28/05/2017, 19:34

Hãy bàn về một hiện tượng sự việc mà em quan tâm.

Đề bài: Hãy bàn về một hiện tượng, sự việc xã hội mà anh/chị quan tâm. Bài làm. Trong vài năm trở lại đây hiện tượng sa ngã ở lứa tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng. Những hiện tượng hút thuốc, uống rượu, chơi điện tử ngày đêm đã trở thành “bình thường” khi mà những tội ác của xã hội như ...

Đề bài: Hãy bàn về một hiện tượng, sự việc xã hội mà anh/chị quan tâm. Bài làm. Trong vài năm trở lại đây hiện tượng sa ngã ở lứa tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng. Những hiện tượng hút thuốc, uống rượu, chơi điện tử ngày đêm đã trở thành “bình thường” khi mà những tội ác của xã hội như cướp của giết người đang trở nên ngày càng trẻ hóa. Không ít người không khỏi giật mình khi biết con em mình bị những nhóm côn đồ học đường ức hiếp, đánh đập trấn lột. Và cũng ...

Đề bài: Hãy bàn về một hiện tượng, sự việc xã hội mà anh/chị quan tâm.

Bài làm.

Trong vài năm trở lại đây hiện tượng sa ngã ở lứa tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng. Những hiện tượng hút thuốc, uống rượu, chơi điện tử ngày đêm đã trở thành “bình thường” khi mà những tội ác của xã hội như cướp của giết người đang trở nên ngày càng trẻ hóa. Không ít người không khỏi giật mình khi biết con em mình bị những nhóm côn đồ học đường ức hiếp, đánh đập trấn lột. Và cũng không ít người người hoảng hốt rơi những giọt nước mắt đắng cay khi biết con mình phạm tội khi còn mặc áo học sinh. Một câu hỏi cấp bắc được đặt ra là “nguyên nhân do đâu mà trẻ vị thành niên dễ sa ngã”.

4

Trẻ vị thành niên

Nguyên nhân đầu tiên mà được các chuyên gia tâm lý đề cập đến chính là do sự phát triển của tâm sinh lý. Ở lứa tuổi dậy thì các em có xu hướng thích chứng tỏ mình và khẳng định mình trong khi đó người lớn và xã hội lại rằng các em vẫn còn nhỏ cần được bao bọc che trở. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về thế hệ đã tạo ra sự đối nghịch về văn hóa. Đó là đặc điểm nổi bật của sự sa ngã ở lứa tuổi vị thành niên đầu thế kỷ XXI.

Với cha mẹ, con cái luôn luôn nhỏ bé và cần được yêu thương dạy dỗ. Tâm lý đó ăn sâu và tiềm thức người Việt, các bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng con cái mình cũng như mình ngày xưa mà quên mất rằng sự bùng bổ công nghệ thông tin đã mang đến sự thay đổi rõ nét trong đời sống và sự trưởng thành của các em. Vì vậy, các em thường có tâm lý khó chịu khi bị kìm kẹp trong vòng tay của bố mẹ và muốn tập làm người lớn. Vì ở thế giới đó em thấy được sự tự do! Những hành vi xấu như hút thuốc, nhậu nhẹt, chửi thế…thậm chí là quan hệ tình dục đều hấp dẫn giới trẻ.

Cùng với đó sự phát triển của xã hội, quy chế quản lý các mặt hàng như rượu bia thuốc lá bóng cười còn lỏng lẻo…khiến thú vui ăn chơi và sa ngã lại càng dễ dàng tiếp cận với các em nhỏ vị thành niên. Cũng bắt chước người lớn cũng cụng ly say xỉn, cũng phì phèo thuốc lá như ai. Điều này xuất phát từ tâm lý thích tỏ ra anh hùng nên dễ bị khích tướng dụ dỗ vướng vào những thói hư tật xấu.

Đây cũng là giai đoạn các em phát triển về mặt thể chất nên thường xuyên tò mò về các vấn đề giới tính. Nhưng ở Việt Nam vấn đề này thường được các phụ huynh né tránh vì nghĩ rằng con cái còn nhỏ. Vì vậy, khi thấy con trẻ có bạn gái, bạn trai thường phản ứng gay gắt và tiêu cực. Từ điều này đã nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Rất nhiều bạn trẻ đã tự tử, bỏ nhà đi bụi, hoặc tệ hơn là cướp của giết người để có tiền tiêu xài hay gây áp ức bố mẹ thường xuất phát từ những bất đồng giữa người lớn và trẻ nhỏ: như bị trẻ bị đánh đập, la mắng xúc phạm đến lòng tự trọng dẫn đến tổn thương về tâm lý.

Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa quên được việc năm em học sinh buộc tay nhau bằng khăn quàng đỏ rồi gieo mình xuống sông tự tử tập thể. Để rồi, từ những trang nhật ký của các em các bậc phụ huynh đã càng thêm đau xót khi nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng này lại là do sự thờ ở của cha mẹ, sự thiếu cảm thông và chia sẻ các em. Có rất nhiều các bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội rằng mẹ mình nói quá nhiều, quan tâm quá nhiều căn nhằn mình trong mọi việc, mình cảm thấy không có sự riêng tư và chỉ muốn đi khỏi nhà.

Gia đình tan vỡ, những cuộc cãi nhau triền miên giữa bố mẹ cũng là nguyên nhân gây áp lực cho các em. Ở ngưỡng tuổi này các em luôn cảm thấy căng thẳng và cường điệu hóa mọi việc theo cách của riêng mình. Các em sẽ luôn tự hỏi tại sao cãi nhau ghét nhau như vậy mà họ vẫn còn lấy nhau? Để rồi làm khổ nhau làm khổ con cái?

Nhưng các em lại không hề chia sẻ những suy nghĩ đó của mình mà chỉ dấu kín trong lòng và phản kháng lại bằng sự đối chọi cùng lối sống bất cần đời, thích phiêu lưu, theo lời bạn bè sa đã vao các tệ nạn như ma túy, mại dâm, giết người lừa đảo… vì lúc này các em vẫn chưa đủ kinh nghiệm sống xã hội để phân biệt đúng sai, tốt xấu.

Vậy làm gì để ngăn chặn tình trạng sa ngã khủng khiếp của trẻ vị thành niên hiện nay? Đầu tiên chính là các bậc phụ huynh cần có sự thay đổi trong suy nghĩ sao cho phù hợp với sự phát triển của con em mình. Hãy tôn trọng, lắng nghe những gì các em chia sẻ với mình dù là nhỏ nhất, khuyên nhủ và động viên các em đã các em nhận thức rõ đúng sai. Không ngại, tranh né hay chia sẻ những vấn đề về giới tính cũng như những chuyện vui buồn trong gia đình với con trẻ hiểu hơn về bố mẹ. Tránh kiểu giáo dục áp đặt, roi vọt tôn trọng quyền riêng tư của trẻ kết hợp với thầy cô giáo và nhà trường để hiểu và giúp đỡ các em kịp thời đúng lúc. Cũng chỉ có như vậy, mới có thể giảm thiểu và khắc phục được tình trạng sa ngã ở lứa tuổi vị thành niên.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Hãy bàn về một hiện tượng, sự việc xã hội mà anh/chị quan tâm.

Hãy bàn về một hiện tượng sự việc mà em quan tâm

Nêu suy nghĩ của em về tình trạng sa ngã của trẻ vị thành niên

Hay ban ve mot hien tuong, su viec xa hoi ma anh/chi quan tam

0