31/05/2017, 12:50

Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù?

Tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân và một bên là quản ngục. Chính trong mối quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính ...

Tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân và một bên là quản ngục. Chính trong mối quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và chủ đề của truyện. Điều thú vị là cả hai con người ấy ở vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri ân tri kỉ. Bời họ biết phát hiện ra cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Họ có ...

Anh/chị hãy phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù và nêu tác dụng của nó?

Gợi ý:

-     Tình huống truyện là tất cả những gì thuộc về đời sống con người, sự việc,môi trường xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định.

Tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân và một bên là quản ngục. Chính trong mối quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và chủ đề của truyện. Điều thú vị là cả hai con người ấy ở vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri ân tri kỉ. Bời họ biết phát hiện ra cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Họ có tâm hồn nghệ sĩ.

-     Tác dụng: Tạo sự hấp dẫn, thi vị, bất ngờ cho người đọc. Qua đó chúng ta càng thấy một tài hoa trong tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Tuân.

Anh/chị hãy phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Gợi ý:

a)   Quản ngục là người say mê, quỷ trọng cái đẹp, phát hiện ra cái đẹp và đánh giá đủng tài năng của Huấn Cao.

-     Sở nguyện cao quý nhất của quản ngục là “Có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lam ”, “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có được vật báu trên đời”

-     Quản ngục khổ tâm "Có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào xin được chữ" và "Y chỉ lo mai mốt, ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất".

-     Quản ngục cũng là người đã biệt đãi Huấn Cao. Bị sỉ nhục vẫn điềm đạm "xin tuân lệnh". Điều đó chứng tỏ quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp.

b)  Quản ngục cũng là người không biết sợ cường quyền.

-     Chăm lo, biệt đãi tù án chém là một việc làm thể hiện sự dũng cảm, bất chấp luật pháp và trách nhiệm của quản ngục.

-     Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho là “chọn nhầm nghề”. Ba nét trên đây chứng tỏ quản ngục cũng thuộc hạng người biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài, biết nghe lời khuyên nhủ của Huấn Cao. Một lòng tâm phục, khẩu phục nghẹn ngào “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu... Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Quản ngục thay tiếng ấy để chỉ công việc chức trách. Đấy chỉ là cái áo khoác phủ ngoài của một tâm hồn đẹp. Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Cảnh Huấn Cao cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù gợi cho anh/chị nhĩmg suy nghĩ gì?

Gợi ý:

a)   Cảnh Huấn Cao cho chữ

-     Huấn Cao "đỡ quản ngục đứng thẳng người". Đây là hình ảnh đáng chú ý. Vì Huấn Cao muốn quản ngục đứng ngay ngắn, trang nghiêm để đón nhậnlời khuyên chân thành và thiêng liêng đối với cuộc đời nói chung và quản ngục nói riêng. Huấn Cao khuyên quản ngục thay chỗ ở, tìm về nhà quê thoát cái nghề này, cái nghề tàn bạo, độc ác, ỷ thế, cậy quyền để giữ thiên lương cho lành vững, rồi hãy nghĩ tới chuyện chơi chữ. Huấn Cao đã cho quản ngục một lời khuyên, một nhân cách sống.

-     Vì đây là đoạn thể hiện rõ mục đích và ý định của nhà văn.

+ Mọi kỉ cương, nền nếp trong nhà lao bị đảo lộn: Tử tù được sùng bái kính trọng, kẻ cai ngục giữ tù thì khép nép, khúm núm. Đặc biệt, tù nhân lại răn dạy cai ngục. Cai ngục vái lạy tù nhân.

+ Có nhiều sự đối lập kì lạ (ánh sáng/bóng tối, tà nhân/cai tù, cái đẹp/ cái dơ bẩn, thiên lương/độc ác).

b)  Những suy nghĩ

-     Nhà văn muốn tôn vinh cái đẹp: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cải đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn. Thiên lương chiến thắng tội ác.

-     Hình tượng Huấn Cao thể hiện quan điểm tiến bộ của Nguyễn Tuân về cái đẹp. Đó là tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

Viết một đoạn vãn (khoảng 30 dòng) về nhân vật Huấn Cao?

Gợi ý:

-     HS có thể chọn các chi tiết, sự việc để viết về Huấn Cao. Ví dụ đoạn Huấn Cao cho chữ. Bài viết phải chân thành, giàu cảm xúc.

Anh/chị hãy phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù?

