31/05/2017, 12:55

Làm sao nhận biết bệnh gì qua dáng đi?

Y học hiện đại cho rằng: dáng đi của người khỏe mạnh cũng có những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Ví dụ về tuổi tác, trẻ em thích đi gấp hoặc chạy chầm chậm., thanh niên khỏe mạnh đi nhanh mạnh mẽ, người già thì thường đi chậm với những bước nhỏ. Đấy đều là dáng đi bình ...

Y học hiện đại cho rằng: dáng đi của người khỏe mạnh cũng có những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Ví dụ về tuổi tác, trẻ em thích đi gấp hoặc chạy chầm chậm., thanh niên khỏe mạnh đi nhanh mạnh mẽ, người già thì thường đi chậm với những bước nhỏ. Đấy đều là dáng đi bình thường. Khi mắc một số bệnh nào đó có thể làm cho dáng đi thay đổi rất lớn và có tính đặc trưng nhất định.

Dáng đi khác thường điển hình, thường thấy có:

1.   Dáng đi loạng choạng

Còn gọi là “vịt đi ngỗng bước”, khi bước đi cứ lắc lư chậm chạp như ngan, vịt. Dáng đi này nói chung là một trong những triệu chứng điển hình của chứng cơ dinh dưỡng không tốt hoặc bị sai khớp hai bên xương hông bẩm sinh. Vì cơ đỡ xương chậu yếu, khớp xương hông không thể vận động thoải mái được cho nên bước đi cứ lắc lư qua trái qua phải giống như vịt đi ngỗng bước. Ngoài ra nó còn hay xuất hiện ở người bị bệnh còi xương và bệnh khớp to.

2.   Dáng đi như người say

Khi bước đi chân cứ rốiloạn, lung la lung lay, trọng tâm không vững như người say đo đường. Dáng đi này thường thấy ở người bị bệnh ở tiểu não.

3.   Dáng đi có bước rộng

Đo cơ gân cơ thịt ở vùng mắt cá lỏng lẻo làm chân rủ xuống. Khi bước đi cần phải nâng cao khớp xương hông và đầu gối lên nhưng bước đi nhỏ và làm cho mũi chân tiếp xúc với đất, dáng đi này thường thấy ởngười bị tê liệt thần kinh xương chậu, tê liệt thần kinh dạng đa phát hoặc viêm thần kinh dạng đa phát.

4.   Dáng đi hoang mang rối loạn

Khi đi, cơ thể đổ về phía trước, bước chậm, sau đó càng đi càng nhanh, rối loạn không dừng bước được, thường thấy ở người bị tê liệt chân chiên.

5.   Dáng đi như chiếc kéo

Khi đi hai đầu gối giao vào với nhau, hai chân lôi kéo cọ xát nhau mà đi, thường thấy ở người bị co giật chi dưới và trẻ em bị bệnh tê liệt do đại não.

6.   Dáng đi ngắt quãng như người thọt

Sau khi đi một đoạn, cảm thấy một hoặc cỗ hai chân kiệt sức, ngồi xổm nghỉ ngơi một lát xong (1-5 phút) lại trở lại bình thường. Nhưng khi tiếp tục đi lại xuất hiện tình trạng như trên, triệu chứng này trong y học gọi là “đi kiểu thọt ngắt quãng”, Đó là do bệnh biến trong cột sống chèn ép hoặc bệnh biến ở động mạch chủ làm cho tuần hoàn máu ở cột sống gặp chương ngại gây ra.

7.   Dáng đi cộng tế mất cân bằng

Khi đi một chân nhấc cao, rồi đột nhiên hạ xuống, hai mắt chú ý xuống dưới, cự ly giữa hai chân rất rộng để tránh cho cơ thể nghiêng ngả, Khi nhắm mắt không thể giữ được cân bằng. Dáng đi này thường thấy ở người bị lao cột sống.

8.   Dáng đliệt một nửa

Biểu hiện là một nửa có thể bịliệt dạng co giật chi trên cong về phía trước, khuỷu tay, cổ tay, khớpngón tay đều cong gập, khi đi rất ít khi lay động, Khớp xương hông cong ra ngoài, khớp xương đầu gối thẳng đơ, bàn chân cong, mỗi khi bước đi phải nhấc cao xương chậu nửa bên bị bệnh lên trước làm cho chi bên đó nhấc lên, sau đó lấy khớp xương hông làm trung tâm, duỗi thẳng chân, ngón chân, vạch một nửa vòng tròn xuống đất rồi mới bước lên được một bước. Có thể thấy ở bệnh liệt nửa người do trúng gió.

Ngoài ra, chi dưới dị dạng, ngoại thương, khớp xuống bị tổn hại... cũng làm cho dáng đi khác thường không định được.

Từ đó có thể thấy, dáng đi có bình thường hay không quả thật là một tấm gương dể chẩn đoán một số bệnh tật. Nếu phát hiện thấy dáng đi khác thường nên đến ngay bệnh viện kiểm tra chữa trị.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0