07/02/2018, 22:56

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phú Ngọc Tường

I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả – Hoàng Phú Ngọc Tường sinh năm 1937, ông sinh sống tại thành phố Huế. Là một nhà văn trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với sứ Huế. Ông có vốn hiểu biết sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông chuyên viết về bút ký và được mệnh ...

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

– Hoàng Phú Ngọc Tường sinh năm 1937, ông sinh sống tại thành phố Huế. Là một nhà văn trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với sứ Huế. Ông có vốn hiểu biết sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông chuyên viết về bút ký và được mệnh danh là một nhà văn viết ký hay nhất.

– Sáng tác của Hoàng Phú Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận và tư duy. Viết theo lối hành văn hướng nội, mang đậm súc tích và mê đắm.

– Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Rất nhiều ánh lửa,….

2. Tác phẩm

– “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được viết vào năm 1981 ở Huế và được in trong tập sách cùng tên “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

– Tập bút ký gồm 8 bài ký, viết vào năm 1975, nói về long yêu nước, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa anh hùng của dân tộc.

– Về tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích đang học trong sách giáo khoa là phần thứ nhất. Đoạn trích được chia thành hai phần:

+ Phần 1: từ đầu cho đến quê hương xứ sở: đây nói về thủy trình của con sông Hương

+ Phần 2: còn lại nói về dòng sông của lịch sử và thi ca.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thủy trình của con sông Hương:

– Ở thượng nguồn:

• Con sông Hương nằm ở vùng thượng lưu mang trong mình một vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, cá tính như một bản trường ca của rừng già hay như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại đôi khi lại như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

• Có thể nói con sông Hương vừa có một vẻ đẹp bí ẩn vừa có lúc lại dịu dàng đằm thắm. Bút pháp nghệ thuật so sánh, thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp với thủ pháp điệp cấu trúc và động từ mạnh tạo nên một âm hưởng mạnh mẽ.

Bài văn là một bút pháp tài hoa của tác giả, tạo ra những lien tưởng, những ngôn từ tạo nên linh hồn của con sông.

– Đến ngoại vi thành phố Huế: sông Hương được miêu tả như một “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Tác giả đã miêu tả con sông Hương uốn mình với đường cong mềm mại, với vẻ đẹp trầm mặc cổ thi. Khi bắt đầu về xuôi sông Hương tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” giống như đang tìm kiếm một  tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
– Đến giữa thành phố Huế: sông hương giống như tìm được chính mình “vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” phải chăng con sông quá yêu Huế nên đã tạo ra  những đường nét vô cùng  tinh tế, độc đáo và  đẹp  hệt như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”,..
– Trước khi từ biệt Huế: sông Hương lưu luyến, không muốn rời giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. Con sông là một “nàng Kiều trong đêm tự tình”, đang “trở lại tìm Kim Trọng” để có thể nói ra lời thề ước vẹn tình …

2. Dòng sông của lịch sử và thi ca:

– Trong lịch sử, sông Hương chính là một bản hung ca ghi lại biết bao chiến công oanh liệt của dân tộc.

– Còn lúc trong đời thường, sông Hương lại mang cho mình một vẻ đẹp giản dị, dịu dàng như một người con gái yêu kiều.

– Sông Hương chính là vẻ đẹp của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận của các thi sĩ.

3. Nghệ thuật:

– Tác giả sử dụng ngôn từ từ tinh tế, tao nhã, phóng phú, gợi tả được hình ảnh và cảm xúc. Đồng thời câu văn giàu nhạc điệu tinh tế.

– Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, miêu tả, điển tích…. để vẻ ra được nét đẹp cũng như bộc lộ được cảm xúc. Mang lại sự lãng mạng, trữ tình qua những sự tích và huyền thoại. Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả…

4. Nội dung chủ đề:

Bằng tài năng của cây bút giàu trí tuệ, tác giả thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương

Từ khóa tìm kiếm

  • soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông
  • soạn ai đã đặt tên cho dòng sông
  • soạn văn bài ai đã đặt tên cho dòng sông
  • soạn bài ai đặt tên cho dòng sông
  • ai đã đặt tên cho dòng sông soạn
  • soạn bài ai đã
  • soạn ai đặt tên cho dòng sông
  • soan bai ai đat tên dong song
  • soạn ai đã đặt tên dòng sông
  • ai đã đặt tên cho dòng sông soạn bài
0