25/05/2018, 08:22

Thu thanh và làm việc với dự án

Cakewalk chia thời gian theo hai cách: Phút, giây.. và Nhịp, phách, ticks. Để làm việc với các ô nhịp bạn cần biết các thông số này. Số 1 đầu tiên là số ô nhịp (ở đây là ô nhịp thứ nhất) Số ...

Cakewalk chia thời gian theo hai cách: Phút, giây.. và Nhịp, phách, ticks. Để làm việc với các ô nhịp bạn cần biết các thông số này.

  • Số 1 đầu tiên là số ô nhịp (ở đây là ô nhịp thứ nhất)
  • Số 01 ở giữa là số phách trong ô nhịp đó. (ở đây là bắt đầu phách thứ nhất)
  • Số 000 sau cùng chỉ ra số "tick"

Bạn có thể đặt thông số Tick theo ý bạn. Hãy vào mục Options-Project sau đó chon các mẫu tick trong phần Ticks per Quarter-note. Theo mặc định là 120. Điều này có nghĩa là một nốt đen (hay một phách) được chia làm 120 phần bằng nhau. Do vậy nốt đơn sẽ có giá trị là 60, nốt kép là 30 và nốt đơn chùm ba là 40... Nếu bạn thấy thông số có nghĩa là bạn đang ở đầu ô nhịp thứ 2, bắt đầu từ nốt đơn thứ 2 của phách thứ 3.

Theo cách hiểu khác, ta có thể nhìn thông số trên theo cách sau

Theo mặc định, cakewalk luôn ở nhịp 4/4 và giọng C trưởng. Để thay đổi loại nhịp và hoá biểu cần thiết bạn có thể làm như sau:

  • Nhấn vào để mở cửa sổ Meter/Key
  • Chọn dòng Meter/Key đầu tiên (và duy nhất) trong danh sách.
  • Nhấn (Change Meter/Key) để mở hộp thoại Meter/Key Signature.
  • Nhập giá trị cho hai thông số trên và dưới.
  • Chọn hoá biểu cho bản nhạc trong danh sách Key Signature.
  • Nhấn OK.

Loại nhịp và hoá biểu sẽ được hiển thị ở công cụ Large Transport. Hãy nhấn vào ký hiệu X (close) dưới phía góc phải trên cùng để đóng cửa sổ Meter/Key.

Nếu muốn tạo một hoá biểu hoặc thay đổi nhịp ở một điểm bất kỳ trong bản nhạc hãy làm như sau: (Giả sử ta cần thay đổi thành nhịp 6/8 giọng F trưởng)

  • Nhấn chuột vào để mở cửa sổ Meter/Key
  • Nhấn và bảng Meter/Key Signature xuất hiện.
  • Nhập số ô nhịp trong At Measure, ở đây là 2 và hoá biểu sẽ thay đổi ở ô nhịp thứ 2.
  • Chọn Beats per Measure là 6
  • Chọn Beats Value là 8
  • Chọn hoá biểu F trong danh sách Key Signature
  • Nhấn OK để xác nhận.
  • Trong thanh công cụ Metronome, chọn để kích hoạt Metronome trong khi thu. Nhấn vào để kích hoạt Metronome trong khi chơi lại (playback)
  • Chọn chức năng (Count-in Measure: đếm trước số ô nhịp) và đặt số lượng ô nhịp để cakewalk đếm trước khi thu ở bên cạnh. Nếu giá trị đặt là 1 thì cakewalk sẽ đếm 1 ô nhịp trước khi thu.
  • Chọn để sử dụng Metronome phát ra từ loa vi tính hoặc nhấn để dùng metronome ở đàn Keyboard.
  • Nhấn để Metronome nhấn vào phách đầu tiên của mỗi ô nhịp.

Đặt tempo của bản nhạc ở thanh công cụ Tempo: . Nhấn chuột vào ô này và nhập giá trị mới và nhấn Enter để xác nhận.

