24/05/2018, 22:17

Lý luận chung về dự pòng và nguyên tắc lập, hoàn nhập dự phòng

Chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS 37 ) định nghĩa một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn trong đó một khoản nợ phảI trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá ...

Chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS 37 ) định nghĩa một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn trong đó một khoản nợ phảI trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ , viêc thanh toán các nghĩa vụ này được dự tính là sẽ làm giảm các nguồn lợi kinh tế cử doanh nghiệp gắn liền với các lợi ích kinh tế .

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hiểu một cách đơn giản và cụ thể thì dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi ra vào chi phí của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau .

Như vậy dự phòng mang tính tương đối vì nó được lập dựa trên các ước tính kế toán :

  • Dự phòng phải thu khó đòi : Là dự phòng phần giả trị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị hoặc người nợ không co khả năng thanh toán trong năm kế hoạch . Mục đích của việc lập dự phòng phải thu khó đòi là để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không co khả năng trả nợ và xác định giả trị thực của khoản tiền phải thu tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài chính .
  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Là dự phòng phần gía trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xây ra trong năm kế hoạch . Mục đích của nó là để đề phòng hang tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử ly, thanh lý đồng thời để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán .
  • Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính trùng với năm dương lịch ( bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hang năm ) thì việc lập và hoàn nhập các khoản dự phòng đều được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm .
  • Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính .

Dự phòng phải thu khó đòi

Các khoản nợ phải thu khó đòi được lập dự phòng phải có các điều kiện sau :

  • Thứ nhất: phải có bảng kê về tên, địa chỉ, nội dung tong khoản nợ, số tiền phải thu của tong đợn vị nợ hoắc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi .
  • Thứ hai : phải có các chứng từ gốc hoặc xác nhận của đợn vị nợ hoặc người nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm : hợp đồng kinh tế ,khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ …
  • Thứ ba : các căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi : Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trên chứng từ vay nợ ( Hợp đông kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ ), doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ . Trường hợp đặc biệt, tuỳ thời gian quá hạn chưa tới 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể,phá sản hoặc người nợ có các dấu hiệu khác như bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử … thì cũng được ghi nhận là khoản nợ nghi ngờ khó đòi .
  • Thứ tư, doanh nghiệp lập hội đồng để xác định các khoản nợ phảI thu khó đò và thẩm định mức độ. Hội đòng do giảm đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: giảm đốc , kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Theo quy định hiện nay đối tượng lập dự phòng là những hàng tồn kho co giá trị thuần có thể thực hiện nhỏ hơn giá gốc . Số dự phòng giảm gía hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giả trị thuần co thể thực hiện được của chúng trong đó :

Hàng tồn kho bao gồm :

  • Thứ nhất, hàng hoá mua về để bán : hàng hoá tồn kho , hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đI gai công chế biến .
  • Thứ hai, thành phẩm tồn kho và thành phâmr gửi đi bán .
  • Thứ ba, sản phẩm dở dang : sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm .
  • Thứ tư, nguyên liệu,vật liệu,công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường,chi phí dụng cụ dở dang .

Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tinh của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng .

Hàng tồn kho được lập dự phòng giảm giá thì phải tuân theo các điều kiện sau :

  • Một là, phải có biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm tính .
  • Hai là, có hoá đơn, chứng từ hợp lý pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho .
  • Ba là, hàng tồn kho phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp .
  • Bốn là, doanh nghiệp phải lập hội động thẩm định mức giảm giá hàng tồn kho . Hội đồng thẩm định gồm các thành phần bắt buộc sau : Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tư .

Ngoài ra, trường hợp nguyên vật liệu và cộng cụ dụng cụ dùng cho mục đích sản xuất sản phẩm có giá trị bị giảm nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nó không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .

0