12/06/2018, 16:00

Một số cây hòa thảo làm cỏ cho bò sữa

Phần này giới thiệu một số loại cây hòa thảo có tiềm năng thức ăn cao, được trồng nhiều ở các cơ sở chăn nuôi trâu bò và một vài cây hòa thảo, đậu có triển vọng, đang được các nhà chăn nuôi quan tâm phát triển ra diện rọng. Cỏ voi Nguồn gốc và phân bố Tên khoa học của cỏ voi là Pennisetum ...

Phần này giới thiệu một số loại cây hòa thảo có tiềm năng thức ăn cao, được trồng nhiều ở các cơ sở chăn nuôi trâu bò và một vài cây hòa thảo, đậu có triển vọng, đang được các nhà chăn nuôi quan tâm phát triển ra diện rọng.

Cỏ voi

Nguồn gốc và phân bố

Tên khoa học của cỏ voi là Pennisetum puipureum, có nguồn gốc từ Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đói trên thế giới, có nhiều dòng, hai trong những dòng có năng suất cao là King grass và Selection 1. Hiện nay cỏ voi rất được các gia đình chăn nuôi bò sữa chọn trồng vì có thể cho năng suất cao.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Là loại cỏ thảo lâu năm, thân đứng có thể cao tới 4 – 6 m, có dóng như cây mía, những đốt gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm, phát triển thành búi to. Rễ phát triển rất mạnh, ăn sâu tói trên 1 m. cỏ voi có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.

Cỏ voi có yêu cầu về đất trồng tương đối khắt khe: tầng đất canh tác sâu, nhiều mùn, pH từ 6 – 7,đất không bùn, ngập úng, không chịu hạn, nếu bị hạn thì phát triển chậm, lá ngắn, biên độ chịu đựng của cỏ voi là 18 – 30°c, tốt nhất là 24°c. Cỏ voi rất ưa ẩm, phản ứng mạnh với phân bón. Việc bón phân chuồng hay phân hoá học phải thường xuyên để duy trì năng suất. Nhiều gia đình trồng giống cỏ này cạnh chuồng nuôi gia súc để tận dụng nước rửa chuồng và việc bón phân được dễ dàng.

Năng suất

Cỏ voi có năng suất chất xanh rất cao, từ 100 – 300 tấn/ha/năm, trong điều kiện đầu tư phân đạm hay phân chuồng nhiều có thể cho năng suất cao hơn. Đây là ưu thế của cỏ voi, thích hợp với những nơi ít đất canh tác. Cỏ voi có thể cho thu cắt 6 – 7 lứa/năm, mỗi lứa cho khoảng 30 – 40 tấn/ha. cỏ voi phải được cắt thường xuyên để duy trì tỷ lệ lá. Nếu để cây mọc lên cao lượng thân sẽ nhiều làm giảm độ ngon miệng cho gia súc.

Một lần trồng có thể cho thu hoạch 4-5 năm, nếu chãm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ gieo trồng: Thời gian trồng cỏ voi thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa.

– Chuẩn bị đất: Đất trồng cỏ voi cần được cày bừa kỹ, đặc biệt phải đạt độ sâu 25 cm hay hơn vì cỏ voi có hệ rễ phát triển mạnh, ăn sâu. Đất cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng, rạch hàng sâu 15 – 20 cm, hàng cách hàng 60 cm.

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ voi bón như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 20 – 40 tấn

+ Super lân: 250 – 300 kg

+ Sulfat kali:  150 – 200 kg

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 500 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

– Gieo trồng:

Người ta thường trồng cỏ voi bằng hom thân. Trồng bằng hom cần chọn thân to đạt ít nhất 4 tháng tuổi, cắt dài 25 – 30 cm, tốt nhất là hom 3 đốt. Lượng giống cần cho 1 ha từ 8 – 10 tấn. Hom được đặt theo lòng rãnh, chếch 45°, hom này cách hom kia 40 cm, lấp đất kín 2/3 hom.

Sau khi trồng nửa tháng mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại cho cỏ mọc đều, đồng thời làm sạch cỏ dại, dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi,thoáng. 1 tháng sau khi gieo bón thúc cho cỏ bằng 100 kg urê/ha. Cần tiến hành làm sạch cỏ dại vài lần trước khi cây mọc cao, phủ kín mặt đất.

Sử dụng

Cỏ voi được dùng làm thức ăn xanh hay ủ chua do có năng suất chất xanh cao, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi gia súc nhai lại theo quy mô trang trại, cỏ voi cho thu hoạch đợt đầu vào lúc khoảng 80 ngày tuổi (cây cao 90 – 100 cm), các lứa sau cách nhau 40 – 45 ngày (cây cao 80 – 90 cm). Độ cao gốc để lại là khoảng 5 cm.