Gợi ý:

a)   Nét nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Chữ người tử tù là bút pháp lãng mạn. Bút pháp lãng mạn thể hiện:

Xây dựng nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục

Chọn tình huống độc đáo: cho chữ

Ngôn ngữ truyện tạo không khí cổ xưa...

-     Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật (Huấn Cao và Quản ngục) trong quan hệ soi sáng lẫn nhau. Tính cách Huấn Cao hiện lên đậm nét với mọi vẻ đẹp là nhờ được soi sáng trong cặp mắt và những suy nghĩ, cách đánh giá của viên Quản ngục. Ngược lại, nhân vật Quản ngục ngoài những đoạn độc thoại nội tâm còn là cách nhìn nhận của Huấn Cao để làm rõ Quản ngục chỉ là chức danh, là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp.

-     Ngôn ngữ truyện đã góp phần đưa người đọc đến Một thời vang bóng. Đó là các từ ngữ: phiến trát, thơ lại, đề lao...

-     Nhịp điệu chậm rãi của câu văn như gợi lên nhịp sống thời xưa. Đọc đoạn này: “Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nộicỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó sủa ma... Một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân giời không định...”.

Tuy nhiên cũng cần nhận ra, tác giả đã làm sống đúng hơn là phục chế cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại.

b)  Bên cạnh biện pháp lãng mạn, tác giả sửdụng bút pháp tả thực và phân tích tâm lí nhân vật trong khi đó văn học Trung đại không tả thực, không phân tích tâm lí nhân vật.

Sử dụng bút pháp tả thực và phân tích tâm lí nhân vật để khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lí và tính cách, gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả, thể hiện phong cách nghệ thuật đậm nét và rất riêng của Nguyễn Tuân.

Cảm nhận của anh/chị về cảnh Huấn Cao cho chừ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Dàn ý tham khảo

I.    Mở bài

-     Có thểnói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.

-     Đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà “đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ”.

II.   Thân bài

1.   Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối

a.   Chính Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chừ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có ”.Vì sao vậy? Bình thường sẽ không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây lại có, vì ở đây có sự chiến thắng của “thiên lương” con người. Và nhà văn, với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp tương phản sắc xảo, đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thẳng đó.

b.   Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn đã tối tăm, lại vào lúc đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đô rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một “tẩm lụa bạch còn nguyên vẹn nền hồ” và “lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ấm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đến hai lần cái “ánh sáng đỏ rực”, cái “lửa đóm cháv rừng rực ” đã xua tan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam. Nhấn mạnh đến cái ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu ấy, rõ ràng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

c.   Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sắc màu vật lí, mà sâu xa hơn và khái quát hơn, đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương tri, thiên lương và bóngtối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tối của tàn bạo chính tại nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống thiện.

2.   Sự chiến thắng của cái đẹp, cải cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bấn.

a)   Cái phàm tục, sự nhơ bẩn ở đây được biểu thị rất rõ trong cảnh “một buồng chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Còn cái đẹp, cái cao thượng lại được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: màu trắng tinh của phiên lụa óng và mùi thơm từ chậu mực bốc lên - đều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời.

b)  Sự đối lập nói trên đã nêu bật, sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Tâm hồn Huấn Cao bát ngát đến chừng nào khi ông nói về mùi thơm của mực: “Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không”... Thế là không có nhà ngục nào tồn tại nữa, chẳng còn bóng tối, cũng chẳng còn mạng nhện, phân chuột, phân gián nữa. Chỉ còn lại sự thơm tho của mực, sự tinh khiết của lụa - nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người.

3.   Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.

a)   Đây là sự phối hợp giữa những con người trong cảnh cho chữ, và ở đây, ta thấy có sự thay bậc đổi ngôi. Người tù lại như người làm chủ (đường hoàng, hiên ngang, ung dung, thanh thản), còn bọn quản lí nhà ngục lại khúm núm, sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân (viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”. Thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”).

b)  Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa đậm nét trong cảnh cho chữ và những người trong cảnh ấy. Không còn là cảnh cho chữ bình thường mà là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ. Lời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử. Và lời khuyên đầy tình người ấy có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bấy lâu nay vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện. Câu nói nghẹn ngào trong nước mắt của viên quản ngục đă nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

III. Kết luận

-     Tóm tắt lại những chiến thắng trong cảnh cho chữ đã phân tích trên.

-     Ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của sự chiến thắng đó.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0