01/03/2018, 16:10

Nghệ thuật dạy

Ngày nay, việc dạy đã trở nên năng động hơn trong quá khứ. Với từng năm học mới, học sinh mới, quá trình này bắt đầu lại. Việc dạy KHÔNG chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là việc học những điều mới. Ngay cả là thầy cô giáo, việc học cũng không bao giờ dừng lại. Việc dạy là quá trình tiếp diễn, bạn ...

Ngày nay, việc dạy đã trở nên năng động hơn trong quá khứ. Với từng năm học mới, học sinh mới, quá trình này bắt đầu lại. Việc dạy KHÔNG chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là việc học những điều mới. Ngay cả là thầy cô giáo, việc học cũng không bao giờ dừng lại. Việc dạy là quá trình tiếp diễn, bạn dạy, nhưng đồng thời bạn học và điều chỉnh việc dạy của bạn để đáp ứng cho nhu cầu của học sinh. Việc dạy ngày nay yêu cầu nhiều nỗ lực và ý thức hơn từ các thầy cô về tình huống mới, và nó là thách thức khi bạn phải thêm các tài liệu mới, kĩ thuật mới, công nghệ mới vào trong quá trình dạy của bạn. Là thầy giáo, tôi đã phạm vài sai lầm trong nghề dạy học của mình, và tôi muốn chia sẻ với các bạn:

Là thầy giáo, đôi khi tôi hội tụ quá nhiều vào công nghệ rồi thì quên mất rằng việc dạy KHÔNG phải là về đọc bài Powerpoint hay chiếu video ngắn. Tôi phải mất vài tháng mới nhận ra rằng những công cụ này giúp tôi cải tiến việc dạy, nhưng KHÔNG thay thế cho việc dạy được. Không có lí do để dùng công nghệ chừng nào tôi chưa làm cho học sinh học trước hết. Kể từ lúc đó, tôi thường cho bài giảng ngắn bằng việc dùng những công nghệ này nhưng dành nhiều thời gian hơn để khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn về chủ đề bằng việc hỏi họ các câu hỏi, thách thức họ tìm câu trả lời và làm cho họ học. Tôi tin rằng nếu chúng ta không cẩn thận, những công nghệ này có thể trở thành việc gây sao lãng và dẫn chúng ta tới nhầm công nghệ là việc dạy.

Là thầy giáo, đôi khi tôi phải dành nhiều thời gian học các công nghệ mới và tích hợp chúng vào trong môn học của tôi. Tuy nhiên, sau vài tháng, có phiên bản cập nhật mà yêu cầu tôi thay đổi tài liệu để phù hợp với các tính năng mới. Tôi nhận ra rằng tích hợp công nghệ mới có thể là khó và yêu cầu nhiều nỗ lực hơn đã nghĩ trước đây. Đó là lí do tại sao tôi hiểu lí do một số thầy cô trở nên thất vọng với công nghệ và không muốn dùng chúng. Tôi tin rằng các thầy cô không phải là chuyên gia trong mọi công nghệ mới và mọi thứ. Điều quan trọng với chúng ta là chọn ra vài công cụ mà chúng ta dùng thoải mái để dùng trong lớp học của chúng ta.

Trong nhiều năm dạy học, tôi nhận ra rằng chúng ta phải cho học sinh của mình nhiều cơ hội để học các tài liệu để phát triển kĩ năng của họ. Việc dạy trong 45 phút nhưng mong đợi học sinh hiểu rõ nó KHÔNG có tác dụng vì học sinh không có đủ thời gian xử lí các tài liệu. Nếu chúng ta muốn họ học tốt, chúng ta cần lặp lại nó nhiều lần. Không thể dạy một môn học vào thứ hai mà mong đợi học sinh biết rõ nó trong bài kiểm tra tuần tới. Nếu chúng ta muốn học sinh học sâu, chúng ta phải thách thức họ nghĩ nhiều hơn bằng việc yêu cầu họ nhớ lại tài liệu trong tâm trí họ về điều họ đã học, ít nhất vài lần.

Nếu việc học là về suy nghĩ sâu cho tới khi họ học nó thì việc dạy là về việc hỏi bản thân bạn “Chúng ta muốn học sinh biết cái gì? Họ cần làm loại xử lí nào? Và làm sao chúng ta phát triển môi trường học tập nơi cả thầy và trò cùng học?”

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0