28/06/2018, 07:26

Kỹ thuật cạn sữa và nuôi dưỡng chăm sóc bò cạn sữa

Mục đích cạn sữa Trước khi đẻ bò cần có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục đích của nó là để cho tuyến sữa được nghỉ ngơi và hồi phục, khôi phục hệ thống điều hoà thần kinh thể dịch sau một thời gian tiết sữa đã có những mất cân bằng nhất định. Cạn sữa tạo điều kiện cho ...

Mục đích cạn sữa

Trước khi đẻ bò cần có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục đích của nó là để cho tuyến sữa được nghỉ ngơi và hồi phục, khôi phục hệ thống điều hoà thần kinh thể dịch sau một thời gian tiết sữa đã có những mất cân bằng nhất định. Cạn sữa tạo điều kiện cho cơ thể tích luỹ chất dinh dưỡng chuẩn bị cho chư kỳ tiết sữa sau và đặc biệt là để hình thành sữa đầu được tốt. Mặt khác, cạn sữa còn nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai vì ở giai đoạn này tốc độ phát triển của thai rất nhanh.

Thời gian cạn sữa

Trong điều kiện thức ăn dinh dưỡng bình thường, bò có năng suất sữa không cao lắm thì thời gian cạn sữa khoảng 2 tháng là vừa. Đối với bò đẻ lứa 1 và bò cao sản có thể kéo dài thời gian cạn sữa hơn một chút. Nếu thời gian cạn sữa quá ngắn thì trọng lượng sơ sinh của bê sẽ nhỏ, tuyến sữa chưa được phục hồi và cơ thể chưa được tích luỹ thoả đáng, sữa đầu kém chất lượng nên ảnh hưởng xấu đến tý lệ mắc bệnh của bê và năng suất sữa của kỳ tiếp theo. Tuy nhiên thời gian cạn sữa quá dài (70 – 75 ngày) cũng không thấy gì tốt hơn 50 – 60 ngày. Ảnh hưởng của thời gian cạn sữa đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh của bêẢnh hưởng của thời gian cạn sữa đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh của bê

Phương pháp cạn sữa

Khi cạn sữa phải căn cứ vào đặc điểm của con vật, đặc biệt là năng suất sữa trước lúc cạn sữa để có phương pháp tác động thích hợp. Bò phải được cạn sữa triệt để, không bị viêm vú và ảnh hưởng xấu đến các hoạt động các chức năng khác.

Nguyên tắc cơ bản của việc cạn sữa là làm ngừng quá trình tạo sữa thông qua việc vi phạm các phản xạ có điều kiện về tiết sữa và hạn chế nguồn nguyên liệu tạo sữa (nếu cần), có nghĩa là thay đổi (giảm) số lần vắt, thời gian vắt, thay đổi cách vắt và địa điểm vắt. Nếu như cảm thấy những biện pháp đó chưa có hiệu quả thì rút bớt mức nuôi dưỡng, khi cần thiết loại ra khỏi khẩu phần ăn các thức ăn nhiều nước, thức ăn kích thích tiết sữa và thức ăn tinh. Nếu bò chăn thả thì có thể ngừng chăn thả và chuyển sang cho ăn thứ ăn khô. Tất nhiên cần phải thấy rằng nếu không quá cần thiết, nhất là đối với bò thấp sản, thì không nên cắt giảm mức nuôi dưỡng vì việc đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai và sự chuẩn bị của bò cho lần đẻ sắp tới.

Trong thời gian cạn sữa cần đảm bảo vệ sinh, sát trùng tốt vì bò dễ bị viêm vú.

Tuỳ ttíeo năng suất sữa còn lại trước ngày cạn sữa mà người ta thường áp dụng các phương pháp cạn sữa sau:

