31/05/2017, 12:14

Phân tích đoạn thơ trích trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

Văn hay lớp 10! Phân tích t â m trạng người cung nữ được nói đến trong trích đoạn thơ “Cung oán ngâm khúc ” của Nguyễn Gia Thiều. “Ngày sáu khắc, tin mongnhạn vắng, Đêm năm canh, tiếnglắng chuông rền. Lạnh lùng thay giấc cô miên, ...

Văn hay lớp 10!

Phân tích tâm trạng người cung nữ được nói đến trong trích đoạn thơ “Cung oán ngâm khúc ” của Nguyễn Gia Thiều.

“Ngày sáu khắc, tin mongnhạn vắng,

Đêm năm canh, tiếnglắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hươngtịch mịch, bóngđèn thâm u.

Tranh biếngngắm trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trôngtrên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứngtủi, ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa.

Buồn mọi nỗi, lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầybông thắm, để xơ nhụy vàng.

Đêm năm canh lần nươngvách quế,

Cái buồn này ai để giết nhau.

Giết nhau chẳngcái lưu cầu,

Giết nhau bằngcái usầu độc chưa!

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không?

Đang tay muốn rứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòngmà ra!

                                                Nguyễn Gia Thiều

Bài làm

Đoạn thơ 20 câu này là một trong những đoạn thơ hay nhất, cảm động nhất trích trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều. Những vần thơ song thất lục bát du dương, réo rắt, thiết tha đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi sầu oán của người cung nữ.

Những ngày xưa êm đẹp được chúa quý vua yêu nay còn đâu nữa. Cái kỉ niệm của thời hoa phong nhụy “bóngdương lồng bóng trà mi trập trùng" đã bị phủ mờ, lấp dày bởi bụi thời gian năm tháng. Giờ đây, nàng chỉsống một mình cô đơn trong cung lạnh:

“Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hươngtịch mịch, bóng đèn thâm u ”

Ngày, đêm dài lê thê trôi qua. Càng mong tin “cửu trùng", càng đợi chờ xe ngự thì càng tuyệt vọng: cảnh "nhạn vắng" suốt ngày dài, tiếng “chuông rền” trong đêm thâu. Giấc ngủ, giấc chiêm bao cô đơn sầu tủi. Nàng cất lên lời than: “Lạnh lùng thay giấc cô miên”. Mùi hương không còn quyến rũ nữa, mà trở nên “tịch mịch ” ẩm mốc, bóng đèn giữa năm canh trở nên “âm u” tối tăm, mờ ảo.

Nàng sống trong tâm trạng đau khổ, sầu muộn. Ý nghĩa cuộc sống vô vị biết bao. Nàng “biếng ngắm ”, nàng “buồn trông ” cảnh vật. Chỉ còn “một mình ” sống lẻ loi, bơ vơ sau vách quế, lúc “đứng tủi, ngồi sầu ”, lúc than khóc với trăng, lúc rầu rĩ với hoa. Tranh tố nữ, cửa nghiêm lâu, nguyệt hoa là cái đẹp từng đắm đuối nàng, nay trở nên nhạt nhẽo, hờ hững, vô nghĩa:

“Tranh biếngngắm trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứngtủi, ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa”.

Nàng “khắc khoái”, “ngẩn ngơ” trong chờ mong và tuyệt vọng. Nỗi “buồn ”, nỗi "ngán ” ngổn ngang “mọi nỗi ” và “trăm chiều ”, như kéo dài lê thê:

"Buồn mọi nỗi, lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ”.

Nàng thương cho mình. Nhan sắc phai tàn. Tuổi xuân phai nhạt. Nàng cảm thấy bất hạnh và vô duyên:

“Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhuỵ vàng”

Đây là câu thơ hay nhất, đẹp nhất trong "Cung oán ngâm khúc ” được nhiều người yêu thích truyền tụng. Lời thơ bóng bảy, trau chuốt. Các ẩn dụ tượng trưng giàu sức gợi tả: hoa, bướm, bông thắm, nhụy vàng. Đặc biệt từ "gầy” và “xơ” được coi là thi nhãn. Tất cả đã diễn tả một cách thấm thìa, rung động về nỗi buồn, nỗi đau của một giai nhân thất tình và cô đơn.

