31/05/2017, 12:55

Làm sao nhận biết bệnh gì qua ho

Ho là triệu chứng thường gặp của hệ hô hấp. Hầu hết già trẻ gái trai đều từng bị ho hoặc ít hoặc nhiều. Có người ho dữ dội, ăn không nổi cơm, ngủ không an giấc, rất bực bội vì cơn ho. Có người ho mấy tháng không ngừng, ho là bị bệnh giãn phế quản, bệnh tim nguồn gốc từ phổi. Cá biệt có nữ thanh ...

Ho là triệu chứng thường gặp của hệ hô hấp. Hầu hết già trẻ gái trai đều từng bị ho hoặc ít hoặc nhiều. Có người ho dữ dội, ăn không nổi cơm, ngủ không an giấc, rất bực bội vì cơn ho. Có người ho mấy tháng không ngừng, ho là bị bệnh giãn phế quản, bệnh tim nguồn gốc từ phổi. Cá biệt có nữ thanh niên ho ra đờm có lẫn máu, vô cùng căng thẳng, sợ bị bệnh lao phổi không thể chữa nổi. Thật ra, ho không phải đều có hại cho cơ thể. Bởi vì ho là một động tác phản xạ có tính bảo hộ, có vai trò thải chất ...

Trên lâm sàng có rất nhiều loại bệnh có thể gây ra ho, căn cứ vào nguyên nhân gây ra có thể chia làm hai loại ho do sinh lý và ho do bệnh lý, chỉ có phân biệt chủng loại của ho mới có thể biết được sự lợi hại đối với cơ thể và mức độ bệnh tình.

1.   Ho do sinh lý

Ho do sinh lý không phải do bệnh tật gây ra, loại ho này thường có lợi cho cơ thể. Ví dụ:

-     Có vật lạ rơi vào: như đậu đỗ, hạt dưa, vật kim loại... xâm nhập vào đường hô hấp.

-     Bốc hơi thể  khí và không khí có hại: như xăng, lưu huỳnh, khói than, bụi bặm... xâm nhập vào đường hô hấp.

-     Đường hô hấp có cảm giác khó chịu: lúc này cố ý dùng lực khí vừa phải làm vài động tác ho thì có thể giữ cho đường hô hấp thông thoáng.

2.   Ho do bệnh lý

Nói chung có thể căn cứ vào quá trình, quy luật, thời gian xuất hiện của cơn ho, tính chất của đờm và triệu chứng kèm theo để phát hiện, phán đoán mức độ của bệnh tình. Ví dụ:

-     Quá trình bị ho

Cấp tính thường thấy ở người bị cảm nhiễm đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi, viêm màng não; mãn tính thường thấy ở người bị viêm nhánh khí quản, lao phổi, ung thư phổi.

-     Tính chất của ho

Tiếng ho ngắn, thường thấy ở người bị viêm phổi viêm màng não; tiếng ho như tiếng chẻ tre thường thấy ở người bị viêm họng cấp tính và bệnh bạch hầu; ho nhỏ, nhẹ, gằn thường thấy ở người bị bệnh lao phổi thời kỳ đầu; ho như chó sủa, thường thấy ở người bị sưng dây thanh đới giả, nhọt cung độngmạch chủ, khối u màng liên kết phủ tạng; ho co giật từng trang thường thấy ở người bị ho gà và có vật lạ trong khí quản.

-     Quy luật ho

Ho nhẹ đơn phát thường thấy ở ngưòi bị viêm họng, viêm khí quản, lao phổi thời kỳ đầu hoặc người hút thuốc; ho liên tục không ngừng, thường thấy ở người bị bệnh viêm khí quản mãn tính, giãn nở nhánh khí quản hoặc lao phổi kèm theo phổi trống rỗng; ho từng cơn thường thấy ở người bị ho gà, có vật lạ ở khí quản, khò khè nhánh khí quản.

-     Thời gian xuất hiện ho

Ho mạnh hơn vào lúc sáng sớm hoặc ban đêm, thường thấy ở người bị giãn nở nhánh khí quản và viêm nhánh khí quản mãn tính; ho vào ban đêm thường thấy ở người bị lao phổi, tâm lực suy kiệt, nhánh khí quản khò khè, ho gà; ho ban ngày thường thấy ở người bị bệnh viêm phổi và nhánh khí quản.

-     Tính chất và độ nhiều ít của ho

Khi cơ thể thay đổi ho ra một số lượng lớn đờm mủ, thường thấy ở người bị bệnh giãn nở nhánh khí quản và lở loét mưng mủ ở phổi; đờm màu sắt gỉ, thường thấy ở người bị viêm phổi dạng lá to; đờm dạng bọt thường thấy ở người bị khò khè nhánh khí quản; đờm màu hồng phấn thường thấy ở người bị phù thũng phổi do tâm lực suy kiệt gây ra; đờm ướt, thấy ở người bị viêm nhánh khí quản mãn tính, sưng phổi có mủ, lao ruỗng; đờm ít có khả năng bị viêmnhánh khí quản cấp tính thời kỳ đầu, viêm phổi, khò khè nhánh khí quản, lao thời kỳ đầu.

-     Triệu chứng kèm theo khi ho

Khi ho kèm theo sốt, có thể thấy ở người bị cảm cúm, viêm phổi, lao phổi (sốt cao thường thấy ở người bị cảm nhiễm vụng phổi; sốt nhẹ hay gặp ở người bị lao phổi); ho kèm theo hô hấp khó khăn thường thấy ở người bị thở khò khè, tâm lực suy kiệt; ho kèm theo nôn ọe thường thấy ở người bị ho gà, viêm họng mãn tính, ho kèm theo khản tiếng thường thấy ở người bị viêm dây thanh âm khối u màng liên kết phủ tạng; ho ra đờm lẫn máu thường thấy ở người bị viêm nhánh khí quản cấp tính, lao phổi; ho khạc ra rất nhiều máu thường thấy ở người bị giãn nở nhánh khí quản và lao phổi thời kỳ cuối; ho kèm theo hao gầy nhanh chóng nên cảnh giác với chứng ung thư phổi.

Tóm lại, chỉ cần người bệnh quan sát tỉ mỉ là có thể xác định được tính chất của cơn ho một cách đại thể. Nếu xuất hiện ho dạng bệnh lý nên đề cao cảnh giác, kịp thời đến bộ môn y liệu địa phương để chẩn đoán, trừ bệnh tận gốc, nếu không sẽ làm lỡ cơ hội chữa bệnh, đem lại những tồn hại không nên có cho cơ thể.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0