12/06/2018, 16:00

Dự trữ và bảo quản một số loại thức ăn cho bò sữa

Dự trữ và bảo quản dưới hình thức phơi khô Phơi khô và bảo quản cỏ Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho bò sữa, đặc biệt là vào vụ đông – xuân. Hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô có sự khác nhau rất rõ rệt và ...

Dự trữ và bảo quản dưới hình thức phơi khô

Phơi khô và bảo quản cỏ

Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho bò sữa, đặc biệt là vào vụ đông – xuân. Hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô có sự khác nhau rất rõ rệt và tùy thuộc vào thành phần thực vật của cây cỏ, điều kiện đất đai và khí hậu, loại và liều lượng phân bón sử dụng, thời gian thu hoạch cỏ, tình trạng thời tiết lúc cắt cỏ và kỹ thuật phơi, sấy. Giai đoạn phát triển thực vật lúc thu hoạch cỏ để phơi khô cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hoá học của nó. Theo mức độ thành thục và già đi của cây, hàm lượng xenluloza trong cỏ tăng lên, còn hàm lượng protein, vitamin và chất khoáng lại giảm xuống.

Đối với các loại cỏ bộ đậu (cỏ stylo, cỏ medicago và cỏ ba lá…) tốt nhất là thu hoạch vào giai đoạn có nụ hoa vì khi đó hàm lượng protein trong cỏ khô cao nhất, cỏ thu hoạch từ những nơi đất mầu mỡ chứa nhiều caroten hơn đất cằn cỗi, vì vậy đối với những nơi cằn cỗi cần bón thêm phân đạm cho cỏ. Trong thành phần cỏ khô có chứa nhiều loại cây bộ đậu thì lượng caroten càng phong phú.

Điều đáng chú ý nữa là hàm lượng vitamin D trong cỏ khô. Chúng ta đều biết là trong cây xanh không có vitamin D nhưng lại có ergosterin. Khi phơi nắng, dưới ảnh hưởng của tia cực tím, ergosterin tạo thành vitamin D2. Cỏ sấy khô nhân tạo hầu như không có vitamin D. Rõ ràng là, nếu cỏ khô giàu vitamin A thì lại rất nghèo vitamin D và ngược lại, vì ánh sáng mặt trời phá huỷ vitamin A và thúc đẩy quá trình tạo thành vitamin D. Nếu cỏ khô bị mưa thì hàm lượng vitamin A và D trong đó giảm rõ rệt và trong trường hợp này cho dù bò sữa được cung cấp số lượng lớn cỏ khô vẫn không thể thoả mãn được nhu cầu của chúng.

Điều kiện cơ bản để thu được cỏ khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các chất dinh dưỡng là sau khi thu hoạch phải phơi (sấy) khô nhanh chóng. Thời gian phai (hoặc sấy) càng ngắn thì hàm lượng nước trong cỏ càng giảm (đến mức tối thiểu), quá trình sinh lý và sinh hoá gây ra tổn thất lớn chất dinh dưỡng trong đó sẽ nhanh chóng bị đình chỉ. Phơi khô trong điêu kiện thời tiết tốt, tổn thất vật chất khô trong cỏ khoảng 30 – 40%, còn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, tổn thất lên tới 50 – 70%.

Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dẽ làm và dễ phổ biến trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, để có được loại cỏ khô chất lượng tốt lại không đơn giản. Ở nước ta, mùa có điều kiện cho cây cỏ phát triển và chất lượng cỏ tốt lại hay có mưa. Ngược lại, trong mùa khô dễ làm cỏ khô thì chất lượng cỏ lại giảm sút. Vì vậy, trong mùa mưa, muốn làm cỏ khô chất lượng tốt thì phải chú ý theo dõi diễn biến thời tiết, có kế hoạch chu đáo về nhân lực, phương tiện thu cắt, vận chuyển, nơi cất giữ…

Trong năm, thời gian cắt cỏ phơi khô tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, là lúc cỏ mới ra hoa, có sản lượng và thành phần dinh dưỡng cao. Tránh phơi quá nắng, cỏ sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin. Trong khi phơi cỏ chưa khô hoặc lúc có mưa nên gom cỏ thành đống, nếu có thể thì tìm cách che phủ giữ cho cỏ khỏi mất phẩm chất, cỏ khô phẩm chất tốt vẫn giữ được màu xanh, thân, cuống và lá đều mềm và có mùi thơm dễ chịu.

