25/05/2018, 08:22

Tạo lập môi trường cho kinh tế tri thức Việt Nam

Kinh tế tri thức là tất yếu, một quy luật khách quan. Chúng ta không đứng ngoài quy luật. Việt Nam đi vào kinh tế tri thức với tất cả sự tự tin, không ảo tưởng, không thụ động, phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước ...

Kinh tế tri thức là tất yếu, một quy luật khách quan. Chúng ta không đứng ngoài quy luật. Việt Nam đi vào kinh tế tri thức với tất cả sự tự tin, không ảo tưởng, không thụ động, phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. Hai nhiệm vụ song hành lồng ghép, hòa quyện hỗ trợ, bổ sung, đó là từ kinh tế nông nghiệp tiến thẳng vào nền kinh tế công nghiệp, từ kinh tế công nghiệp tiến vào kinh tế tri thức. Công nghiệp hóa Việt Nam thực hiện trong thời đại của khoa học - kỹ thuật ở trình độ cao với thuộc tính cơ bản nhất là ở tính hiện đại. Suốt mấy trăm năm vật lộn trên lộ trình công nghiệp hóa, các nước đi trước có bước đi mang tính tuần tự, kế tiếp, lúc tiệm tiến, khi nhảy vọt, là một chuỗi liên hoàn theo thời gian phải kéo dài hàng thế kỷ. Lịch sử không lặp lại bước đi ấy với những nước đi sau. Công nghiệp hóa Việt Nam là mô hình khá chuyên biệt, chưa có tiền lệ, đòi hỏi đến mức nghiệt ngã những yêu cầu: hiệu quả - chất lượng - tốc độ - thời gian - cơ hội.

Hội nhập là xu thế, là nhu cầu nội sinh, bên cạnh cái thuận là cái nghịch. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thua kém rất xa và nếu không cảnh giác sẽ lại một lần nữa trở thành công cụ của các nước tư bản phát triển. Hội nhập mà không có chỗ đứng trong sân chơi, không có thế mạnh riêng, sẽ bị cuốn hút vào cuộc chơi của kẻ khác. Trong các thế kỷ trước đây, khi tài nguyên và sức lao động cơ bắp vốn là chủ đạo của nền sản xuất công nghiệp và sự thịnh vượng thì chúng ta bị tư bản phương Tây chiếm đoạt. Ngày nay khi chúng ta có tài nguyên và lao động dồi dào thì yêu cầu của nhân loại lại chuyển sang một bước mới, đó là công nghệ và tri thức. Cái ta có thì lại chưa phải là thế mạnh, cái rất cần thì ta lại thiếu.

“Các nước đang phát triển không thể mong chờ đặt sự phát triển của mình dựa trên lợi thế so sánh về lao động - tức lao động công nghiệp rẻ được nữa. Lợi thế so sánh có hiệu quả bây giờ phải là ứng dụng tri thức” (P. Drucker, 1994; 3, tr. 102).

“Những hậu quả về vật chất mà một dân tộc phải gánh chịu, có thể còn khắc phục được, nhưng những hậu quả thiệt hại về mặt trí tuệ thì không bao giờ”. “Tri thức trở thành nguồn của cải mới, là điều chưa diễn ra trước đây” (3, 114)

  1. Việt Nam trong bối cảnh kinh tế tri thức
  2. Những bài học tham khảo
  3. Xây dựng môi trường xã hội

Xem chi tiết tại đây

0