31/05/2017, 12:14

Phân tích đoạn thơ Hai Bà Trưng trích Đại Nam quốc sử diễn ca

Văn chọn lọc lớp 10! "Đại Nam quốc sử diễn ca" của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái - hai vị cử nhân Hán học thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này rất độc đáo: đó là cuốn lịch sử bằng thơ, gồm 2054 câu thơ lục bát, kể về lịch sử nước ta từ thời truyền thuyết xa xưa đến thời Gia Long nhà Nguyễn. ...

Văn chọn lọc lớp 10!

"Đại Nam quốc sử diễn ca" của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái - hai vị cử nhân Hán học thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này rất độc đáo: đó là cuốn lịch sử bằng thơ, gồm 2054 câu thơ lục bát, kể về lịch sử nước ta từ thời truyền thuyết xa xưa đến thời Gia Long nhà Nguyễn.

Giá trị lớn nhất của tác phẩm là nói về linh khí Đại Nam, kể lại những chiến công oai hùng chống ngoại xâm của tổ tiên, khơi dậy ý chí tự lập tự cường của dân tộc ta với cảm hứng sử thi hào hùng. Những đoạn thơ nói về: Thần PhùĐổng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, TrọngThủy,My Châu, Hai Bà Trưng, Phá giặc Môngcổ, Cuộc khởi nghĩacủa Lê Lợi, ... lúc nào đọc cũng thấy hay, càng đọc càng thú vị.

Đoạn thơ "Hai Bà Trưng' dài 22 câu thơ khác nào như một tượng đồng kì vĩ về hai vị nữ anh hùng dân tộc được dựng nên với tất cả niềm tôn kính, tự hào.

Hai Bà Trưng quê ởChâu Phong, vì nợ nước thù nhà, mà phất cờ khởi nghĩa. Thái thú Tô Định cực kì tham tàn bạo ngược, vơ vét vàng lụa, ngọc trai, thú rừng quý hiếm, tàn sát nhân dân ta vôcùng dã man. Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa, đã khắc sâu vào trái tim lời nguyền sắt đá:

"Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên ".

Thi Sách là chống Trưng Trắc đã bị Tô Định giết hại. Bà Trưng ra trận với tư thế gánh vác trọng trách lịch sử nặng nề”

"Phứt cờ nương tử thay quyền tướng quân”

Đoạn thơ 4 câu tiếp theo làm sống dậy cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng những năm 39, 40. Hàng vạn nghĩa quân với binh hùng tướng mạnh, kéo đến vây hãm thành Long Biên, tiến công Luy Lâu. Hàng nghìn giặc Hán bị giết chết, Tô Định bạt vía kinh hồn chạy trốn về Tàu. Khí thếquật khởi của dân ta trong thời đô hộ của nhà Hán đã được thể hiện bằng những hình tượng hào hùng, giọng thơ mạnh mẽ mang âm điệu anh hùng ca. Sức mạnh "ầm ám " rung chuyển đất trời ấy được nói thật hay, bừng bừng khí thế:

“Ngàntây nổi ángphong trần,

Ầm ầm binh mã xuốnggầnLongBiên.

Hồngquần nhẹ bước chinh yên,

Đuổi ngay Tô Định, dẹp tan Biên thành”

Các từ ngữ, hình ảnh: “nổi áng phongtrần ", "ầm ầm binh mã”, “nhẹ bước chinh yên ”, “đuổi ngay ”, “dẹp tan ” được dùng rất sắc, rất sáng tạo.

Cuộc khởi nghĩa thắng lợi: 65 thành trì được giải phóng, đất nước được độc lập. Hai Bà lên làm vua đóng đô tại Mê Linh từ năm 40 - 43. Những sự kiện lịch sử ấy đã được hai nhà thơ tái hiện rất cụ thể, rõ ràng với tất cả niềm tự hào dân tộc:

"Đô kì đóngcõi Mê Linh,

Lĩnh Nam riêngmột triều đình nước ta.

Ba thu gánh vác sơn hà,

Một là báo phục, hai là bá vương".

Công lao của Hai Bà Trưng rất to lớn. Cuộc khởi nghĩa như một ngọn lửa rừng rực giữa đêm trường nô lệ 1000 năm Bắc thuộc; nó thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta, chí khí anh hùng của người phụ nữ Việt Nam ta.

Đoạn thơ 8 câu còn lại nói về Mã Viện mang quân sang xâm lược nước ta. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Hai Bà Trưng phải nhảy xuống dòng Hát Giang tự tận. Mã Viện dựng cột đồng ởải Nam Quan.

      Đoạn thơ này có những câu thơ như:

“Nữ nhi chốngvới anh hùngđược nao? ”

hay:

“Phục Ba mới dựng cột đồng,

Ai quan truyền dấu biên côngcõi ngoài”

Thi sĩ Xuân Diệu cho là "không hay mờ lại còn sai”. Mã Viện là một tướng cướp, không thểgọi là “anh hùng”. Việc hắn dựng cột đổng là một trò hể bành trướng đáng phí nhổ. Thi hào Nguyễn Du đã có vần thơ châm biếm Mã Viện tên tướng cướp:

“Những tưởng cột đồng lòe xái Việt

Chẳng dè xe ngọc lụy đàn con... "

Hình ảnh Hai Bà Trưng mãi mãi mà là biểu tượng cho khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam,chí khí quật cường và khát vọng tự do độc lập của đất nước ta, nhân dân ta.

Đoạn thơ “Hai BàTrưng" là bài ca hào hùng nói về tầm vóc nữ nhi đất Việt.

Nguồn: Những bài văn hay
0