Vách quế trong thâm cung nơi hoàng thành nói lên sự xa hoa, đầm ấm, hạnh phúc. Giờ đây trở nên lạnh lẽo, mà người cung nữ cảm thấy như một bức tường dày đen tối chốn ngục tù; suốt năm canh, nàng chỉcòn biết một mình “lần nương vách quế”... Lời thơ cất lên nghẹn ngào sầu oán. Nàng cảm thấy đau khổ đang bị giết dần giết mòn tuổi xuân. Điệp ngữ “giết nhau” và từ cảm "độc chưa” đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi sầu oán của cung nữ. Trong lời than, tiếng oán còn có tiếng thở dài não nuột:

"Đêm năm canh lần nươngvách quế,

Cái buồn này ơi để giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằngcái u sầu độc chưa!”

Nàng trách nguyệt lão xe duyên. Nàng đau khổ cho tình duyên dở dang. Nàng oán hận, muốn đập phá, “muốn rứt rơ hồng ”, "muốn đạp tiêu phòng mà ra ”, để tự giải phóng. Như con chim xanh muốn thoát cảnh lồng son gác tía để trở về với bầu trời tự do, ở đây nàng cung nữ cũng vậy. Nàng khao khát hạnh phúc và tự do. Nàng oán trách. Nàng phủ định:

“Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không ?

Đang tay muốn rứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra ! ”

Ngày xưa, các gái đẹp, các giai nhân trong dân gian, hằng năm vẫn được tuyển chọn làm cung nữ. Trong số họ, đã có mấy người may mắn được trở thành thái phi, hoàng hậu như Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Đặng Thị Huệ,...

Chiếc bánh hạnh phúc có phải bao giờ cũng ngọt ngào ! Đâu chỉ có cung A Phòng bên Tàu, mà vua chúa nào cũng có hàng ngàn, hàng vạn cung tần mĩ nữ. Phần lớn họ phải sống cuộc đời cô đơn sầu muộn, nhan sắc và tuổi xuân phai tàn trong cung lạnh,

Đọc đoạn thơ trên đây, ta đồng cảm và thương xót cho sự đau khổ, nỗi sầu oán của người cung nữ. Đoạn thơ chứa chan tinh thần nhân đạo. Hồng nhan bạc mệnh là thế!

Đoạn thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Gia Thiều. Thơ song thất lục bát dưới ngòi bút ông đã đạt tới đỉnh cao của thểloại ngâm khúc trữ tình. Giọng thơ du dương, trầm bổng cuốn hút, hấp dẫn. Ngôn ngữ tinh luyện, giàu hình ảnh biểu cảm. Ngoài các thị liệu, điển tích, nhà thơ sử dụng phép đối rất tài hoa ở cặp câu song thất:

'Ngày sáu khắc / tin mongnhạn vắng,

Đêm năm canh /tiếng lắngchuông rền

hay:

"Tranh biếngngắm / trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trông / trên cửa nghiêm lâu

Các câu lục bát trong từng khổ thơ, đoạn thơ diễn tả tài tình nỗi đau, nỗi buồn, nỗi sầu oán của cung nữ. Câu 8 được tạo thành 2 vế tiểu đối đầy chất thơ:

"Một mìnhđứngtủi, ngồi sâu,

Đã than với nguyệt / lại rầu với hoa

 

"Hoa này bướmnỡ thờ ơ,

Để gầy bôngthắm / đểxơnhuỵ vàng”.

Người xưa đã từng ca ngợi "Cungoán ngâmkhúc' "đẹp như ngọclụa”. Đoạn thơ đã chứng tỏ chất tài hoa và tình người của Nguyễn Gia Thiều.

Nguồn: Những bài văn hay
0