25/05/2018, 08:22

Hoa tự

Câu hỏi : Phân biệt các kiểu hoa tự vô hạn và hoa tự có hạn. Hoa có thể mọc lẽ loi từng cái một ở chót nhánh (sứ), ở nách lá bắc (bụp) hoặc mọc trên thân bên ngoài lá bắc (ớt, cà …). gọi là hoa cô độc . Thường nhiều hoa ...

Câu hỏi: Phân biệt các kiểu hoa tự vô hạn và hoa tự có hạn.

Hoa có thể mọc lẽ loi từng cái một ở chót nhánh (sứ), ở nách lá bắc (bụp) hoặc mọc trên thân bên ngoài lá bắc (ớt, cà …). gọi là hoa cô độc. Thường nhiều hoa tập hợp lại thành nhóm gọi là phát hoa và cách sắp các hoa trên trục phát hoa là hoa tự.

Trong phát hoa mỗi hoa có một lá bắc riêng, ở một số cây có lá bắc chung cho cả phát hoa và gọi là tổng bao, trong trường hợp nầy từng hoa riêng biệt không có lá bắc (như ở các cây trong họ Cúc, hoa Hoa tán). Có khi lá bắc chung biến đổi đặc biệt tạo thành một mo, như các cây trong họ Cau (Arecaceae), họ Môn (Araceae).

Tùy theo trục phát hoa có thể phân nhánh hay không mà ta phân biệt:

vô hạn

Sơ đồ các kiểu hoa tự vô hạn A, A1, A2 - chùm; B - gié; C, I, J - hoa đầu; D, E - tản phòng; G, H - Tán

Khi cành mang hoa sinh trưởng không hạn chế, trục phát hoa không tận cùng bằng một hoa và các hoa vẫn tiếp tục được hình thành; những hoa ở phía ngọn là hoa non nhất và thứ tự nở của hoa từ dưới lên trên khi trục phát hoa dài hoặc hoa nở từ ngoài vào trong khi trục phát hoa ngắn. Ta phân biệt:

* Khi trục chính mang hoa dài, gọi là chùm khi các hoa có cọng dài gần bằng nhau, gặp ở chùm ruột, Spathoglottis. Gié(bông) khi các hoa không có cọng mang hoa; gặp ở mã đề (Plantago), lúa mì. Khi gié rất dày ta có một buồng như ở họ Môn (Araceae)… Tản phòng (ngù) khi các cọng hoa dài ngắn không đều nhau đưa hoa lên gần cùng một mực, gặp ở mai, anh đào, kim phượng …

* Với trục phát hoa ngắn, ta cótán khi trục chính rút ngắn lại nên các cọng hoa dài gần như xuất phát từ một điểm và đưa hoa lên cùng một mực như ở carrot, cần … Các lá bắc tập trung quanh gốc tán làm thành một tổng bao. Hoa đầu hay hoa hình đầu khi trục phát hoa phù ra mang các hoa không cọng mọc sát nhau trên đỉnh trục thu ngắn lại thành một cái đầu. Gặp ở họ Cúc (Compositae/Asteraceae), …

* Khi nhánh phụ của trục chính chia nhánh: Tán kép là tán mang tán; gặp ở họ Umbellifereae, cây củ rối… Chùm tụ tán khi có một trục dài mang chùm hay chùm tụ tán. Ví dụ: xoài, mận, Clerodendrum paniculatum, lúa …

có hạn

Cành mang hoa sinh trưởng có hạn, ở chót của trục mang hoa tận cùng là một hoa và thứ tự nở hoa từ trên xuống hay từ trong ra ngoài; hoặc trục chính mang hoa mau ngưng mọc vì tận cùng là một hoa, nhánh phụ sẽ mọc tiếp và tận cùng bằng một hoa …

* Tụ tán nhị (lưỡng) phân khi mỗi nhánh được hai nhánh phụ tiếp tục mọc, gặp ở Oldenlandia, hoa xoan …

* Tụ tán đơn phân khi chỉ có một nhánh phụ tiếp tục mọc, được phân biệt: Tụ tán đơn phân hình bò cạp với các nhánh phụ đều ở một bên trong một mặt phẳng nên phát hoa cong như đuôi con bò cạp; gặp ở cỏ vòi voi (Heliotopium indicum). Tụ tán đơn phân hình xoắn ốc khi nhánh phụ mọc tuần tự ở bên trái rồi ở bên phải, như Glaieul

Sơ đồ các kiểu hoa tự có hạn A, B - tụ tán đơn phân; C , D, E - tụ tán lưỡng phân; F - tán mang tán
0