Bảo quản cỏ khô bằng cách đánh thành đống như đống rơm, nén chặt và có mái che mưa. Nếu có điều kiền thì xây dựng nhà kho dự trữ cỏ khô. Muốn tăng sức chứa của nhà kho thì bó cỏ thành bó (tốt nhất là dùng máy đóng bánh cỏ khô) để xếp được nhiều và khi cần lấy ra cho gia súc nhai lại ăn cũng thuận tiện.

Phơi khô và bảo quản rơm lúa

Rơm là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn (lúa đồi, lúa cốc), mì, mạch. Nó là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc nhai lại vùng đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. ở nước ta có thể cấy được nhiều vụ lúa nên trong năm ta có thể thu được 2 – 3 vụ rơm rạ. Rơm chiêm thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa: 9 – 10, rơm lúa xuân: tháng 3 – 4 và rơm thu: 7 – 8. Phổ biến nhất là rơm vụ lúa mùa. Vì vào vụ mùa là lúc thời tiết thuận lợi cho việc phơi rơm. Ngược lại, vụ chiêm việc thu hoạch và phơi rơm không thuận lợi vì thời tiết hay có mưa, rơm dễ bị thối mốc, chất lượng dinh dưỡng giảm sút rõ rệt.

Rơm phơi được nắng thì mầu vàng tươi và có mùi thơm, gia súc nhai lại thích ăn. Rơm bị vấy bùn đất và phân thì chất lượng bị giảm và con vật không thích ăn.

So với một số loại thức ăn tươi xanh, rơm là loại thức ãn có giá trị đơn vị thức ăn và năng lượng trao đổi cao hơn, nhưng rơm lúa thường có tỷ lệ chất xơ cao (31 – 33%), ít protein (từ 2,2 – 3,3%) và rất ít chất béo (1 – 2%). Rơm thường nghèo vitamin và khoáng.

Cách bảo quản rơm cũng tương tự như bảo quản cỏ khô: đánh thành đống ngoài sân, vườn hoặc thành bó dự trữ trong kho.

Dự trữ và bảo quản dưới hình thức ủ chua

Nguyên lý ủ chua

Ủ chua là kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh nhờ quá trình lên men yếm khí, tạo ra trong khối thức ăn một lượng axít hữu cơ cấp thấp (axít lactic) cần thiết để hạ độ pH, có tác dụng ức chế mọi hoạt động của các vi khuẩn gây thối rữa. Thực chất của ủ chua là quá trình lên men yếm khí khi trong hố ủ có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Ngược lại,khi trong khối thức ăn và trong hố ủ có nhiều không khí, quá trình lên men thối xuất hiện và tăng cường. Điều đó giải thích tại sao chúng ta cần phải nén khối thức ãn cẩn thận để loại hết không khí tồn tại trong các khe giữa các mẫu cây thức ăn.

Nhờ quá trình bảo quản thức ăn bằng ủ chua, những phần cứng của thân cây bị mềm ra và làm cho nó trở nên dễ dàng đồng hoá.

Kỹ thuật bao gồm việc cắt cây thức ăn vào giai đoạn mà nó có giá trị dinh dưỡríg cao, thái nó thành những mẩu nhỏ, nén vào một hố ủ và phủ hố này bằng đất để tránh nước (mưa) và không khí lọt vào.

