31/05/2017, 12:50

Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

Nằm ngay trong nhan đề của chương: “Hạnh phúc của một tang gia”. Mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, thực hiện được ý đồ riêng tư của mình. Cho nên cái chêt kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm... Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa ...

Nằm ngay trong nhan đề của chương: “Hạnh phúc của một tang gia”. Mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, thực hiện được ý đồ riêng tư của mình. Cho nên cái chêt kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm... Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích... Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma, vân vân...

Anh/chị hãy phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

Dàn ý tham khảo

I.    Mở bài

Một trong số những tác phẩm văn học tiêu biểu cho xu hướng hiện thực đã phê phán kịch liệt cái xã hội tư sản thành thị trước Cách mạng tháng Tám 1945 là tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

Với lối văn châm biếm sắc sảo, các chương trong “Số đỏ” đều là những màn hài kịch đầy thú vị, đặc biệt là chương XV “Hạnh phúc của một tang gia”.

II.   Thân bài

1.   Những người trong tang quyến

a)   Tang gia có hạnh phúc

Tang gia nào cũng buồn rầu, đau đớn trước cái chết của người thân. Trái lại, mỗi người trong gia đình cụ cố Hồng đều vui mừng, cảm thấy có hạnh phúc khi cụ cố tổ vừa mất:

-     Ông phán mọc sừng cảm thấy hạnh phúc vì được thêm số tiền là vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng.

-     Cụ cố Hồng nhắm mắt mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chông gậy... để thiên hạ đều chỉ trỏ khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế...

-     Ông Văn Minh thích thú vì cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa.

-     Cậu Tú Tân sướng điên người vì có dịp thi thố tài chụp ảnh.

-     Bà Văn Minh nôn nao chờ lăng xê kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa, cuối cùng được như ý.

b)  Mâu thuẫn trào phúng cơ bản

Nằm ngay trong nhan đề của chương: “Hạnh phúc của một tang gia”. Mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, thực hiện được ý đồ riêng tư của mình. Cho nên cái chêt kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm... Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích... Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma, vân vân...

Tuyệt nhiên không ai tỏ ra đau buồn thương tiếc người quá cố. Thiếu vắng loại tình cảm ấy, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Thật vậy, còn phũ phàng hơn là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ. Chính ông Văn Minh, cháu nội của người quá cố, còn thầm biết ơn Xuân Tóc Đỏ, tình cờ đã gây ra cái chết của cụ già đáng ghét.

2.   Đám tang

      a) Sự đua đòi lối sống văn minh rởm

Với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, qua một số chi tiết chọn lọc, hình ảnh đám tang lộ rõ sự đua đòi lối sống văn minh rởm.

-     Đó là một đám ma to tát, long trọng, theo cả lối Ta, Tầu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng, và bu đích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ.

-     Đó là một đám ma làm huyên náo cả thành phố mà kèn Ta, kèn Tây, kèn Tầu lần lượt thay nhau mà rộn lên, (...) kể cả là danh giá nhất tất cả.

-     Đặc biệt đây là dịp quảng cáo đồ xô gai tân thời, cái mũ man trắng viền đen... có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. Nhân đó, Tuyết bèn mặc đồ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.

b)  Thực chất kì quặc, lo lắng

Kì thực những gì gọi là to tát, long trọng, danh giá của cái đám ma ấy chỉ là sự phô trương giả dối, sự rởm đời lố lăng, thể hiện tâm lí háo danh hết sức kì quặc, qua những hình thức nghi lễ đưa tang hổ lốn đến buồn cười.

Tác giả đãhạ một câu văn trọn vẹn sự mỉa mai cực độ: Thật là một đám ma to tát có thể làm người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu!...

3.   Những người đưa tang

a)   Bọn người mang danh thượng lưu, văn minh

Tiếp tục sử dụng các yếu tố gây mâu thuẫn để trào phúng, tác giả còn dùng biện pháp phóng đại về dạng cách lố bịch nhung đều giống như thật đâu đó ngoài đời:

-     Những ông bạn thân của cụ cố Hồng hình như đưa đám tang để khoe huân chương, huy chương, khoe những kiểu râu hoặc dài hoặc ngắn hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn.

-     Hàng trăm giai thanh gái lịch của Hà Thành văn vật đang Âu hóa với một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, và Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, vân vân... đều mang vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

b)  Thực ra đó là bọn cặn bã của xã hội tư sản thành thị

Bạn của cụ cố Hồng, các vị tai to mặt lớn của xã hội thượng lưu đó đều cảm động (...) khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết... lộ rõ tính háo sắc đến vô liêm sỉ dù họ đang sát ngay với linh cữu.

