28/05/2017, 19:34

Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến

Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Bài làm “Tây Tiến”  là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về  “anh bộ đội cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ ...

Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Bài làm “Tây Tiến”  là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về  “anh bộ đội cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ – chiến sỹ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn bình Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ của Quang Dũng nóng bỏng hòa khí chiến trường. Tây Tiến ...

trong đoạn thơ sau:

“ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Bài làm

“Tây Tiến”  là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về  “anh bộ đội cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ – chiến sỹ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn bình Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ của Quang Dũng nóng bỏng hòa khí chiến trường.

phan-tich-ve-dep-nguoi-linh-tay-tien

Tây Tiến – Quang Dũng

Sau một thời gian xa dân tộc đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ “Tây Tiến” này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên sông Đáy hiền hòa. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi với” bao kỉ niệm và cảm động một thời đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thời thứ 3 trong bài “Tây Tiến” đã khắc họa “ khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sỹ trong máu lửa:

“ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu , vượt qua bao núi cao dốc thăm thẳm “ heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Đoàn quân Tây Tiến hiện ra ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm động. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng , nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc”. Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “không mọc tóc” là hình ảnh phản ánh cái khốc liệt của chiến trường:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “ Dữ oai hùm” là hình ảnh người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Trong Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi có viết  ” Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” ! Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh giặc, thời đại nào cũng có những chiến sỹ “tì hổ” “vuốt nanh” . Với niềm tự hào đó Quang Dũng đã viết nên câu thơ ” Quân xanh màu lá dữ oai hùm” lấy cái thô để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn chiến sĩ.

Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật… muốn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những  giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời : biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc “Mắt trừng” hình ảnh gợi nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới”  – Mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương lập nên bao chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Dù trong hoàn cảnh như vậy các anh vẫn nhớ những “dáng kiều thơm” từng hò hẹn, Quang Dũng đã đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ – chiến sĩ nó đã trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.

Bốn câu thơ tiếp theo làm là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bước chân dung người lính:

“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên  chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sỹ “ rải rác biên cương” câu thơ để lại trong lòng nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” . Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm văn canh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo ” Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính.  Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc. Anh bộ đội cùng nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá ” Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước”. Quang Dũng đã ghi lại  cảnh tượng bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Các tráng sỹ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ với tấm “áo bào” bình dị ấy: “Anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản.  Nhà thơ không dùng từ “chết” hay “hi sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị ấy. Đất mẹ ôm các anh vào lòng để các anh hòa cùng non sông tổ quốc. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. Câu “Sông mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì nó gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc.

Ngôn ngữ của Quang Dũng thật đặc sắc bên cạnh những từ ngữ bình dị như : gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, gầm lền… lại có một số từ hán việt: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều thơ, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành – nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử.

Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ “Tây Tiến” là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu hiện cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người Lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sỹ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu và tâm hồn dân tộc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến

Cam nhan hinh tuong nguoi linh Tay Tien

0