Kỹ thuật ủ chua có thể áp dụng cho tất cả các loại cây thức ăn. Chất lượng của thức ăn ủ chua phụ thuộc chẳng những vào kỹ thuật ủ mà còn phụ thuộc vào nguyên liệu đem ủ: loại cây thức ăn, giai đoạn thu cất cây thức ăn…

Điều kiện cần thiết để ủ chua thành công

Phải có một hố ủ bảo đảm đúng tiêu chuẩn: hố ủ phải chắc chắn, thành hố và đáy hố phải cứng để ngăn cản không cho nước bên ngoài ngấm vào, hố ủ phải sạch, không gồ ghề để nén thức ăn được chặt và dễ dàng. Sau khi chất nén đầy thức ăn, hố ủ phải được đắp kín bằng đất và che phủ cẩn thận để tránh nước mưa và không khí lọt vào hố ủ.

Thức ăn đem ủ phải có chất lượng tốt, phải tươi, không thối, mốc. Một số loại cây thức ăn có tỷ lệ đường cao như khoai tây, khoai lang… dễ ủ. Một số khác khó ủ hơn do tỷ lệ đường thấp, vì vậy phải bổ sung thêm ri mật.

– Phải bảo đảm thức ăn trước khi chất vào hố ủ có độ ẩm khoảng 65 – 70%. Nếu độ ẩm trên mức này cần phơi qua cho rút bớt nước. Nếu thức ăn khô, già quá thì vẩy thêm nước (hoặc tưới rỉ mật đường pha loãng) cho đủ độ ẩm nêu trên.

Trong trường hợp chẳng may gặp thời tiết xấu và không thể phơi được, có thể xử lý bằng cách băm nhỏ rơm khô hoặc bã mía, trộn đều và ủ chung với cây thức ăn đem ủ chua (cỏ hoặc cây ngô thức ăn…)

Đọc thêm  Một số cây hòa thảo làm cỏ cho bò sữa

– Thao tác ủ (chất thức ăn vào hố) càng nhanh càng tốt, sau đó lấp hố ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi đóng hố ủ diễn ra trong cùng một ngày.

– Phải nén thật chặt khối thức ăn trong hố. Muốn vậy, phải chất vào hố từng lớp mỏng một và chất thức ăn đến đâu nén chặt đến đó. Chú ý nén trên toàn bộ bề mặt hố, nén xung quanh và các góc hố.

Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và những vật tư cần thiết để ủ chua

– Chuẩn bị hố ủ:

Địa điểm đặt hoặc xây hố ủ phải chọn ncd cao ráo, cạnh chuồng nuôi để tiện sử dụng. Tốt nhất là xây hố ủ bằng gạch, có trát ximăng. Tuỳ theo vùng và mức nước bề mặt, có thể xây hố chìm, chìm một nửa hoặc nổi hoàn toàn trên mặt đất. Số lượng hố và kích thước các chiều tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, khối lượng thức ăn có sẵn, quy mô đàn gia súc.

Cũng không nhất thiết phải xây hố ủ bằng gạch và ximăng, có thể ủ chua thức ăn bằng cách:

+ Đào một hố sâu trong lòng đất, đắp bờ xung quanh miệng hố để tránh nước mưa tràn vào. Cẩu chọn chỗ cao ráo, dễ thoát nước, đào ở chỗ đất quánh, mịn, không nên đào hố chỗ đất cát pha, chỗ trũng để tránh nước bên ngoài ngâm vào hố. Dùng các tấm chất dẻo rải quanh thành hố và cao lên trên miệng hố để có thể gấp đóng kín lại sau khi đã chất đầy và nén chặt thức ăn.

+ Dùng túi chất dẻo để chất thức ăn xanh sau khi đã băm thái vào. Nên chọn loại túi mầu sẫm, có độ dầy trên 0,2 mm. Ưu điểm của túi chất dẻo là có thể buộc kín dễ dàng. Tuy nhiên, túi chất dẻo có nhược điểm là khó nén chặt thức ăn. Túi có thể bị chọc thủng, đặc biệt là khi tiến hành ủ chua thân cây ngô, cỏ voi…

+ Dùng thùng phi để ủ chua thức ăn (nên dùng loại có dung tích 200 lít).