Cây cỏ chỉ cho tái sinh mạnh khi đã có bộ rễ phát triển hoàn thiện, khi đã dự trữ ở phần gốc, thân ngầm hay rễ đủ chất dinh dưỡng. Do vậy không nên thu hoạch sớm hơn thời gian quy định.

Cỏ voi cũng có thể được trồng vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn xanh cho trâu bò.

Cỏ ghi-nê

Nguồn gốc và phân bố

Tên khoa học của cỏ ghi-nê là Panicum maximum, có nguồn gốc ở châu Phi, phân bố rộng rãi. ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số giống Panicum đã được nhập vào Việt Nam và được coi là một trong số ít những cây cỏ tốt có triển vọng ở Việt Nam.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Ghi-nê là loài cỏ lâu năm, thân cao tới 2 – 3 m, không có thân bò, chỉ sinh nhánh và tạo thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, cả bẹ và lá đều có lông nhỏ và trắng. Bộ rễ có nhiều nhánh, phát triển rất mạnh.

Cỏ ghi-nê thích hợp nhất ở vùng đất thoát nước, độ màu mỡ cao, nhưng có thể tồn tại được trên đất có độ dinh dưỡng trung bình, cỏ không chịu được ngập nước hay mùa khô kéo dài. Một ưu điểm của cây cỏ này là có thể phát triển tốt dưới bóng cây.

Năng suất

Năng suất cỏ ghi-nê tương đối cao, trung bình đạt 100 – 130 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh có thể đạt năng suất cao hơn.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng

Thời gian trồng cỏ ghi-nê tốt nhất là đầu mùa mưa tuy có thể kéo dài trong mùa mưa.

– Chuẩn bị đất

Đất trồng cỏ ghi-nê cần được cày bừa kỹ, nếu trồng bằng hạt phải làm đất kỹ hơn. Đất cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng, rạch hàng sâu 15 cm nếu trồng bằng bụi và sâu 10 cm nếu trồng bằng hạt, hàng cách hàng 40 cm.

– Phân bón

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

– Gieo trồng

Cỏ ghi-nê có thể gieo trồng bằng hạt hay bụi (mỗi bụi khoảng 4 – 5 tép).

+ Super lân: 250 – 300 kg.

+ Sulfat kali: 150 – 200 kg

+ Phân chuồng hoai mục: 15  –   20  tấn

Giống cần chọn ở đồng cỏ lâu năm, dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt rễ chừa 2 cm, cắt bỏ phần ngọn, phần gốc còn lại khoảng 25 – 30 cm, tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 4 – 5 nhánh, khoảng cách trồng giữa các bụi là 30 cm, lấp đất sâu 12 – 15 cm. Lượng giống cần từ 4 – 5 tấn/ha. Nếu trổng bằng hạt thì gieo 15 – 20 kg/ha theo hàng hay 25 – 30 kg khi gieo vãi đều, lấp đất mỏng 5 cm. Có thể gieo trong vườn ươm đến khi cây được 4 – 5 lá đem cấy từng hốc 4 – 5 cây.

Đọc thêm  Đặc điểm của các loại thức ăn cho bò sữa

Sử dụng

Cỏ ghi-nê cho thu hoạch lứa đầu khi cỏ đạt 60 ngày tuổi (cây cao 80 – 90 cm), các lứa sau khoảng 30 – 45 ngày (cây cao 70 – 80 cm), cắt cao cách mặt đất 10 cm. cỏ phải được cắt thường xuyên, nếu không sẽ nhanh chóng bị xơ hoá và độ ngon miệng cho gia súc giảm khi thân cây xuất hiện hoa. cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 5 năm.

Cỏ ghi-nê có thể được cắt làm thức ăn xanh, ủ chua hay sử dụng cho chăn thả gia súc.

Cỏ Mộc Châu

Nguồn gốc và phân bố

Tên khoa học của cỏ Mộc Châu là Paspalum urvillei, có nguồn gốc từ Nam Mỳ, nay được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. cỏ này hiện phân bố nhiều ở vùng Tây Bắcf là cây thức ăn quan trọng ở vùng này và những vùng có điều kiện tương tự.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Cỏ Mộc Châu là loài cỏ lâu năm, cao khoảng 40 – 50 cm, có thân ngầm. Phần dưới gốc cỏ có màu tím nhạt, cọng cỏ có nhiều đốt, các nhánh mọc ra từ đốt đứng sát vào nhau tạo thành bụi chặt.          –

Cỏ Mộc Châu thích nghi với khí hậu ẩm hay mùa khô ngắn, sinh trưởng được ở nơi đất nghèo dinh dưỡng và đất chua.

Năng suất

Năng suất cỏ Mộc Châu cồ thể đạt 80 – 90 tấn/ha.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng: Thời gian trồng cỏ Mộc Châu tốt nhất là đầu mùa mưa tuy có thể kéo dài trong mùa mưa.

