24/06/2018, 17:23

Ôn tập Lịch sử Thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (Phần 2) – Lịch sử 12

Câu 10: Nội dung cơ bản của đường lối cải cách và những thành tựu chính của Trung Quốc từ sau năm 1978 là gì? * Đường lối: – Tháng 12 – 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế – xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối ...

Câu 10: Nội dung cơ bản của đường lối cải cách và những thành tựu chính của Trung Quốc từ sau năm 1978 là gì?

* Đường lối:
– Tháng 12 – 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế – xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII ( 9 – 1982 ), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng ( 10 – 1987 ): lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
– Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản:
+ Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân.
+ Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc.
+ Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
– Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

* Thành tựu:
– Sau 20 năm ( 1979 – 1998 ), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới:
+ Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng trung bình hàng năm trên 8 %, đạt giá trị 7.974 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới.
+ Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng nghìn tỉ đôla Mĩ ( USD ), tức là đạt 1.072 tỉ USD ( tương đương 8.900 tỉ nhân dân tệ ).
+ Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD ( gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD ), riêng năm 2001 đạt 326 tỉ USD chiếm 5 % tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới.
+ Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2 090,1 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343,4 lên 5 160,3 nhân dân tệ.
– Khoa học – kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
+ Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
+ Từ năm 1922, chương trình thám hiểm không gian được thực hiện. Từ tháng 11 – 1999 đến tháng 3 – 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu Thần Châu và ngày 15 – 10 – 2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Vĩ Lợi đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới ( sau Nga và Mĩ ) có tàu cùng với người bay vào vũ trụ.

– Đối ngoại:
+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a; khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a; thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, có nhiều đóng góp trong công việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công ( 7 – 1997 ) và Ma Cao ( 12 – 1999 ). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Câu 11: Nêu các chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì 1949-1959

+ Trong những năm 1949 – 1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

+ Ngày 14 – 2 – 1950, Trung Quốc kí với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ ( 1950 – 1953 ); tham gia Hội nghị các nước Á – Phi tại Băng-đung ( 1955 ); giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, ủng hộ các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi, địa vị của Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế.

+ Ngày 18 – 1 – 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ với Việt Nam.

Câu 12: vai trò và vị trí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đối với thế giới

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên thành công dưới sự lãnh đạo của chính đảng giai cấp vô sản, góp phần mở ra thời kì tan rã của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Cách mạng tháng Tám ờ Việt Nam thành công chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo có khả năng thắng lợi ờ một nước thuộc địa.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, “có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là “mốc lịch sử bằng vàng”, mở đầu cho sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, xác nhận khả năng của các dân tộc thuộc địa trong việc đánh bại chủ nghĩa thực dân.

Thắng lợi trong chiêh dịch Điện Biên Phủ đẫ mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên các dân tộc thuộc địa vùng lên đánh đổ chủ nghĩa đê’ quốc, chủ nghĩa thực dân để giành lây quyền sông, quyền làm ngưòi của mình.

Thắng lợi của chiên dịch Điện Biên Phủ có tác dụng động viên, cổ vũ các dân tộc bị áp bức, tạo ra niềm tin vô biên về thắng lợi trong cuộc đâu tranh chông chủ nghĩa thực dân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ được coi như là mốc mở đầu quá trình phá sản của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới.

Điện Biên Phủ đã đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc nửa sau thế kỉ XX những bài học kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Điện Biên Phủ chứng minh một cách hùng hồn cho chân lí của thời đại ngày nay rằng, một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng lên theo một đường lối đúng đắn cho độc lập tự do thì đủ khả năng chiến thắng đội quân xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân hung hãn nhất.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của đế quốc Mĩ vào lực lượng cách mạng thế giới, phá tan phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mĩ ở Đông Nam Á, góp phần đập tan mưu đồ làm bá chủ toàn cầu của Mĩ, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của các dân tộc.

Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại đế quốc Mĩ đã tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Thắng lợi đó “Mãi mãi được ghi vào lịch sử của dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Câu 13: Những biến đổi quan trọng của khu vực Đông Bắc Á sau CTTG thứ II

– Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú

– Trước CTTG II, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật)

– Từ sau 1945 có nhiều chuyển biến quan trọng

* Về chính trị

– 10-1949, nước CHND Trung Hoa ra đời

– Cuối thập niên 90: Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao

– Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước riêng biệt với 2 thể chế chính trị khác nhau: Nam Triều Tiên là nước Đại Hàn Dân Quốc (8 -1948), Bắc Triều Tiên là nước CHDCND Triều Tiên (9 -1948), quan hệ đối đầu, căng thẳng

* Về kinh tế

– Nửa sau TK XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành 3 con rồng, NB đứng thứ 2 thế giới, TQ đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giờ

Câu 14: Những nét chính về sự phát triển kinh tế của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000

 Về kinh tế

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

  • Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).
  • Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
  • 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).
  • Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố  thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

  • Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
  • Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
  • Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
  • Trình độ tập trung tư bản và  sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp –  quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

  • Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn
  • Năm 1983, nền kinh tế  bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ  trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế  giới giảm hơn so với trước.

* Giai đoạn 1991 – 2000:

  • Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
  • Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò  chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF

Câu 15: Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu

* Quá trình hình thành:

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ.

– Sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà  Lan và Lúcxămbua) cùng thành lập Cộng đồng Than –  Thép châu Âu (1951), sau là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (1957).

– Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và từ tháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU).

* Sự phát triển:

– Thành viên: Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước Đông Âu, đến năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

– EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị.

– Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị  viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3/1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc  đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Tháng 1/2002, chính thức sử dụng đồng tiền chung EURO.

– Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.

– Quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập năm 1990.

Câu 16: Những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973

Giai đoạn Chính sách đối nội Chính sách đối ngoại
1) 1945 -1973 Từ 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua 5 đời tổng thông, mỗi tổng thông đều đưa ra một chương trình cải cách những vân đề xã hội.

Mặt khác, trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh, cũng như đứng

Tháng 3 – 1947, Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu với 3 mục tiêu chủ yêu:

Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Hai là, đàn áp phong trào chống tranh chiến, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.

Ba là, không chế chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

 Câu 17: Tại sao nói : Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới

a.   Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mê trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (HU).

Từ lúc mới thành lập (1957), Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước thành viên. Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước; đến năm 2007, thêm 2 nước nữa, nâng số thành viên lên 27 quốc gia.

EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế) tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung v.v…).

Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tô chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới.

Câu 18: Nguyên nhân của sự phát triển thần kì ở Nhật Bản năm 1952- 1973?

Người dân Nhật Bản với truyền thông văn hoá, giáo dục, đạo đức lao động tô’t, tiết kiệm, tay nghề cao và có nhiều khả năng sáng tạo là nhân tố  hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.

Nhà nước Nhật đã quản lí kinh tế một cách hiệu quả, có vai trò rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

Nhật Bản luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.

Nhật Bản biết tận dụng các yếu tố bên ngoài như tranh thủ các nguồn viện trợ của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự để giảm chi phí quốc phòng, lợi dụng các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 -1975) để làm giàu.

Phần tiếp theo:

Phần 1:Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945- nay (Phần 1) – Lịch sử 12

Phần 3:Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (Phần 3) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0