18/06/2018, 10:44

Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2

Đến nay, nhân loại đã trải qua 2 cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Đó là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất gắn liền với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay. Riêng cuộc cách mạng khoa ...

Đến nay, nhân loại đã trải qua 2 cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Đó là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất gắn liền với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay. Riêng cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai tính đến nay đả trải qua 2 giai đoạn.
 
- Giai đoạn 1: từ đẩu những nám 40 đến nửa đầu nhùng năm 70.
 
- Giai đoạn 2: từ dầu những năm 70 đến nay.
 
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2 bùng nổ do nhiều nguyên nhân:
 
a. Từ yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất (đây là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân chung) Muốn sống, con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải vật chất. Muốn sản xuất ra nhiều của cải, con người không chỉ dựa vào bản thân sức lao động của mình mà còn phải tìm cách cải tiến, hoàn thiện phương tiện sản xuất công cụ, máy móc, vật liệu (thường gọi chung là kỹ thuật). Muốn kỹ thuật tiến bộ thì phải dựa vào sự phát triển của khoa học cơ bản bao gồm Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học. Đó chính là động lực và là nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất cũng như lần thứ hai.
 
b. Do yêu cầu bức thiết của tình hình thời đại:
 
Bước sang nền sản xuất hiện đại, do sự bùng nổ về dân số, do nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của con người, đòi hỏi phải có những công cụ sản xuất mới, kỹ thuật cao, phải có những nguồn nàng lượng mới, những vật liệu mới thay thế nguồn tài nguyên thiện nhiên ngày càng vơi cạn.
 
3. Để phục vụ cho việc tiến hành Chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều buộc phái nghĩ tới việc sản xuất ra những loại vũ khí hiện đại, có tính năng tàn phá, sát thương lớn, phải có những phương tiện chiến tranh đảm bảo sự cơ động cho binh sĩ, bảo đảm thông tin liên lạc và chỉ huy thống nhất... Vì vậy mà cả hai bên đều phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học - kỹ thuật (phát minh rađa, hoả tiễn, bom nguyên tử v.v...).

4. Những thành lựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất đã tạo ra những tiền đề thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai. 
0