28/06/2018, 07:26

Chè dây là gì?

Chè dây có thể là cái tên không còn xa lạ đối với những người bị bệnh dạ dày, do tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Không tác dụng phụ khi kết hợp điều trị là lợi thế của loại chè này. Bài viết dưới đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc biết rõ ...

Chè dây có thể là cái tên không còn xa lạ đối với những người bị bệnh dạ dày, do tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Không tác dụng phụ khi kết hợp điều trị là lợi thế của loại chè này. Bài viết dưới đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về những tác dụng chữa bệnh khác nhau của loại chè này.

Nội Dung Chính Gồm:

Chè dây là gì?

Còn được với tên trà dây, khau rả hay bạch liễm. Tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ Nho.

chè dây

Mô tả

Là cây thuốc quý có thân dạng dây leo, cây cao không quá 1m, dây leo dài 2-3m và bám vào thân cây khác. Lá dài khoảng 7-10cm, có răng cưa gần giống lá kinh giới nhưng có viền màu tía. Mặt lá nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, mặt dưới màu xanh sẫm. Lá khi non màu xanh thiên đỏ, càng già càng xanh.

Hoa gần giống nụ hoa tam thất, có màu trắng và mọc thành chùm. Ra hoa vào tháng 6-7 và ra quả vào tháng 9. Quả chè dây nhỏ như quả si, có màu đỏ.

Chè dây khô: có màu trắng mốc trên bề mặt lá do nhựa cây tiết ra trong quá trình chế biến.

chè dây khô

Phân bố và thu hái

Cây thường mọc hoang trên các ngọn núi cao như Cao Bằng, Sơn La, Bắc Cạn, Lào Cai, Sa Pa, Tuyên Quang, Yên Bái,…Ngày nay, chè dây được nhân giống và tự trồng nhiều hơn chè dây rừng.

Vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 là thời gian thích hợp để thu hoạch, cả lá và dây đều được hái về. Sau đó, ngâm với nước ozon, rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu là flavonoid, tamin và 2 loại đường là glucose và Rhamnese. Có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra còn dùng để giải độc gan, điều trị mất ngủ, an thần,…

Trong đông y, chè dây là loại thảo dược không chứa độc tố nên không gây dị ứng và ngộ độc cho cơ thể trong quá trình sử dụng. Có vị ngọt, tính mát, có tính kháng viêm và giải độc mạnh.

Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây

1. Diệt trừ vi khuẩn HP: Loại vi khuẩn này gây hại đối với những người bị đau dạ dày khi gây viêm, làm vết loét lâu liền, gây biến đôi tế bào dẫn tới ung thư dạ dày. Chè dây với hoạt tính kháng sinh tự nhiên cao, với cơ chế làm sạch và diệt khuẩn, chè dây sẽ loại trừ triệt để vi khuẩn HP khỏi niêm mạc dạ dày.

2. Làm trung hòa dịch vị dạ dày: Lượng axit tiết ra quá nhiều khiến người bị bệnh dạ dày hay bị ợ chua, ợ nóng và đau bụng âm ỉ. Nước chè dây có tác dụng làm hạn chế lượng axit dư thừa trong dạ dày.

3. Chữa huyết áp ao: Chè dây phơi khô hãm uống như trà có tác dụng làm giảm huyết áp từ từ cho đến ổn định.

4. Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi rôm do nóng trong: chè dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan.

nước chè dây

6. Chữa viêm răng lợi: Dùng nước chè dây súc miệng hằng ngày để chống viêm do chè dây có tính kháng sinh cao.

7. Chữa mất ngủ, có tác dụng an thần: Chè dây giúp đào thải chất độc qua gan, giúp an thần, dễ ngủ và giảm stress. Khác với một số loại dược liệu khác, chè dây không có tác dụng phụ kèm theo khi sử dụng hỗ trợ hay kết hợp với thuốc điều trị khác.

8. Giúp kháng viêm, làm lành vết loét dạ dày: Với hoạt chất flavonoid có tác dụng giảm viêm mạnh, các vết loét trở nên se lại, hạn chế được viêm nhiễm và sớm liền trở lại. Hiệu quả đã được kiểm định sau 6 tháng sử dụng và điều trị bằng chè dây.

Cách pha chè dây đúng chuẩn: Mỗi lần chỉ cần pha 10-15g trà với 150ml nước. Sau khi bỏ chè vào ấm, cho một chút nước sôi vào ấm và lắc nhẹ cho đều, rồi đổ bỏ nước này đi. Tiếp đó, cho 150ml nước sôi vào ấm và chờ khoảng 10 phút để chè ngấm đều là có thể dùng được. Chè có thể uống nóng hoặc uống lạnh đều được nhưng không nên lạm dụng chè lạnh.

Lưu ý

Người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.


0