– Chuẩn bị đất

Đất trồng cỏ Mộc Châu cần được cày bừa kỹ, nếu trồng bằng hạt phải làm đất kỹ hơn. Đất cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng, rạch hàng sâu 15 cm nếu trồng bằng bụi và sâu 10 cm nếu trồng bằng hạt, hàng cách hàng 40 cm.

– Phân bón

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

+ Super lân: 250 – 300 kg

+ Sulfat kali: 150 – 200 kg

+ Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn

– Gieo trồng

Cỏ Mộc Châu có thể được gieo trồng bằng hạt hay bụi. Hạt có thể được thu hoạch ngay trên bãi cỏ sử dụng, cần khoảng 20 kg hạt cho gieo trồng 1 ha.

Trồng bằng bụi (mỗi bụi 4 – 5 dảnh) cần 3-4 tấn/ha. Giống cần chọn ở đồng cỏ lâu năm, dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt rễ chừa 2 cm, cắt bỏ phần ngọn, phần gốc còn lại khoảng 25 – 30 cm, tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 4-5 dảnh, đặt cách nhau khoảng 30 cm, lấp đất để chừa khoảng 10 -15 cm trên mặt đất

Sử dụng

Cỏ Mộc Châu có thể sử dụng để chăn thả, cắt cho ăn xanh hay làm cỏ khô. Cỏ có tốc độ sinh trưởng nhanh do vậy sau khi gieo 50 ngày có thể cắt lứa đầu, các lứa sau cắt cách nhau 30 – 35 ngày, cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 5 – 6 năm.

Cỏ lông Para

Nguồn gốc và phân bố

Tên khoa học của cỏ Para là Brachiaria mutica, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Cỏ Para là ỉoài cỏ lâu năm, có cả thân bò và thân nghiêng, tạo thành thảm cỏ có thể cao tới 1 m. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 – 15 cm, mắt hai đầu đốt có mầu trắng xanh và có khả năng đâm chồi. Thân và lá cỏ Para đều có lông ngắn.

Cỏ Para ưa khí hậu nóng ẩm, phát triển rất mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được đất ngập nước chứ không chịu được khô cạn, là cây cỏ phổ thông ở hầu hết các vùng đất không thoát nước và đất ngập úng. Ở Thái Lan cỏ này được trồng để nuôi bò sữa trên đồng ruộng nơi trước đây đất đai dùng trồng lúa nước (do chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp).

Năng suất

Nãng suất xanh của cỏ Para đạt 70 – 80 tấn/ha/nãm, có nơi đạt 90 – 100 tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ lông Para có khả nãng phát triển tốt vào vụ đông xuân nên nó chính là cây hoà thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất tốt và đó là mặt mạnh của loại cỏ này.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng

Thời gian trồng loại cỏ này là từ tháng 3 đến tháng 9.

– Chuẩn bị đất

Đất trồng cỏ cần được cày bừa kỹ, cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng, rạch hàng sâu 15 cm, hàng cách hàng 40 cm.

– Phân bón

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

+ Super lân: 250-300 kg

+ Sulfat ka li:  150 – 200 kg

+ Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn

– Gieo trồng

Thông thường cỏ Para được gieo trồng bằng cành. Cành giống được cắt từ ruộng giống 3 – 4 tháng tuổi. Trồng bằng cành nên chọn đoạn đã ra rễ, cắt dài 30 cm, trồng theo rãnh, cành cách nhau 30 – 40 cm, nằm dọc theo rãnh, phủ đất mỏng, cần 2 tấn giống cho 1 ha. Sau khi trồng được 1 tháng, dùng cuốc xới vỡ váng và diệt cỏ dại.

Sử dụng

Cỏ lông Para không chịu được giẫm đạp do vậy chỉ nên trổng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại .chuồng hay ủ chua, cắt lứa đầu 45 – 60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30 – 35 ngày, cắt 5 – 10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4 – 5 năm.

Cỏ Ruzi

Nguồn gốc và phân bố

Tên khoa học của cỏ Ruzi là Brachiaria ruziziensis, có nguồn gốc từ châu Phi, phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm. ở Việt Nam, cỏ Ruzi đang được quan tâm phát triển ra diện rộng.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Cỏ Ruzi là loại cỏ lâu năm, thân bò, thân và cành nhỏ, có nhiều lá, thân và lá cóiông mịn, cỏ có thể cao tới 1 m. Rễ chùm, phát triển mạnh và bám chắc vào đất. Cỏ có khả năng chịu được giẫm đạp cao nên có thể trổng làm bãi chăn thả gia súc.

Đọc thêm  Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái sữa

Cỏ Ruzi phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, cho năng suất cao nơi đất giàu dinh dưỡng, đất thoát nước tốt, nơi có lượng mưa cao, phản ứng mạnh với phân bón, đặc biệt phân đạm. Loại cỏ này không sinh trưởng tốt ở vùng đất nghèo dinh dưỡng, úng nước hay những nơi có mùa khô dài.