Một cách khác để chỉnh tempo theo dạng đồ hoạ là nhấn vào nút Tempo view:. Ưu điểm của cách chỉnh này là cho phép bạn vẽ hình đồ hoạ của tempo và bạn có thể dễ dàng chỉnh tempo theo ý mình. Trong bảng Tempo hiện ra, bạn sẽ có thanh công cụ sau: . Công cụ hình cây bút (Draws- nhấn phím D) cho phép bạn vẽ tempo theo ý mình. Công cụ Draw line (nhấn phím L trên bàn phím) giúp bạn kẻ đường tempo theo một đường thẳng. Công cụ Erase (Phím E) cho phép xoá tempo đã vẽ. Công cụ Snap to Grid cho phép bạn vẽ Tempo theo véc tơ đã đặt trước (Nhấn phím phải vào nút này để đặt giá trị). Công cụ Schetch Audio On/Off dùng để dãn cách tín hiệu Audio theo tempo sẽ đặt.

Mỗi lần thu, các dữ liệu của bạn sẽ được lưu giữ vào một Clip (gọi là "đúp"). Nếu bạn thu vào một track đã có sẵn Clip, bạn có thể chọn các chế độ thu sau:

Chế độ thu Hiệu quả
Sound on sound Dữ liệu mới sẽ được lưu giữ cùng với dữ liệu cũ. Có nghĩa là Clip đã thu từ trước sẽ không thay đổi, và trong khi thu Clip mới bạn sẽ vẫn nghe được Clip cũ.
Overwrite Chế độ này sẽ thu Clip mới đè lên Clip cũ, và bạn sẽ bị mất Clip cũ và thay vào đó là Clip mới.
Auto Punch Tự động chèn. Chế độ này chỉ được sảy ra nếu bạn đã đặt trước điểm bắt đầu chèn và điểm kết thúc chèn. Clip cũ sẽ được thay thế bằng Clip mới.

Nhấn vào thanh công cụ để chọn các chế độ thu.

Trước khi thu bạn phải kiểm ra các thiết bị Midi “vào” -“ra” bằng mục Midi-devices ở chương trước. Bây giờ bạn sẽ thu một “track” mới trong bản nhạc. Hãy làm theo các bước sau:

-Phải chắc chắn rằng nhạc cụ của bạn sẵn sàng truyền tín hiệu Midi.

-Nhấn đúp chuột vào cột “Name” ở “track 1” và đánh tên của “track’ mới.

-Kiểm tra cột “Source” ở “track 1” phải là Midi Omni. Nếu không phải hãy nhấn đúp chuột vào cột “Source” và đặt lại thành Midi Omni ở trong hộp thoại “Track properties”.

-Nhấn nút ARM ở “track 1”.

-Nhấn nút Record ở thanh công cụ “Transport” để bắt đầu thu.

Bạn sẽ nghe thấy hai ô nhịp đếm bởi Metronome. Sau đó quá trình phát lại và thu sẽ bắt đầu. Sau khi thu xong nhấn nút “Stop” hoặc thanh “Spacebar” trên bàn phím. Nếu bạn đã chơi bất kỳ một nốt nào thì một “Clip” mới sẽ xuất hiện ở bên cửa sổ “Clip” ở “track 1”.

Một câu hỏi đặt ra "Tại sao khi thu xong, các nốt nhạc của tôi luôn bị nhân đôi". Bạn nên tắt chức năng Local Control trên bàn phím Keyboard. Nốt nhạc chơi trên Keyboard được truyền vào Cakewalk, sau đó hồi âm lại vào Synthesize và chúng chỉ phải chơi một lần.

Dùng chức năng này để thu nhiều Clip liên tục. Số ô nhịp mà bạn muốn Loop sẽ quay lại liên tục, và mỗi lần lặp lại một clip mới được tạo ra ở cùng một track hay tạo ra mỗi Clip một track.

