28/05/2017, 19:34

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh Bài làm: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) nổi tiếng với nhiều bài thơ tình như “Thuyền và biển” “sóng”… Bài thơ “sóng” được viết vào cuối năm 1967, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968.Bài thơ nói lên một tình yêu đẹp của ...

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh Bài làm: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) nổi tiếng với nhiều bài thơ tình như “Thuyền và biển” “sóng”… Bài thơ “sóng” được viết vào cuối năm 1967, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968.Bài thơ nói lên một tình yêu đẹp của người con giá: “Yêu chân thành tha thiết, nồng nhiệt và thủy chung. Tình yêu trẻ trung ấy là khát vọng về một hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng ...

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh

Bài làm:

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) nổi tiếng với nhiều bài thơ tình như “Thuyền và biển” “sóng”… Bài thơ “sóng” được viết vào cuối năm 1967, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968.Bài thơ nói lên một tình yêu đẹp của người con giá: “Yêu chân thành tha thiết, nồng nhiệt và thủy chung. Tình yêu trẻ trung ấy là khát vọng về một hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa.

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để dệt nên nỗi lòng của mình. Cả bài thơ là những cơn sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu. Cùng với hình tượng “sóng” bài thơ này có một hình tượng nữa là “em” – cái tôi trữ tình của nhà thơ.

Trước hết có thể thấy bài thơ có một hình tượng sóng được gợi ra bằng âm điệu. Bài thơ có một âm hường nhịp nhàng, lúc dào dạt sôi nổi, lúc thầm thì lắng sâu, gợi lên âm hưởng những đợt sóng liên tiếp, miên man, được tạo nên bằng thể thơ năm chứ với những câu thơ liền mạch hầu như không ngắt nhịp lòng của tác giả, Một điều hồn thông thể yên định, đầy biến động, chảy trôi và chất chứa những khát khao rạo rực.

Sóng có nhiều đối cực nhưng tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và như tâm hồn người phụ nữ có những mâu thuẫn mà  thống nhất:

“ Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Sóng là một hình tượng đẹp của thiên nhiên được vận dụng để nói lên trạng thái của tình cảm và riêng với tình yêu thì con sóng phải mang một sắc thái đặc biệt. Bản thân con sóng cũng có nhiều trạng thái biểu hiện: “dữ dội” rồi lại “dịu êm”, chợt “ồn ào” rồi lại “lặng”, nhưng tất cả đều là sóng. Tác giả dùng hình thái này của sóng để xây dựng nên hình tượng “em”. Lòng của “em” cũng như những con sóng, khi yêu lòng em cũng đầy sự biến hóa vô hồi, triền miền và bất tận cũng như nhịp điệu của sóng.

Trước đối nghịch nhau của lòng mình, sóng không thể nào lý giải được. Vì vậy, sóng đã làm một cuộc hành trình để đi tìm lời đáp:

“ Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Hành trình của sóng tìm tới biển khơi như hành trình của tình yêu hướng về với cái vô biên, tuyệt đích, như tâm hồn người phụ nữ không chấp nhận sự chật hẹp, tù tùng. Con sóng muốn tìm ra biển rộng để hòa mình trong sức sống mạnh mẽ của ngàn con sóng giữa đại dương bao la. Người phụ nữ đang yêu khao khát vượt khỏi tình yêu nhỏ bé, quen thuộc của chính mình để hòa vào thế giới mới lạ, lớn lao và đầy bí ẩn của tình yêu. Em là một con sóng chân thực, táo bạo và rất chủ động. Sóng muôn đời vẫn dào dạt và tình yêu muôn đời vẫn là khao khát đam mê của của tuổi trẻ

Bằng biện pháp ẩn dụ nhà thơ đã xây dựng hai nhân vật trữ tình thành công là sóng và em. Hai hình tượng này đai cài quấn quýt nhau tạo nên sự âm vang cộng hưởng như tiếng sóng vỗ vào nỗi nhớ của người đọc.

Con sóng là vĩnh hằng gắn với sự vĩnh hằng của biển khơi muôn đời, con sóng của ngày xưa với con sóng của ngày hôm nay không có gì thay đổi, vẫn dào dạt, sôi nổi như tình yêu của tuổi trẻ muôn đời vầ bồi hồi:

“ Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Sóng tìm đến bể, đến đại dương để tự hiểu mình, cũng như em đến với anh tìm một tình yêu đẹp là để hiểu sâu hơn tâm hồn em, con người đích thực của em em. Người con gái hỏi sóng hay tự hỏi mình:

“ Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

“ Khi nào ta yêu nhau” em không biết, không ai biết chỉ có con sóng kia ngày xô bờ cát. Cũng giống như em ngày đêm khao khát và được hưởng hạnh phúc của tình yêu mà không cần biết tình yêu kia bắt đầu từ đâu? Câu hỏi tưởng chừng vô lý song nếu đặt em và sóng là hai hình tượng song song như sóng và em của các cung bậc tình cảm ở khổ thơ đầu thì câu hỏi trở nên vô cùng ý nghĩa. Thật vậy, sóng chỉ biết rằng tình yêu đến khi mọi cung bậc trạng thái cảm xúc xuất hiện trong em.Sóng là nhịp đập của đại dương nên song ru, sóng reo rì rầm, sóng hát, sóng vỗ, sóng nhớ bờ, sóng xôn xao suốt ngày đêm:

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Từ “ôi” cảm thán diên tả cảm xúc dâng tròa trong lòng thiếu nữ bâng khuâng nhìn sóng vỗ, man mác nghe sóng reo. Sóng được nhân hóa mang tâm tình thiếu nữ :”sóng nhờ bờ, ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ của sóng thành nỗi nhớ của em. Sóng nhớ bờ, cũng như thuyền nhở bến. Có cách biệt xa xôi, muôn vời cahs trờ nên sóng mới nhớ bờ da diết, triền miên. Sóng nhớ bờ là quy luật của muôn đời của vũ trụ, sự sống và đó là quy luật của tình yêu, của nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Xuân Quỳnh luôn tin tưởng hình ảnh của sóng cũng giống như tình yêu của con người sẽ vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đến được bền bờ hành phúc:

“Ờ ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dẫu muôn vàn cách trở”

Những con sóng nhỏ bé trên đại dương kia muốn vào được tới bờ phải trải qua muôn vàn cách trở. Tình yêu cũng vậy, muốn cập bến bờ của hạnh phúc phải trải qua bao thử thách. Tình yêu cũng vậy, muốn cập bến bờ hạnh phúc phải trai qua bao thử thách. Mặc dù Xuân Quỳnh khẳng định “con nào chẳng tới bờ” nhưng trong lòng thi sĩ vẫn  bộn bề suy nghĩ. Giữa biển khơi rộng lớn, đành rằng trăm ngàn con sóng đều đến bờ những liệu nó còn đủ sử để “tìm ra tận bể” nữa không? Tình yêu liệu có thể vĩnh cửu trong cuộc đời? Đã là cuộc đời thì tránh sao được còn mất.

Bài thơ được viết năm 1967, khi đó tác giả đã nếm đủ những  cung bậc cảm xúc của tình yêu – sự nồng nhiệt và cả sự đổ vỡ. Nhưng với một tâm hồn ngây thơ, khao khát được yêu thương thì luôn ấp ủ một hi vọng về hạnh phúc trong tương lai.

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn qua đi

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Vì tình yêu, sóng sẽ tan ra hòa vào biển lớn và nếu được như sóng thì em cũng nguyện tan ra giữa biển lớn tình yêu vô hạn. Bởi lẽ em khao khát tình yêu, cho dù tình yêu và không gian của sóng biển có dài rộng, bao la, vô tận đến nhường nào:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng  nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Khổ thơ là lời cầu nguyện của em về một tình yêu chung thủy, bền vững. Hình tượng sống hội tụ bao cảm xúc thật nồng hậu. Hai tiếng “làm sao” gợi lên một nỗi niềm mong ước cháy bỏng trong tâm hồn “em”. Đó là niềm mong ước của thiếu nữ được sống trong hạnh phúc bền vững như những con sóng vỗ mãi trên biển lớn tình yêu.

Qua việc phân tích hình tượng sóng vỗ mãi trong biển tình yêu ta thấy được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: Đằm thắm, dịu dàng, thật hồn hậu dễ thương, thật chung thủy. Hình tượng sóng cũng thể hiện nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: Táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù cho phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu. Riêng việc sử dụng hình tượng sóng làm ẩn dụ thì không mới nhưng những tâm sự về tình yêu cùng cách khai thác sức chứa ẩn dụ này  những nét thực sự mới mẻ. Xuân Quỳnh quả đã tìm được một hình tượng thơ đẹp để giãi bày tình yêu dịu dàng và mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng của người phụ nữ.

“Sóng”  của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay nhất về tình yêu, qua bài thơ ta cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng đa tình của người con gái. Người con gái ấy đã chủ động bày tỏ tình yêu những khao khát rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Phân tích hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh

Cảm nhận hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh

Phan tich hinh tuong song va em trong bai “song” cua Xuan Quynh

Hình tượng sóng và em trong bài “sóng” của Xuân Quỳnh

0