07/02/2018, 22:57

Hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói của thần đồng Đỗ Nhật Nam: “Tiếng Anh giúp em đi xa còn tiếng Việt giúp em về gần”

Ngày xưa ông cha ta có nói rằng “Khi lớn lên phải biết lấy cái chữ, có cái chữ mới giúp đất nước phát triển”. Ngày nay, đất nước muốn vươn xa, sánh vai với các nước trên thế giới thì cần có “tiếng Anh”. Vậy nên tiếng Việt cần đi đôi với tiếng Anh. Nên Đỗ Nhật Nam mới nói ...

Ngày xưa ông cha ta có nói rằng “Khi lớn lên phải biết lấy cái chữ, có cái chữ mới giúp đất nước phát triển”. Ngày nay, đất nước muốn vươn xa, sánh vai với các nước trên thế giới thì cần có “tiếng Anh”. Vậy nên tiếng Việt cần đi đôi với tiếng Anh. Nên Đỗ Nhật Nam mới nói câu này “tiếng Anh giúp em đi xa còn tiếng Việt giúp em về gần”. Nhưng việc đi xa cũng cần có giới hạn, đi xa những không đánh mất những tinh hoa, tinh túy, đánh mất tiếng nói dân tộc.

Thế giới ngày càng phát triển cùng với rất nhiều tiến bộ về khoa học-kĩ thuật với nhiều phát minh vĩ đại. Nhưng tiếng nói mỗi nước mỗi khác nên việc hòa nhập trở nên khó khăn. Chúng ta phải học tiếng nói chung để vươn xa đi xa, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước. Học sinh học giỏi tiếng Anh thì việc vươn tới du học các nước lớn sẽ trở nên dễ dàng. Đầu tiên phải kể đến khi học giỏi tiếng Anh việc giao tiếp với người ở các nước sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết, chúng ta sẽ tạo dựng một mối quan hệ dễ dàng hơn thông qua ngôn ngữ, kết bạn nhiều, gắn kết nhiều, cho chúng ta nhiều cơ hội làm việc và thay đổi được cuộc sống hiện tại hơn. Như một học sinh nghèo Việt Nam, học giỏi tất cả các môn học đặc biệt là tiếng Anh, sau khi học xong trung học phổ thông, cô ấy đã lựa chọn việc đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Nhờ vốn hiểu biết ngôn ngữ, việc giao tiếp, làm việc của cô ấy trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Sau năm năm làm việc vất vả, cô ấy đã có được những thành công nhất định và trở về Việt Nam với số vốn tích lũy kha khá, cô ấy áp dụng những thành quả đạt được qua bạn bè nước bạn áp dụng vào việc kinh doanh của mình. Cô ấy trở nên khá giả, giúp gia đình sống cuộc sống tốt hơn. Nếu như cô ấy không biết tiếng Anh, cô ấy không kết bạn, không hiểu được những gì các nước bạn đang làm, cô ấy sẽ không dễ gặt hái được thành quả sau năm năm. Tiếng Anh là thế đó, đất nước muốn vươn xa, học sinh muốn vươn xa thì hãy học tốt Tiếng Anh để có một chìa khóa hòa nhập, phát triển.

Nhưng hòa nhập không phải là hòa tan. Dân ta thì phải biết chữ ta, mặc dù tiếng Anh giúp ta phát triển kinh tế, chính trị, nhưng chữ mình, tiếng Việt vẫn phải mãi được lưu truyền và gìn giữ. Một đất nước phải có ngôn ngữ của chính mình, vì vậy là người Việt hãy giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt để chúng ta gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Chúng ta học tiếng Anh để đi xa thì phải học tiếng Việt để về gần với đất nước. Tiếng Việt chính là tiếng “cha sinh mẹ đẻ”, tiếng nói mang những nét  tinh hoa độc đáo mà khó có nước nào có thể có được. Chúng ta có thể dễ dàng học tiếng Anh, nhưng người nước ngoài thì họ rất khó khăn để học được tiếng Việt. Dải đất hình chữ S này, mang tinh hoa của 54 dân tộc, 54 sắc thái, 54 tinh hoa, mỗi sắc thái là một nét đặc chưng riêng. Nhưng tất cả mọi người đều giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ chung đó chính là Tiếng Việt, đây chính là tinh thần dân tộc cả chúng ta. Tiếng Việt chính là sự đoàn kết của dân tộc, là niệm tự hào là tình yêu đất nước.

Học sinh ngày nay với sự hiểu biết của mình phải ráng học giỏi tiếng Anh, nhưng không được vì thế mà làm mờ đi tiếng Việt. Hòa nhập với tiếng nói cộng đồng nhưng không hòa tan tiếng nói dân tộc.

“Tiếng Anh giúp ta đi xa, tiếng Việt giúp ta về gần”, câu nói đã để lại bao suy nghĩ trong mỗi con người Việt Nam, và đáng suy nghĩ nhất chính là thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta chính là tương lai của đất nước, trách nhiệm của chúng ta đó chính là đưa đất nước vươn xa nhưng trên đó chúng ta cũng phải gánh vác trách nhiệm gìn giữ màu sắc, tự tôn dân tộc. Hãy đưa ngôn ngữ của chúng ta ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới hơn nhé.

0