vậy, mà câu chuyện không chỉ ở trong xã hội cũ mà nó còn phản ánh chính cuộc sống hiện tại – nơi mà sự ưa chuộng hình thức mà quên mất đi cái bản chất vốn có vẫn đang còn tồn tại. Tuy nhiên, trừ một bộ phận nhỏ đó thì tất cả chúng ta, những con người đang sống, đang hy vọng và niềm tin vào cái chính nghĩa, vào bản chất tốt đẹp của con người ta sẽ mãi mãi không bao giờ có thể thay đổi hay bị mất đi.

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 4

"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích đặc sắc và độc đáo trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đặc sắc và độc đáo về cốt truyện, hấp dẫn về các tình tiết, yếu tố li kì mà lại rất đời, đan xen vào nhau tạo nên nhiều tình huống đã tô đậm cảm hứng nhân văn. ước mơ và niềm tin về một sự đổi đời, về hạnh phúc tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta khi nghĩ về số phận, thân phận, về những nhân vật "bé nhỏ" như chàng Sọ Dừa trong cổ tích.

Yếu tố thần kì, tính chất thần kì trong truyện "Sọ Dừa " không phải do một lực lượng siêu nhiên như Phật trong "Tấm Cám", như Tiên ông trong "Cây tre trăm đốt", như Ngọc Hoàng… trong truyện "Thạch Sanh", v.v… mà là ở tự thân nhân vật Sọ Dừa, là ở những khả năng tiềm tàng, tiềm ẩn trong tâm hồn và tính cách nhân vật. Hai con gà biết gáy và biết truyền tin từ hai quả trứng do quan Trạng trao lại cho vợ trước khi đi sứ, cũng không giông con chim phượng hoàng biết nói trong truyện "Cây khế". Yếu tố thần kì là sức mạnh vươn lên, là khát vọng được làm người, được sống trong hạnh phúc và sự toàn thiện toàn mĩ của nhân vật Sọ Dừa.

Hai mẹ con Sọ Dừa để lại trong lòng ta nhiều ấn tượng tuyệt đẹp. Sọ Dừa, một tuổi thơ đầy bất hạnh. Mồ côi bố, gia đình nghèo khổ, mang dị hình dị dạng rất đáng thương: "không chân không tay, tròn như một quả dừa…Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lãn lông lốc trong nhà, chăng làm được việc gì!". Đứa con là hột máu cắt đôi của mẹ, là sự kết tụ bao tình thương của mẹ hiền. Thế nhưng có lúc bà mẹ Sọ Dừa lại "toan vứt" Sọ Dừa đi, vì bà "buồn lắm". Nỗi khổ tâm ấy, bi kịch ấy kể làm sao cho xiết được? Câu nói đầu tiên của một em bé dị dạng là một câu nói kêu thương, muốn được làm người, muốn được sống mãi bên cạnh mẹ hiền: "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp". Câu nói thứ hai của Sọ Dừa là câu nói khẳng định chất người của mình, khả năng lao động của mình, mặc dù không có chân, không có tay: "Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được…". Và thật sự Sọ Dừa đã chăn bò giỏi. Chú chẳng quản nắng mưa. Đàn bò của phú ông ngày một trở nên béo tốt. Phú ông "mừng lắm". Mẹ già chắc là vui mừng nhiều hơn.

Còn chúng ta, ai mà chẳng ngạc nhiên thú vị? Kì diệu thay, từ một mục đồng, Sọ Dừa có lúc biến thành "một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ". Sọ Dừa đã biến thành một Tiên đồng vừa chăn bò vừa thổi sáo, thổi khúc nhạc Thiên thai. Hình dáng thì "khôi ngô ", tâm hồn thì yêu đời, tính cách thì phi phàm. Thiên hạ không thể biết. Mẹ hiền cũng chẳng hay. Chỉ có người đẹp – cô gái út của phú ông là nghe được tiếng sáo véo von và biết được hình ảnh chàng trai khôi ngô đang ngồi trên võng đào thổi sáo "không phải là người phàm trần". Tình tiết này là mộng hay thực? Tính độc đáo của truyện "Sụ Dừa" trước hết là ở tình tiết ấy. Câu nói thứ ba của Sọ Dừa là "giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ" vào cuối mùa ở. Sính lễ mà phú ông nói ra là một thách thức vô cùng to lớn đối với mẹ con Sọ Dừa. Thế mà đúng ngày hẹn, túp lều của hai mẹ con đã biến thành một tòa nhà ngói năm gian to đẹp, có hàng chục gia nhân ăn mặc lộng lẫy đủ màu sắc cùng hai mẹ con Sọ Dừa đem sính lễ sang nhà phú ông. Một lễ ăn hỏi hiếm có xưa nay: "một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vồ rượu tăm". Chẳng do Tiên, Phật ban cho. Lễ vật ấy là do phép lạ của Sọ Dừa mà có. Sọ Dừa đã cưới được con gái phú ông, cô út xinh đẹp. Trong lễ cưới, Sọ Dừa đã cởi lốt "sọ dừa" mà trở thành một chàng trai khôi ngô tuân tú. Cả hai họ đều "sửng sốt, mừng rỡ".