Cạn sữa chậm

Áp dụng với bò có năng suất sữa còn 8 – 10 lít/ngày trở lên. Thòi gian làm cạn sữa khoảng 10 -15 ngày. Trước khi đẻ 70 – 75 ngày bắt đầu giảm số lần vắt sữa từ 3 xuống 2 rồi sau đó xuống 1 lần trong ngày và cuối cùng có thể vắt cách nhật. Thay đổi giờ vắt, nơi vắt, cách vắt và người vắt. Giảm bớt thức ăn, nước uống, chăn thả. Tác động như vậy trong 10 – 15 ngày sữa sẽ giảm đến mức thấp nhất, lúc đó vắt thật kiệt sữa lần cuối cùng, rửa sạch và sát trùng kỹ các núm vú. Tiếp tục giảm thức ăn, nước uống và theo dõi 2 – 3 ngày nữa và mỗi ngày sát trùng núm vú 2 lần. Kiểm tra nếu thấy vú không xuống sữa, căng đỏ coi như đã cạn sữa thành công và chuyển bò sang đàn khác. Nếu thấy vú sữa quá căng, đỏ, nóng, bò sữa không yên thì phải cạn sữa lại và tác động các biện pháp như trên triệt để hơn.

Đọc thêm  Đặc điểm tiêu hoá của bò sữa

Cạn sữa nhanh

Phương pháp này áp dụng cho những bò có năng suất sữa còn lại dưới 8kg/ngày. Các biện pháp tác động cũng như trên nhưng thời gian ngắn hơn (5 – 7 ngày), ở một số cơ sở, ngay cả những bò có năng suất sữa cao cũng áp dụng biện pháp cạn sữa nhanh. Người ta cho rằng nếu cạn sữa trong thời gian dài 10 – 15 ngày với chế độ giảm thức ăn, nước uống như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến thai. Trong trường hợp này nên tác động mạnh hơn như giảm thức ăn tinh, nước uống, giảm hẳn các loại thức ăn xanh, chỉ cho ăn cỏ khô và giảm lần vắt sữa, sau vài ngày ngừng vắt hẳn. Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi nhưng khi tiến hành phải thận trọng.

Cạn sữa tức thì

Ngừng ngay việc vắt sữa khi cần cạn sữa, dù thấy bầu vú căng cũng không vắt. Để tránh viêm vú do vi trùng gây nên, sau khi vắt sữa lần cuối bơm vào bầu vú một hỗn hợp kháng sinh dạng keo. Hỗn hợp này phải có phổ diệt trùng rộng, phải được phát tán đều trong bầu vú, thời gian tác dụng tương đối dài, đồng thời không làm hại đến tuyến sữa.

Điều kiện quyết định thành công của phương pháp này là đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Do đó trước khi cạn sữa cần kiểm tra, nếu vu bị sưng thì phải điều trị mới cạn sữa.

Sau khi bơm kháng sinh đưa bò sang phòng cạn sữa sạch sẽ và được tiệt trùng trước. Theo dõi trong thời gian 3 – 5 ngày. Nếu có kết quả tốt thì đưa bò sang đàn cạn sữa.

Trước khi cạn sữa 24 – 36 giờ không cho ăn thức ăn tinh và những thức ăn kích thích tiết sữa.

Nuôi dưỡng bò cạn sữa

Thời gian nuôi bò cạn sữa thường là 2 tháng trước khi đẻ. Đó cũng chính là thời gian nuôi bò có thai hai tháng cuối cùng. Như vậy tiêu chuẩn chính của bò cạn sữa là tiêu chuẩn duy trì và tiêu chuẩn nuôi thai tháng cuối. Ngoài ra cần tính thêm nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần cho sự tích luỹ của cơ thể để chuẩn bị cho kỳ tiết sữa sau.

Khi phối hợp khẩu phần cho bò chửa cạn sữa cần chú ý đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và khoáng; các loại thức ăn phải có hệ số choán nhỏ, dễ tiêu, không bị ôi mốc hay quá chua. Thức ăn ủ xanh có phẩm chất tốt, chúng chỉ nên cho ăn 5 – 6 kg/ngày.

Để đảm bảo cho việc cạn sữa trước đó và bò đẻ sau này được an toàn có thể áp dụng một số chế độ nuôi dưỡng bò cạn sữa như sau:

– 10 ngày đầu sau khi cạn sữa: để cho bò ngừng hẳn quá trình tạo sữa cần giảm mức ăn xuống 80% tiêu chuẩn đã tính. Với mức đó thường không cho ăn thức ăn tinh và cho ăn rất ít, giảm hoặc không cho ăn thức ăn nhiều nước có tính chất kích thích tiết sữa. Chủ yếu dùng cỏ khô hoặc cỏ phơi tái cho ãn tự do. Tuy nhiên đối với bò thấp sản, cạn sữa dễ dàng không nhất thiết phải giảm như thế.

