31/05/2017, 12:50

Nghệ thuật điển hình hoá và miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo.

Cái chết của Chí Phèo là một bi kịch, một tất yếu, một điểm nhấn của tác phẩm. Cái chết đó có ý nghĩa tố cáo gay gắt xã hội thực dân nửa phong kiến. Người đọc được biết rõ hơn cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao, tài năng nghệ thuật của ông trong việc xây dụng nhân vật điển hình với tâm trạng, ...

Cái chết của Chí Phèo là một bi kịch, một tất yếu, một điểm nhấn của tác phẩm. Cái chết đó có ý nghĩa tố cáo gay gắt xã hội thực dân nửa phong kiến. Người đọc được biết rõ hơn cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao, tài năng nghệ thuật của ông trong việc xây dụng nhân vật điển hình với tâm trạng, tính cách và số phận của họ. Chí Phèo từ trong tác phẩm đó bước ra ngoài đời...

a)   Chí Phèo với số phận bất hạnh

-     Ngay từ lúc sinh ra, Chí đã bị vứt ờ trong cái lò gạch cũ.

-     Năm hai mươi tuổi làm canh điền (là người đi ở làm ruộng) cho nhà Lí Kiến bây giờ là cụ Bá. Bà ba nhà Bá Kiến thỉnh thoảng gọi Chí Phèo lên đấm lưng, xoa bụng và làm cái việc "không phải". Hắn buộc phải làm. Nhưng "vừa làm vừa run" vì xấu hổ. Chỉ có thế, Chí bị người ta giải huyện rồi vào tù. Lí do vào tù cũng chẳng rõ ràng. Trong xã hội cũ, người nông dân bị bát, vào tù nhiều khi không thể lí giải nổi?

b)  ChíPhèo bán linh hồn cho quỷ dữ

-     Ở tù về Chí là con người khác hẳn "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết..." Còn đâu anh Chí lương thiện ngày xưa. Cái nhút nhát của anh canh điền đâu còn. Bây giờ là vẻ mặt của tay anh chị, một kẻ du côn. Chí đã mất hết cả hình người.

-     Bản chất con người Chí Phèo: "Hắn về hôm trước, hôm sau đã thay ngồi ở chợ uổng rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều" và "Hắn chủ yếu sống bằng cướp giật" khi thì dúm muối của cô hàng xén, mấy quả chuối xanh ở vườn nhà ai. Đời hắn là một cơn say dài vô tận... "Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say và chửi trong lúc say". Đau xót hơn khi say người ta có thể sai hắn làm bất cứ một việc gì, kể cả giết người... bàn tay hắn từng "đập nát biết bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt biết bao người lương thiện".

Chí Phèo đã mất hết cả tính người. Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Chí là quỷ dữ của làng Vũ Đại. Người ta sợ Chí, xa lánh Chí như sợ một con quỷ. Tội lỗi ấy nhà tù đế quốc phải chịu trách nhiệm.

c)   ChíPhèo bị cự tuyệt làm người và tự kết liễu đời mình

-     Bị cả làng xa lánh, bị Thị Nở từ chối, còn gì bi đát đau đớn tuyệt vọng hơn, hắn “ôm mặt khóc rưng rức". Lưỡi dao của Chí đã vung lên đâm chết kẻ thù và tự sát.

-     Cuộc sống dồn ép, tất yếu Chí phải tìm đến cái chết. Trước đây để tồn tại trên cõi đời, Chí phải bán linh hồn cho quỷ dữ. Khi linh hồn đã trở về, Chí Phèo đổi cả sự sống của mình. Niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0