Trường hợp ủ chua trong thùng phi cần lưu ý phơi thức ăn hơi khô hơn một chút (độ ẩm dưới 65%) để tránh lượng dịch lớn sinh ra trong quá trình lên men và tích tụ dưới đáy thùng, làm thối hỏng lớp thức ăn bên dưới. Cách ủ trong thùng phi: sau khi chất đầy thức ăn và nén chặt, tiến hành đóng thùng phi bằng cách lấp một lớp đất dày lên trên.

– Các chất bổ sung:

Tuỳ trường hợp và tuỳ những điều kiện cụ thể, có thể nên hoặc phải sử dụng môt số chất bổ sung sau đây cho các mục đích khác nhau:

+ Rỉ mật đường, để tăng hàm lượng đường, tạo thuận lọi cho quá trình lên men, đặc biệt là đối với những loại thức ăn nghèo đường. Tỷ lệ rỉ mật đường thay đổi, có thể từ 1 – 5%.

+ Muối ăn hoặc CaCO3 để trung hoà bớt lượng axit lactic sản sinh ra, làm cho thức ăn bớt chua. Tỷ lệ muối khoảng 2%.

+ Urê để tăng hàm lượng đạm trong thức ăn và giữ cho thức ăn ổn định.

Urê được chỉ định trong trường hợp các loại thức ăn đem ủ có hàm lượng đường cao.

+ Rơm khô và bã mía dùng để hấp thụ bớt lượng dịch sinh ra trong quá trình lên men hoặc dùng để xử lý trường hợp thức ăn đem ủ bị ướt (mưa không phơi được…).

+ Một số hoá chất bảo quản (axít phốtphoric, axít axêtic), một số dạng enzym, dạng vi sinh vật lên men lactic… cũng có thể được sử dụng trong kỹ thuật ủ chua. Tuy nhiên, các chất này thường đắt đỏ, khó kiếm và đôi khi còn gây nguy hiểm cho người và gia súc.

Kỹ thuật ủ chua một số loại thức ăn

Ủ chua cây ngô trồng làm thức ăn gia súc:

Đối với ngô, việc ủ chua là phương pháp bảo quản được chỉ dẫn nhiều nhất trong chăn nuôi bò sữa. Đây là phương pháp tốt nhất để bảo quản giá trị dinh dưỡng của ngô. Việc ủ chua cây ngô không khó khăn và phức tạp.

– Thu hoạch cây ngô để ủ chua:

Thời điểm cắt ngô để ủ chua được xác định tuỳ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong toàn bộ cây ngô. Thời điểm lý tưởng để cắt ngô ủ chua là khi có 50% số bắp trên thửa ruộng mà hạt đạt tới giai đoạn chín sáp.

Không nên chờ đợi thêm vì ngô sẽ tích luỹ nhiều vật chất khô, các lá phần gốc bị úa vàng và khô và việc ủ tươi sẽ khó thành công hơn.

Khi thu hoạch ngô để ủ chua, cần thu hoạch toàn bộ số bắp, không bỏ riêng ra ngoài. Bởi vì hạt có chứa đường, tạo thuận ỉợi cho quá trình lên men.

Nếu chỉ ủ chua những cây ngô không bắp sẽ không cho ra loại thức ăn ủ chua có chất lượng tốt.

Để xác định thời điểm lý tưởng, thích hợp cho việc cắt ngô ủ chua, có thể áp dụng một phương pháp đơn giản như sau: bắt đầu từ khi ngô hình thành bắp, tiến hành thăm ruộng ngô đều đặn (cứ cách nhau 3 – 4 ngày thăm một lần): đi trên mảnh ruộng theo hai đường chéo. Cứ sau 10 bước chân thì mở một bắp ra và dùng móng tay ép các hạt ngô. Mỗi sào ruộng thử 10 bắp và nếu có 5 bắp thấy bột sền sệt, nửa đặc nửa lỏng và không có dịch chảy ra thì đó ỉà giai đoạn lý tưởng cắt ngô để ủ. Nếu có ít hơn 5 bắp ở vào giai đoạn “cắt được”, lại tiến hành quan sát 3 hoặc 4 ngày sau đó.

