28/05/2017, 20:03

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh Bài làm  Xuân Quỳnh là một trong số ít những nhà thơ nữ để lại được những dấu ấn trong lịch sử văn học nước nhà. Thơ của Xuân Quỳnh giản dị mộc mạc nhưng lại chạm được đến nhưng phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Bài thơ “ Tiếng ...

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh Bài làm  Xuân Quỳnh là một trong số ít những nhà thơ nữ để lại được những dấu ấn trong lịch sử văn học nước nhà. Thơ của Xuân Quỳnh giản dị mộc mạc nhưng lại chạm được đến nhưng phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Bài thơ “ Tiếng gà trưa”  được ra đời trong hoàn cảnh cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Trong không khí một “ tiếng gà trưa” đã đánh thức một miền ký ức xa xôi của người chiến sỹ cộng ...

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Bài làm

 Xuân Quỳnh là một trong số ít những nhà thơ nữ để lại được những dấu ấn trong lịch sử văn học nước nhà. Thơ của Xuân Quỳnh giản dị mộc mạc nhưng lại chạm được đến nhưng phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Bài thơ “ Tiếng gà trưa”  được ra đời trong hoàn cảnh cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Trong không khí một “ tiếng gà trưa” đã đánh thức một miền ký ức xa xôi của người chiến sỹ cộng sản. Bằng những câu thơ giản dị tác giả gợi nên những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Mở đầu bài thơ là tiếng gà cục ta… cục tác  giữa buổi trưa hè là hình ảnh quen thuộc ở mọi miền quê Việt. Tiếng gà như một chất xúc tác đánh thức lại mọi ký ức của người chiến sỹ. Tác giả sử dụng điệp tử “nghe”  để mở rộng và tạo nên chiều sâu cảm xúc của nhân vật.  Mỗi lần từ “ nghe” được lắm lại thì dường như không gian, thời gian theo tiếng  gà lan tỏa ra để người chiến sỹ chìm dần trong những kỷ niệm ngọt ngào ngày nhỏ.  Để những kỷ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Những kỷ niệm thật giản dị, đó là những  những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng. Đó là hình ảnh một chú bé tò mò về vạn vật của cuộc sống , cả thế giới dường như thật bình yên. Và thương biết mấy hình ảnh cháu to mò xem gà đẻ bị bà mắng yêu:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

tienggatruaxuanquynh

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Đàn gà là gia sản của của bà để bà chắt chiu tần tảo lo cho cháu. Từng quả trứng được bà cất giữ cẩn thận để sau này bán đi mua quần áo sách vở cho cháu yêu. Tiếng bà mắng cháu tò mò nghịch ngợm mới chan chứa yêu thương làm sao. Và cháu ngây ngô dại khở đáng yêu làm sao nghe bà mắng tưởng thật sợ bị lang mặt về nhà lấy giương soi. Phải chẳng đây là những kỷ niệm tuổi thơ của chính tác giả.

Và ký ức về bà cứ thế ùa về.

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Mỗi khi đông tớ là bà lại lo “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” . Vì nếu, chẳng may việc đó xẩy ra cháu bà sẽ chẳng có quần áo mới để vui tết, vui xuân. “Cứ hàng năm hằng năm”  đã làm cho không gian dương như dài ra cũng là cách tác giả giúp người đọc cảm nhận được đức hi sinh, nhẫn lại của người bà . Cùng là sự kính yêu vô bờ của cháu đối với người bà của mình.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt.

Ngày còn bé thật ngay thơ, nhận được quần áo mới thì mới vui sướng. Tác giả sử dụng các từ “ sột soạt” để thể hiện hiện miền vui thích của trẻ khi được nhận quà.  Cháu chẳng chê ống rộng, áo trúc vì hơn ai hết cháu hiểu đó là tình yêu của bà danh cho cháu.

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Chìm vào giấc ngủ trưa trong không gian thanh bình để trở về tuổi thơ chính là nguồn động lực để cậu bé tinh nghịch ngày xưa này đã thành người chiến sỹ cộng sản chắc tay súng chiến đấu vì:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Không phải vì đất nước, vì dân tộc hay những lý tưởng kỳ vĩ mà vì những điều giản dị nhất trong mỗi con người.  Tình yêu nhỏ nằm trong tình yêu lớn tạo thành tình yêu dân tộc . Ở đây cũng cho ta thấy sự trưởng thành của cậu bé nhỏ ngày nào . Giờ đây cậu đã đủ sức mạnh để bảo vệ những gì thân thương, nhỏ bé nhất của mình, hình ảnh đó mới cao đẹp làm sao.

“ Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh với lời văn nhẹ nhàng, gần giũi đã đánh thức những ký ức xa xôi nhất trong tâm hồn mỗi con người.  Để mỗi khi đọc bài thơ này, mỗi độc giả lại được chìm đắm trong tình yêu của bà.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Phân tích bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Phan tich tieng ga trua cua Xuan Quynh

Cảm nhận về người Bà trong tác phẩm Tiếng gà trưa

0