Hãy làm theo các bước sau:

  • Kích hoạt chức năng thu Loop bằng cách nhấn Loop On/Off
  • Đặt thời gian bắt đầu và kết thúc bằng cách nhấn vào Loop and Auto Shuttle . Lúc này một bảng con sẽ hiện ra:

Đặt thông số thời gian như trên có nghĩa là Phạm vi loop là hai ô nhịp, từ ô nhịp thứ nhất đến cuối ô nhịp thứ hai. Nhấn OK để xác nhận.

  • Chọn Realtime-Record Options hoặc nhấn

Chọn Store Takes in a Single Tracks để lưu các đúp vào cùng một track

Chọn Store Takes in Separate Tracks để lưu mỗi đúp ra một track riêng.

  • Chọn track muốn thu và nhấn nút Arm - .
  • Sau đó thực hiện các thao tác thu như đã nói ở phần trên.

Giả sử bạn đang thu một đoạn solo keyboard 32 ô nhịp, nhưng đúp thu này bị hỏng ở ô nhịp 24 và 25. Bạn muốn giữ lại đoạn solo này và chỉ sửa lại 2 ô nhịp này. Lúc này bạn sẽ sử dụng chức năng thu chèn (Punch Record). Các bước như sau:

  • Dùng mũi tên chọn 2 ô nhịp 24 và 25. (Nhấn chuột vào đầu ô nhịp 24 sau đó giữ và rê chuột sang ô nhịp 25 trong phần Clip view để chọn).
  • Nhấn chuột vào nút để đặt điểm bắt đầu và kết thúc như đã chọn.
  • Nhấn track cần thu sau đó thực hiện thao tác thu như bình thường.

Đây là chức năng rất hay dùng và tiện lợi cho những chỗ có tốc độ quá nhanh mà người chơi không thể chơi ngay lập tức. Người chơi có thể thu từng nốt theo từng bước chứ không phải chơi theo thời gian thực. Để thực hiện chức năng thu này bạn phải đặt trường độ cho từng bước, ví dụ là nốt đen sau đó chơi từng nốt một.

  • Nhấn chuột vào track cần thu.
  • Đặt Now Time (điểm bắt đầu thu) cho bản nhạc
  • Nhấn nút Step để hiện ra hộp thoại Step Record.

Trong phần Step Size (kích cỡ các bước), ta sẽ có:

Whole = Nốt tròn

Half = Nốt trắng

Quarter = Nốt đen

4: Triplet Quarter = Nốt đen của chùm ba đen

Eighth = Nốt móc đơn

8: Triplet Eighth = Nốt đơn chùm ba

Sixteenth = Nốt kép

6: Triplet Sixteenth = Nốt kép chùm ba

Thirty-second = Nốt móc tam.

3: Triplet Thirty-second = Nốt móc tam chùm ba.

Other.. = Chọn các trường độ khác.

Dotted = Chấm dôi

Phần Duration có nghĩa là độ dài, độ ngân của nốt nhạc muốn chơi.

  • Chọn từng trường độ rồi chơi nốt tương ứng trên bàn phím MIDI. Nhấn Advance để tạo ra những dấu lặng hay dấu cách tương ứng với trường độ đã chọn, nhấn Delete để huỷ bỏ nốt vừa chơi. Chú ý theo dõi ô thời gian ở góc phải phía dưới.
  • Khi hoàn tất, nhấn Keep để lưu lại.

Để dễ đánh dấu từng đoạn nhạc hay câu nhạc ta sử dụng một công cụ đánh dấu là Marker. Các bước làm như sau:

  • Đặt điểm bắt đầu của đoạn nhạc.
  • Nhấn hoặc phím F11 trên bàn phím để hiển thị hộp thoại Marker.
  • Đặt tên cho đoạn nhạc ví dụ "Diep khuc" vào ô Name.
  • Thời gian bắt đầu sẽ được hiển thị ở trong ô Time.
  • Nhấn OK để xác nhận.

Các điểm đánh dấu khác làm tương tự như trên.

0