– Kỹ thuật ủ chua:

Vào ngày dự định cắt ngô để ủ chua mà trời mưa thì dừng hoãn lại, không cắt. Sau khi cắt ngô cần rải xuống đất, phơi dưới nắng khoảng nửa ngày, làm cho cây thức ãn bị mất nước và khô đi một chút. Đó là một yếu tố thuận lợi cho việc ủ chua thành công. Nhưng cũng lưu ý là đừng phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều. Nếu không lớp bên trên thì bị khô mà lớp bên dưới vẫn tươi xanh.

Để xác định trạng thái lý tưởng của ngô, người ta đề xuất một phương pháp đơn giản như sau: khoảng 4 – 6 giờ sau khi cắt lấy ngẫu nhiên 3 hoặc 4 lần lá ngô rải phoi trên cánh đồng hoặc trên sân (mỗi lần một lá) nắm chặt trong lòng bàn tay. Sau đó mở bàn tay ra và quan sát các nếp trên lá: nếu các nếp để lại các đường không rõ ràng và ẩm (khi đó độ ẩm của ngô khoảng 65 – 70%) nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì đó là trạng thái lý tưởng để thái ngô đem ủ.

Bước tiếp theo là tiến hành băm, thái ngô cây thành những mẩu nhỏ 3 – 5cm. Dọn sạch hố ủ (nếu là hố đã dùng), rải lớp đá hoặc sỏi xuống đáy, rồi rải một lớp rơm khô dày khoảng 10 cm lên trên. Sau đó chất thức ăn vào hố ủ. Để bảo đảm nén cho tốt, chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp thức ăn dầy 10 – 15 cm rồi tiến hành nén ngay bằng cách dậm chân lên hoặc dùng đầm, chày giã. Có thể áp dụng cách đơn giản sau đây để theo dõi và đánh giá mức độ nén thức ăn: trước khi cho mỗi lớp thức ăn vào hố, vạch vào mặt trong hố và đánh dấu khoảng cách 15 cm từ dưới lên, sau khi cho thức ãn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì đầm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống 4 – 5 cm. Kiểm tra việc đầm nén và thấy là đã nén tốt, khi khoảng cách từ vạch đánh dấu tới bề mặt lớp thức ăn bằng bề rộng bốn ngón tay khép lại (không tính ngón tay cái).

Cứ làm như vậy cho đến khi hố ủ đầy.

Cần phải lưu ý nén lên toàn bộ bề mặt hố ủ: nén lên các mép xung quanh hố, nén các góc hố và nén phần giữa hố. Thường xảy ra hiện tượng là chỉ nén cách mép hố khoảng 10 cm. Điều đó dẫn đến hiện tượng thối rữa phần thức ăn ở xung quanh các mép và gây ra tổn thất lớn.

Đọc thêm  Ấp trứng vịt tự nhiên

Việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ cần phải được tiến hành trong cùng một ngày.

– Cho thêm rỉ mật:

Trong các loài cây thức ăn nhiệt đới, lượng đường thường không đủ để sản sinh ra đủ lượng axít lactic, làm chua cho toàn khối thức ăn. Do vậy, cần bổ sung thêm đường để tạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic

Người ta thường sử dụng rỉ mật đường để bổ sung, cách làm như sau:

Dùng một ôdoa có dung tích 10 lít, lấy 5 lít rỉ mật hoà vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗi lớp 15 cm cây ngô thức ăn đã thái nhỏ và đã chất vào trong hố ủ trước khi nén dậm lên. Cần định liệu tưới 10 lít dung dịch rỉ mật đều cho tất cả các lớp thức ăn trong hố ủ.

– Đóng hố ủ:

Sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt tới miệng hố, tiến hành cắm các thanh gỗ hoặc tre xung quanh để nâng độ cao thêm 30 cm. Các thanh này được cắm theo phương thẳng đứng, sát mép hố và sâu xuống khoảng 15 – 20cm, thanh nọ cách thanh kia 15 – 20 cm. Rải rơm dọc theo các thanh gỗ và lại chất tiếp thức ăn thái nhỏ lên đỉnh hố, rồi dậm nén chặt. Khi lớp thức ăn này đã được nén, có độ dày 20 – 30 cm bên trên miệng hố, thì tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một lớp rơm (độ dày 5 cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày (tối thiểu 30 cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nước mưa thấm vào trong hố ủ đồng thòi giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn.