Từ một kẻ dị dạng, không có chân tay, chỉ biết lăn…, Sọ Dừa dần dần biến đổi thành mục đồng, biết thổi sáo, biết yêu rồi lấy được vợ đẹp, thay hình đổi dạng, trở thành một chàng trai khôi ngô tuân tú. Đó là một sự đổi đời, đổi kiếp rất kì lạ, kì diệu của Sọ Dừa. Hầu như tình tiết nào cũng bao phủ yếu tố hoang đường, mộng ảo. Cảnh lấy vợ của Sọ Dừa đã thể hiện ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay: muôn được làm người, muôn được sống trong hạnh phức.

Sọ Dừa không chỉ có phép lạ, có chất người mà còn có nhiều tài năng. Sau ngày cưới vợ, tài năng của chàng ngày một phát lộ và phát triển. Ca dao cổ có câu nói lên mơ ước của các cô gái ngày xưa về đường tình duyên:

"Chẳng tham ruộng cả ao liền,

Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ".

Đó cũng là ước mơ của cô út. Sọ Dừa là một người chồng lí tưởng của cô út. Rất thông minh, ngày đêm miệt mài đèn sách. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên. Sọ Dừa còn có tài làm quan nên được nhà vua cử đi sứ. Sọ Dừa là nhà tiên tri. Con dao, hòn đá lửa, hai quả trứng gà mà quan trạng đưa cho vợ, kèm theo lời dặn "phải giắt luôn trong người… " đã thể hiện tài năng đó. Nhờ những thứ bình thường ấy mà khi cô út bị hai người chị độc ác, tàn nhẫn đẩy xuống biển, cô đã có đủ phương tiện để tự cứu, được sống sót, được gặp lại chồng. Quan trạng Sọ Dừa sau khi đi sứ về, tuy biết rõ "tim đen" và hành vi tội lỗi của hai người chị vợ, vẫn ứng xử một cách tế nhị và độ lượng. Một mặt, quan trạng giấu kín vợ trong buồng, mặt khác vẫn gặp gỡ hai người chị vợ, nhưng "không nói gì". Sau đó quan trạng mới cho vợ xuất hiện, chào hai chị và mọi người đang dự tiệc… Không mắng chửi. Không trả thù. Thế mà hai người chị vợ cảm thấy xấu hổ, bỏ nhà trôn đi biệt xứ. Cái kết có hậu của truyện "Sọ Dừa" vừa ca ngợi sự bao dung độ lượng của quan trạng, đồng thời thể hiện tấm lòng đức độ, hồn hậu của nhân dân.

Truyện cổ tích "Sọ Dừa" có bao yếu tố hoang đường, có bao tình huống hấp dẫn. Mạch truyện và cốt truyện phát triển hợp lí, tự nhiên. Sọ Dừa – đứa ở chăn bò – tiên đồng thổi sáo – có chĩnh vàng cốm… để hỏi vợ, rồi cưới vợ, trở thành chàng trai tuấn tú – đỗ trạng nguyên, vua cử đi sứ… Người mẹ, người vợ được nói đến rất giàu tình thương, nhân hậu và vị tha, nhẫn nhục và dũng cảm tháo vát. Uống nước đựng trong cái sọ dừa mà người đàn bà ngoài 50 tuổi thụ thai rồi đẻ ra một đứa bé không chân không tay… mà biết chăn bò. Sọ Dừa hóa thành một tiên đồng ngồi trên võng đào thổi sáo, đã hóa phép để có một sính lễ sang trọng gồm một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm… Sọ Dừa trở thành một chàng trai tuấn tú khi cưới vợ… và con gà gáy tiếng người trên hoang đảo… Đó là những yếu tố hoang đường tạo nên sự hấp dẫn, cảm hứng nhân văn, và ước mơ đổi kiếp, đổi đời được sông trong hạnh phúc – là mơ ước của nhân dân ta bao đời nay.

"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích thần kì, một giấc mơ đẹp.

Cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa – Bài làm 5

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.

Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.

Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “ Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.

Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vân thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ  không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.

Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kì lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.

Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.

Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.

Bài viết liên quan

0