– 10 ngày lần thứ 2: Tăng mức ăn lên đạt tiêu chuẩn quy định. Có thể sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích bé để đảm bảo nhu cầu cho bò trong thời gian thai phát triển mạnh.

Đọc thêm  Khẩu phần ăn cho bò sữa

– 20 ngày tiếp theo: Do thai đã phát triển mạnh, tuyến sữa đã bị ức chế hoàn toàn nên tăng thức ăn lên bằng khoảng 120% tiêu chuẩn. Các loại thức ăn sử dụng như 10 ngày trước đó, thức ăn tinh có thể chiếm 30 – 40% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.

– 10 ngày lần thứ 5: Để tránh xuống sữa quá sớm, giảm mức ăn xuống bằng 100% tiêu chuẩn.

– 10 ngày trước khi đẻ: Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định mức ăn và thể loại thức ăn cho thích hợp. Ở bò cao sản để đề phòng sữa xuống sớm, viêm vú và các nguy cơ bại liệt khác hay các hậu quả xấu sau khi đẻ thì nên giảm thức ăn xuống bằng 60 – 70% tiêu chuẩn, giảm bớt thức ăn nhiều nước và thức ăn tinh. Trước khi đẻ khoảng 2 – 3 ngày có thể cắt hẳn thức ăn tinh nếu thấy xuống sữa.

Chú ý: Đối với bò có năng suất sữa trung bình, không sợ các nguy cơ xấu khi đẻ, trạng thái bầu vú bình thường thì không cần thiết phải giảm mức ăn và thay đổi cơ cấu khẩu phần trước khi đẻ, vì những thay đổi đó sẽ làm thay đổi quá trình tiêu hoá bình thường ở dạ cỏ và có ảnh không tốt đối với trao đổi chất nói chung của cơ thể và ảnh hưởng xấu không những đến thai mà còn đến khả năng cho sữa sau khi đẻ. Do đó nếu cứ để bò ăn uống bình thường và theo dõi bầu vú trong những ngày trước khi đẻ, chỉ trong trường hợp có dấu hiệu không tốt mới xử lý. Như thế sẽ vừa không ảnh hưởng đến bò, đồng thời giảm được việc phức tạp cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng, đặc biệt là ở các cơ sở áp dụng cơ giới hoá phân phát thức ăn và những cơ sở nuôi bò chăn thả tự do không cột buộc với đàn lớn có thời gian cạn sữa khác nhau. Trong trường hợp này không cần thiết hạn chế thức ăn nhiều nước đối với bò đẻ.

Chăm sóc bò cạn sữa

Trong thời gian nuôi bò cạn sữa cần chú ý một số điểm:

Vận động và chăn thả: Nếu bò nuôi nhốt hàng ngày cần được vận động không dưới 2 – 3 giờ trên đường dài khoảng 6 km. Bò nuôi nhốt nếu không được vận động sẽ khó đẻ, bê sinh ra yếu.

– Nếu bò được chăn thả cần được chăn thả ở những lô bằng phẳng, ít dốc, gần chuồng và phân theo đàn nhỏ.

Xoa bóp bầu vú: Đối với bò ít sữa mỗi ngày nên xoa bóp bầu vú 1 – 2 lần, mỗi lần 5 – 10 phút để cải thiện chức năng hoạt động của bầu vú, làm cho thần kinh, mạch máu hoạt động mạnh, đề phòng được viêm vú hay hiện tượng cương cứng khi đẻ, quá trình tiết sữa được nhanh chóng. Đối với bò nhiều sữa, sau khi cạn sữa và trước khi đẻ không được tác động vào vú.

Tắm chải: Tắm chải không những làm cho tuần hoàn lưu thông tốt mà còn giữ gìn cơ thể không nhiễm bệnh tật, nhất là bầu vú và cơ quan sinh dục. Trong mùa hè cần tắm chải cho cơ thể mát mẻ, tăng tiêu hoá hấp thu, tăng cường quá trình trao đổi chất, trao đổi nhiệt. Mỗi ngày nên tắm chải cho bò một lần, đặc biệt là bò nuôi nhốt trong mùa hè.

0