Cần che hố ủ bằng nilông, bằng tôn hoặc bằng tấm lớp fibrô-ximăng để tránh nước mưa.

Một vài ngày sau khi đóng hố ủ, lớp đất hình chóp trên đỉnh hố bị lún xuống, cần tạm dỡ mái ra và cho thêm đất để đạt độ cao 30 cm trên miệng hố.

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, hiện tượng lên men dùng lại. Cây ngô thức ăn chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6 – 7 tuần lễ. Thức ăn ủ chua này có thể sử dụng cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8.

Ủ chua cây ngô sau khi thu bắp non

Loại cây ngô chín sữa – chín sáp và đã thu hết bắp (trong trường hợp trồng ngô lấy bắp đem bán non) có thể ủ chua. Tiến hành cắt cây ngô vào chính ngày thu bắp, phơi héo cho đến khi thấy ’’được’1 bằng phương pháp thử như trên. Kỳ thuật ủ chua cũng tương tự như trường hợp cây ngô làm thức ăn gia súc. Chỉ có điểm khác là phải sử dụng lượng rỉ mật đường lớn hơn: 10 lít cho hố ủ 1,5m3,chứ không phải là 5 lít.

Ủ chua cây ngô sau khi thu bắp khô

Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn nước ta ngô được trồng với mục đích lấy hạt khô. Lượng thân và lá ngô bỏ lại rất lớn, chủ yếu dùng phơi khô và đun nấu, rất lãng phí. Chúng ta cũng có thể ủ chua loại cây ngô sau khi thu hoạch hạt bằng kỹ thuật như trên. Nhưng cần lưu ý là phải ủ chua vào chính ngày thu bắp, không phải phơi thêm gì cả. Trước khi thái cây và lá ngô, cần loại bỏ bớt một số lá già, khô phần dưới gốc cây. Cần chú ý băm thái nhỏ và nén vào hố thật chặt. Lượng rỉ mật cần thiết cho một hố ủ 1,5m3 là 10 lít.

Ủ chua cỏ

Trong ủ chua cỏ, về cơ bản cũng áp dụng kỹ thuật tương tự như đối với cây ngô thức ăn, nhưng khi tiến hành các bước cần chú ý một số vấn đề sau đây:

– Áp dụng kỹ thuật ủ chua đối với riêng từng loại cỏ hoặc cũng có thể ủ chung nhiều loại cỏ vói nhau: cỏ tự nhiên, cỏ voi, cỏ sả… Nên cắt cỏ vào giai đoạn trước khi ra hoa. Không nên cắt cỏ quá non, vì chứa nhiều nước, khó ủ. Cũng không chờ cỏ quá già. Đối với cỏ trồng, như cỏ voi chẳng hạn, nên cắt ở lứa tuổi 40 – 45 ngày.

– Thái cỏ dài khoảng 3 – 4 cm. Khi cỏ càng khô thì càng phải thái nhỏ, vì như vậy mới dễ nén và dễ lên men.

– Sau khi băm thái, phơi tái cỏ để có độ ẩm 65 – 70% (là độ ẩm thích hợp nhất).

Cỏ mới cắt thường có độ ẩm cao (75 – 85%), đặc biệt là cỏ hoà thảo. Kiểm tra độ ẩm của cỏ theo cách đơn giản sau:

Lấy đầy một nắm cỏ đã thái nhỏ trong lòng bàn tay, ép mạnh nắm cỏ trong vòng nửa phút rồi từ từ thả tay ra, xem xét trạng thái nắm cỏ trong lòng bàn tay để suy ra độ ẩm của cỏ:

+ Nếu thấy nắm cỏ vẫn giữ nguyên hình dạng, tay ướt hoặc có dịch chảy theo kẽ ngón tay: độ ẩm khoảng 70 – 85% không thích hợp để ủ, cần phơi thêm và sau 2 – 3 giờ thử lại.

