06/02/2018, 10:50

MS76 – Phân tích nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”

Phân tích nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" Bài làm Là một nhà thơ tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là: "Thánh Quát", có thể nói Cao Bá Quát là một thiên tài kì vĩ văn học trong nền văn học Việt Nam thời kì trung đại. Ông ...

Phân tích nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát"

Bài làm

Là một nhà thơ tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là: "Thánh Quát", có thể nói Cao Bá Quát là một thiên tài kì vĩ văn học trong nền văn học Việt Nam thời kì trung đại. Ông hiện ra là một nhà nho tài giỏi, đức độ, thơ văn của ông phong phú từ nội dung đến cảm hứng, lời thơ mới mẻ, chứa đựng sự phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đực tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát. Nhưng trên con đường công danh của ông lại gặp biết bao gian truân, trắc trở. Mọi nỗi niềm, tâm tư phẫn uất được ông gửi vào những trang thơ trong bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát ". Qua đó để thấy được cốt cách thanh cao, nhân cách nhà nho chân chính trong con người ông.

Mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên những bãi cát trắng qua các tỉnh miền Trung khi ông đi thi Hội, Cao Bá Quát đã sáng tác bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát " để hình dung con đường mưu cầu danh lợi chán ghét mà ông buộc phải theo cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn. Cùng với việc kết hợp thể ca hành có tính chất phóng khoáng, có nhịp điệu tiết tấu, biến hóa linh hoạt càng khiến cho người đọc thấy được sự gập ghềnh, trúc trắc, khúc tâm trạng nhức nhối của kẻ sĩ trước con đường công danh ngang trái.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một không gian mênh mông của những con đường đi trên cát:

"Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi."

Có ai đã từng đi qua những bãi cát nằm dài dọc hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị dằng dặc thuộc miền Trung ruột thịt có lẽ sẽ hình dung ra. Đó là một bãi cát rộng bao la, mênh mông, trải dài vô tận. Hình ảnh "bãi cát" được lặp lại càng cho ta cảm thấy sự mờ mịt, rộng lớn của bãi cát nối tiếp bãi cát. Một tiếng thở dài đầy chán nản "lại" nhưng ẩn chứa trong đó là sự chán ghét, khinh thường chế độ khoa cử, sâu xa hơn là ngao ngán, chán ghét cong đường công danh, chán ghét thời cuộc. Trước không gian mênh mông đó, hình ảnh con người, hình ảnh mặt trời hiện lên lại càng nhỏ bé, dường như bị cả không gian hoang vắng bao trùm.

Đi suốt một chặng đường ngày dài, mặt trời đã lặn nhưng lại chưa thể dừng bước, vẫn phải tiếp tục bước tiếp. Mỗi bước đi đều bị lún sâu xuống cát "đi một bước như lùi một bước", nước mắt của lữ khách hay chính là nước mắt của tác giả rơi. Một con đường ứng thí đầy gian khổ, dường như ông cảm thấy bế tác nhưng không thể nào thoát ra hố sâu đó. Trước danh lợi, ông cảm thấy mình thật nhỏ bé, nước mắt rơi trở nên đắng hơn, chát hơn. Người đi trên cát chẳng khác nào mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người mê muội. Một lối liên tưởng đầy sáng táo, logic, giúp người đọc thấy được hình ảnh thực trong nho văn của Cao Bá Quát, thấy được sự tài hoa văn thơ, của tâm hồn liên tưởng tinh tế của Cao Bá Quát.

Trước khung cảnh bãi cát rộng dài, tâm trạng của Cao Bá Quát lại được bộc lộ qua các cung bậc cảm xúc khác nhau:

"Không học được ông tiên phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!"

Phải hay không là ông đang giận nhưng là ông giận ai, giận vì điều gì? Phải chăng, ông là tự giận chính bản thân mình? Tại sao? Vì lẽ gì mà ông không học được "ông tiên phép ngủ"? Ông cảm thấy mệt mỏi khi phải hành hạ bản thân: trèo non, lội suối. Tất cả là vì cái gì? Ông giận mình vì con đường công danh ngang trái nhưng ông buộc phải theo.

Ông tự trách bản thân vì hám danh lợi nên phải "tất tả" ngược xuôi:

"Xưa nay phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bảo người?"

Ông nhận thức được, "phường danh lợi" ấy là một con đường bon chen, tấp nập, đầy rẫy những mưu mô, toan tính. Vì danh, vì lợi che mắt, biết bao người đánh mất chính mình, vì đạt được danh lợi, họ không tiếc lời ton hót, nịnh nọt. Hình ảnh so sánh đối lập giữa một bên người say vô số với một bên là sự ít ỏi của người tỉnh. "Say" ở đây không phải là say "tửu", say "sắc" mà là "say" danh lợi. Thử hỏi trên con đường đời, có mấy ai chống lai được cám dỗ trước tiền bạc địa vị? Họ bị một con quỷ mang tên "danh lợi" che mắt thì thử hỏi mấy ai giữ được sự tỉnh táo,mấy ai giữ được cốt cách không bị thứ gọi là phù phiếm ấy vấy bẩn. Có hay chăng cũng chỉ là con số ít ỏi giữa sự vô số của dòng người. Qua đó tác giả thể hiện một cái nhìn, một thái độ khinh thường, chán ghét công danh, quan lợi, thể hiện được cốt cách nhà nho chân chính trong con người ông giữa xã hội phong kiến đương thời bất công, bảo thủ. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi mùi bùn." Một cách sống bản lĩnh, sống thật với chính mình, không thẹn với lòng, không thẹn với đời. Chất hiện thực của đời sống xã hội phong kiến như lùa vào từng trang viết của Cao Bá Quát.

Trước hiện thực phũ phàng, ông dường như cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng trước "sa mạc công danh" đó:

"Bãi cát dài, bão cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ, còn nhiều đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Lời gọi tha thiết "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng". Cao Bá Quát cảm thấy mình thật cô đơn, dường như mọi sự vùng vẫy là vô nghĩa, là bất lực. Sự bủa vây, bưng bít tứ phía, "Núi bắc, núi nam" làm cho ông cảm thấy ngột thở, nhức nhối, giày xéo tam cạ, khóc dòng trước hiện thực. Với việc sử dụng câu hỏi tu từ "Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,", "Anh đứng làm chi trên bãi cát?" nhận mạnh một cách rõ ràng, chân thực hơn tâm trạng của ông: sự băn khoăn, trằn trọc, loay hoay, bế tắc giữa sa mạc bỏng rát của cuộc đời công danh. Một hiện thực đen tối-sự vô nghĩa của chế độ khoa cử theo lối cũ. Ông luôn khao khát muốn vùng lên, khao khát lột chế độ khoa cử mới-một chế độ khoa cử theo đúng nghĩa của nó, tìm người tài ra giúp vua, giúp dân.

Cao Bá Quát hiện ra trước mắt chúng ta, tượng trưng cho tài năng thơ văn tinh tế và tinh thần đức độ, giàu lòng nhân ái. Thơ văn của ông như viết lên từ số phận. Đó không chỉ là số phận cá nhân mà còn là số phập của cả dân tộc, thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Triết lí của ông chính là phục vụ cho đời. Lời thơ đong đầy cảm xúc dạt dào và sâu lắng, càng khẳng định được cốt cách thanh cao, nhân cách chân chính trong con người nho sĩ tài giỏi-Cao Bá Quát.

Vũ Thị Hương Mai

Lớp 11A1 – Trường THPT Tiên Yên, Quảng Ninh

0