Cả đám đông đưa tang đó vừa đi vừa chim chuột, soi mói, bình luận về cơ thể phụ nữ, nói với nhau những chuyện nhảm nhí trong đời sống đồi bại thường ngày của họ, đã biếu lộ mọi góc cạnh của cái vô văn hóa, vô đạo đức của bọnngười cặn bã của xã hội tư sản thành thị thời ấy.

c)   Nhân vật Xuân Tóc Đỏ

Xuất hiện giữa đám tang đang di chuyển, đã làm cho cảnh đưa đám thêm lố lăng. Hắn bộc lộ tính tinh quái, láu lỉnh bên cạnh tính đểu cáng và dâm đãng vốn có. Hắn biết tự quảng cáo đúng chỗ, xuất hiện đúng lúc, đáp ứng đúng ý thích của những người mà hắn cần lấy lòng như Tuyết, như cụ bà. Đen cảnh ông Phán dúi tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư, Xuân Tóc Đỏ vội nắm tay cho khỏi có người nom thấy trở thành đỉnh điểm của màn hài kịch đưa tang này. Sự giả dối, bịp bợm ở đây thật vô sỉ đến ghê tởm.

III. Kết bài

Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã vạch mặt bọn trưởng giả chạy theo đồng tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng, đồi bại thời đó qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”.

Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một nhà văn hiện thực hàng đầu trong nền văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Anh/chị hãy bàn về tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống trào phúng trong đoạn trích đó.

Gợi ý:

a)   Tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia do chính tác giả đặt. Nó chứa đầy nghịch lí, ngược đời.

Tiêu đề này làm nổi bật mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh, giữa vui sướng và buồn khổ, giữa trang nghiêm thành kính và bát nháo nhố nhăng. Nó làm bật lên tiếng cười phê phán, phơi bày thực chất của tầng lớp thượng lưu tư sản thành thị.

b)  Tình huống trào phúng ngay trong đám ma cụ tổ

-     Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng. Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu thay nhau rộn lên. Có tới 300 câu đối, và trăm người đi đưa. Cậu tú Tân chỉ huy những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ.

-     Những ông tai to mặt lớn thì đi sát ngay bên linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng. "Thật làmột đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu".

      “Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng", "Đám cứ đi...". "Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phấm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau". Thôi thì đủ chuyện.

Tất cả những chuyện ấy được che đậy bằng "vẻmặt buồn rầu của những người đi đưa ma".

-     Tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia.

Đây là lúc cảm động nhất. Người sống vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy người thân yêu, ruột thịt của mình. Vì thế Vũ Trọng Phụng đã miêu tả hai chi tiết đáng lưu ý:

+ Một là "Cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau nước mắt thế này, như thế nọ".

+ Hai là tiếng khóc của cụ cố Hồng là anh con rể: "Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hứt!. Hứt!... Hứt!" Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hóa ấy".

Tác giả mỉa mai trào phúng xã hội thượng lưu thối nát, suy tàn...

Anh/chị hãy phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Gợi ý:

a)   Cách quan sát, miêu tả của Vũ Trọng Phụng trong toàn bộ chương truyện - nhất là miêu tả đám tang diễu hành trên đường phố đã giúp người đọc, người nghe nhận ra: toàn cảnh và cận cảnh.

-     Toàn cảnh là một đám ma to tát, sang trọng.

-     Cận cảnh phơi bày sự hồn tạp giữa ta và Tây, ta và Tàu, là lời tán tình, bình phẩm... Tất cả làm nổi bật sự mâu thuẫn giữa chân thành và giả dối của những kẻ hám danh, chạy theo mốt của xã hội tư sản thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

b)  Sử dụng hình ảnh tái hiện nhiều lần: “Đám cứ đi” có tác dụng khắc sâu trong lòng người đọc về một đám ma bề ngoài có vẻ nổi đình, nổi đám nhưng bên trong là trống rỗng, giả tạo.

c)   Lời văn của Vũ Trọng Phụng cũng tăng thêm chất trào phúng, hài hước. "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho ngiĩời chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gừ cái đầu".

"Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhổn nháo lên khen đám ma to, đúng với ýmuốn của cụ cốHồng”, "Đám cứ đi... "Trong mây ừ ăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhan”.

Anh/chị hãy tìm ra những mâu thuẫn và từng chân dung trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia.

Gợi ý:

1.   Từ cụ cố Hồng đến Văn Minh, Tuyết, tú Tân đều giả dối không đúng với thực tâm.

2.   Ông Typn —>Tôi yêu phụ nữ lại là người ích kỉ với vợ.

3.   Bà Phó Đoan được trao tặng bằng “Tiết hạnh khả phong” với hai đời chồng.

4.   Cụ cố Hồng háo danh nhưng chẳng hiểu biết gì.

Đám con cháu tỏ ra chí tình, chí hiếu nhưng thực chất là bất hiếu. Đám con cháu ấy muốn tạo ra cảnh đưa đám sang trọng nhưng thực chất là nhốn nháo, lố lăng, đồi bại. Cho đến Min Đơ, Min Toa cảnh sát thuộc bộ 18 được thuê giữ trật tự cho đám ma, nên trông coi hết lòng.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0