+ Nếu khi mở tay ra, nắm cỏ từ từ nở ra, tay không bị ướt: độ ẩm 65 – 70% -> độ ẩm thích hợp để ủ chua.

+ Khi mở tay, nắm cỏ bung ngay ra: độ ẩm < 60% cỏ đã hơi bị khô.

– Bổ sung rỉ mật đường: một hố ủ 1,5m³, bổ sung 5 lít rỉ mật đường – đối với những loại cỏ nhiều đường như cỏ voi và 10 lít rỉ mật đường – đối với loại cỏ ít đường như cỏ sả.

Ủ chua bã dứa

Hàng năm các nhà máy chế biến dứa hộp xuất khẩu thải ra một lượng lớn phế phụ phẩm. Đó là vỏ cứng bên ngoài, lõi quả dứa, những mảnh vụn và bã dứa sau khi ép lấy dịch để chế biến nước dứa. Có thể ủ chua các phụ phẩm này để nuôi bò sữa. Cách ủ như sau:

Trộn đều muối ăn với bã dứa theo tỷ lệ 0,5 kg muối cho 100 kg bã dứa. Chất bã dứa vào hố ủ hay tốt nhất là dùng các túi chất dẻo và nén chặt lại. Sau đó buộc kín miệng túi để bảo đảm môi trường yếm khí. Ưu điểm của biện pháp ủ trong túi chất dẻo là có thể giữ được chất lượng lâu tới 4 tháng, dứa không bị thối và rất thuận tiện trong việc sử dụng.

Mỗi ngày có thể cho một con bò ăn khoảng 10 kg bã dứa ủ chua.

Ủ chua thân lá lạc

Lạc là cây họ đậu giàu protein. Thân lá lạc là nguồn phụ phẩm lớn (ước tính hiện nay mỗi năm nước ta có khoảng 1,5 – 2,0 triệu tấn thân, lá lạc tươi), có giá trị nhưng hiện nay vẫn chưa được tận dụng tốt trong chăn nuôi gia súc nhai lại. Nguyên nhân là do lúc thu hoạch, thân lá lạc còn xanh, khó bảo quản, dễ bị thối hỏng do chứa nhiều protein và bột đường. Mặt khác, mùa thu hoạch lạc lại là mùa mưa, ẩm thấp nên dễ bị nấm mốc.

Có thể dự trữ thân lá lạc bằng phương pháp ủ chua yếm khí với nguyên tắc là tiến hành nhanh gọn, nén thật chặt và tránh nước. Cách làm cụ thể như sau:

– Băm thân, lá lạc thành những mẩu nhỏ 2 – 4cm. Việc băm thái tiến hành ngay sau khỉ thu hoạch và làm càng nhanh càng tốt (tối đa trong 3 ngày).

– Bổ sung thêm một số chất theo tỷ lệ cứ 100kg thân lá lạc băm nhỏ + 7kg bột ngô hoặc bột sắn hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn.

– Có thể sử dụng các loại hố ủ như trên (một hố ủ 1,5m3 có thể ủ được 800 – 900kg thân, lá lạc).

– Đổ lần lượt từng lớp thân lá lạc vào hố, mỗi lớp dày 15 – 20cm. Cứ sau mỗi lớp lại rắc phần bột ngô (hoặc cám, bột sắn) và muối ăn vào và giậm nén thật chặt. Làm như vậy cho đến khi đầy hố và đóng hố lại (phủ rơm hoặc lá chuối khô rồi lấp đất lên trên). Công việc chất vào hố ủ tiến hành trong cùng một ngày.

– Sau khi ủ 2 tháng thì sử dụng cho gia súc ăn và có thể sử dụng tốt trong 4 – 5 tháng, nếu như sau mỗi lần lấy ra che đậy hố cẩn thận. Cho gia súc ăn tự do, không hạn chế khối lượng.

0