25/06/2018, 11:23

Nhận Định Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Bài Tự Tình 2

(Văn mẫu lớp 10) – Anh chị hãy nêu nhận định của mình về thân phận người phụ nữ trong bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương. Đề bài: Nêu Nhận Định Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Bài Tự Tình 2 Của Hồ Xuân Hương. Bài Làm Một số ít tác phẩm văn học trung đại đã đề cập đến ...

(Văn mẫu lớp 10) – Anh chị hãy nêu nhận định của mình về thân phận người phụ nữ trong bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương.

Đề bài: Nêu Nhận Định Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Bài Tự Tình 2 Của Hồ Xuân Hương.

Bài Làm

Một số ít tác phẩm văn học trung đại đã đề cập đến hình ảnh người phụ nữ Việt nam thời phong  kiến. Như “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” Nguyễn Du và “Thương vợ” của Tế Xương… Tiêu biểu nhất là Tự tình II của Hồ Xuân Hương. “Bà chúa thơ Nôm” đã nêu bật lên được sự bất hạnh và đầy đau thương, hơn thế nữa là niềm khao khát được hạnh phúc của thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ.

Tình cảm đầy xót xa , bẻ bang và cay đắng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Đêm khuya đối lập  với không gian vắng lặng, tĩnh mịch, bà cảm thức về sự cô đơn. “Trống canh dồn” tiếng trống dồn dập, gấp gáp, rối bời chờ người chồng đến trong vô vọng. Ở đây, tác giả đã sử dụng từ láy “văng vẳng” lấy động nói tĩnh, để nhấn mạnh mức độ yên ắng đến tột đỉnh. Thể hiện sự cô đơn vô đói. Theo đó, “trơ cái hồng nhan” từ “trơ” là một trong  những từ ngữ thể hiện sự chua chát của cuộc đời. Còn “hồng nhan” hể hiện vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ. Nó đáng được nâng niu, được hạnh phúc. Tại sao tác giả lại đặt chúng đi đôi với nhau? Phải chẳng nỗi niềm của tác giả thật sự trơ trọi, cô đơn và lẻ mọn, chua chat đến vậy? Qua đây, ta thấy nữ sĩ đã nhận thức rõ về thân phận, sự rẻ rung và mỉa mai cho thân phận chúng mình. Đó chính là thân phận hẩm hiu, thân phận của người khách hồng nhan bạc mệnh.

Nhận thức rõ về bản thân , bước đi của thời gian và cuộc đời:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng tế khuyết chưa tròn”

Mượn rượu để tiêu sầu, giải khuây, chìm hồn vào đáy cốc nhưng càng uống lại càng tỉnh, lại càng sầu. “Vầng trăng bóng xế” , “khuyết chưa tròn” rõ ràng “bóng xế” phải là sắp sáng, gần sáng mà sao vẫn còn “khuyết chưa tròn”? tác giả có dụng ý gì đây? Phải chăng bà đang so sánh cảnh đêm khuya, ánh trăng với tuổi xuân và hạnh phúc của mình? Giữa các chi tiết trên, ta thấy  được Hồ Xuân Hương đã sử dụng phép ẩn dụ rất hài hòa và vô cùng tinh tế. Bà lấy hình ảnh ánh trăng để nói lên sự bất mãn với hạnh phúc không trọn vẹn của mình. Ta lại càng thấy rõ hơn về số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ đương thời.

tu tinh 2Nhận Định Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Bài Tự Tình 2

Ý thức về hạnh phúc tình duyên:

“Hiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

Sự phản kháng trước số phận hẩm hiu, tình duyên dang dở. Thái độ bức phá, vùng vẫn , bà muốn xé trời, vạch đất cho thỏa nỗi uất ức tủi hởn. Một nội tâm bị dồn nén, từ than thở đến tức tối muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi sự cô đơn. Đó chính là nét độc đáo, táo bạo trong thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Xót xa và tiếc nuối ngao ngán trước số phận , tình duyên và thực tại. Thời gian quy luật của tự nhiên, mùa xuân cứ thêm một vòng luân chuyển. Nhưng quy luật của đời người thật nghiệt ngã, nỗi cô đơn vẫn cứ thế cũng thêm một vòng luân chuyển. Và theo ta biết, sự cô đơn kéo dài với thời gian quá lâu có thể khiến con người ta dần lạnh lùng đi và dẫn đến vô cảm. Thậm chí có thể biến một người hiền lành giàu tình cảm thành một người độc ác không có tình người. vì thế, tác giả có nói ở cuối bài là “Mảnh tình san sẻ tí con con!” , như vậy sự cô đơn tác dụng với thời gian chính là thủ phạm trực tiếp gặm nhấm mảnh tình dang dở của vị nữ sĩ tài ba. Chúng đã khiến mảnh tình đáng thương của bà chỉ còn “tí con con”, không thể chia sẻ được nữa. Qua chi tiết này, tác giả đã bộc lộ rõ ràng mức độ đáng thương đến đau xót của thân phận người phụ nữ xưa.

Qua bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương ta đã thấm thía được thân phận bạc bẽo, éo le, hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến nói chung và Hồ Xuân Hương nói riêng. Đó chính là biểu hiện của phong tục “trọng nam khinh nữ” thể hiện sự bất công của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

>> XEM THÊM: Văn Mẫu Hay

0