Năng suất

Năng suất xanh của cỏ Ruzi có thể đạt 80 tấn/ha/nãm. Trổng 1 lần có thể thu hoạch 6 năm.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng

Cũng như các giống hoà thảo có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới khác, thời vụ gieo trổng của cỏ Ruzi thích hợp là vào đầu mùa mưa.

– Chuẩn bị đất

Đất trồng cỏ cần được cày bừa kỹ, nếu trồng bằng hạt phải làm đất kỹ hơn, thông thường cày và bừa hai lần. Lần đầu cày vỡ với độ sâu 20 cm, rồi bừa vỡ. Lần thứ 2 cày đảo lại và bừa tơi đất. Đất cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại. Sau khi đã san đất phẳng, tiến hành rạch hàng cách nhau 40 – 50 cm và sâu 15 cm (nếu trổng bằng thân khóm) hoặc sâu 5 – 10 cm (nếu gieo bằng hạt).

– Phân bón

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn

+ Super lân: 250 – 300 kg

+ Sulfat kali: 150 – 200 kg

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trổng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

– Gieo trồng

Cỏ Ruzi có thể được gieo trổng bằng hạt hay bằng thân khóm. Các khóm cỏ dùng làm giống được cắt bớt phần ngọn, phần gốc còn lại khoảng 25 – 30 cm. Dùng cuốc đánh cả khóm cỏ lên, rũ đất và cắt ngắn rễ, chỉ để lại 4 – 5 cm. Sau đó dùng dao chia tách thành những cụm khóm nhỏ, mỗi cụm gồm 4-5 dảnh. Các khóm cỏ giống được đặt vuông góc với thành rạch, khóm nọ cách khóm kia 35 – 40 cm. Dùng cuốc lấp kín 1/2 thân cây, dậm chặt để giữ độ ẩm. Mỗi ha trổng mới cần 4-5 tấn khóm.

Nếu trồng bằng hạt cần xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm hạt vào nước ấm (60 – 70°C) trong vòng khoảng 15 phút. Sau đó vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước lã và ngâm thêm khoảng 60 phút, rồi vớt ra đem gieo. Hạt được gieo theo hàng rạch, lấp đất mỏng (3 cm). Mỗi hâ cần 4 – 5 kg hạt giống

Sử dụng

Cỏ Ruzi có thể sử dụng làm thức ăn xanh, cỏ khô hay cỏ ủ chua đều tốt, cắt lứa đầu 60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 40 ngày, cắt 5 – 10 cm cách mặt đất. cỏ Ruzi cũng có thể được trồng để chăn thả gia súc.

Cỏ Bermuda

Nguồn gốc và phân bố

Cỏ Bermuda có tên khoa học là Cynodon dactylon, nguồn gốc từ châu Phi, phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã được trồng trong nhiều cơ sở chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Cỏ Bermuda là cỏ lâu năm, thân và cành nhỏ, hình trụ và rỗng ở giữa, có cả 3 loại thân: đứng, bò và ngầm, tạo thảm cỏ tốt.

Cỏ Bermuda thích hợp với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, ở những nơi có độ ẩm cao hay có tưới nước cỏ sinh trưởng nhanh, cao tới 1 m.

Năng suất

Năng suất chất xanh của cỏ đạt 60 – 80 tấn/ha/năm.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng

Thời gian trồng cỏ Bermuda thích hợp là vào đầu mùa mưa.

– Chuẩn bị đất

Đất trồng cỏ cần được cày bừa kỹ, cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng, đánh rãnh sâu 15 – 20 cm.

– Phân bón

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

+ Phân chuồng hoai mục:  15 – 20 tấn.

+ Super lân: 250 – 300 kg

+ Sulfat ka li:  150 – 200 kg

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

– Gieo trồng

Thông thường cỏ Bermuda được gieo trồng bằng hom. Lượng hom giống cần cho 1 ha là 3,5 – 4 tấn, trồng theo hàng, các hàng cách nhau 40 cm, đặt hom cách nhau 20 – 30 cm, lấp đất kín một nửa hom.

Sử dụng

Cỏ Bermuda sử dụng cho đồng cỏ chăn thả rất tốt, có thể cắt làm cỏ khô để dự trữ, cắt lứa đầu 60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30 – 35 ngày, cắt 5 – 10 cm cách mặt đất. Cỏ Bermuda được trồng để chăn thả gia súc rất tốt.

Cỏ Pangola

Nguồn gốc và phân bố

Cỏ Pangola có tên khoa học là Digitaria decumbens, nguồn gốc từ châu Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, hiện được trồng ở nhiều nơi trong nước.

Đặc điểm sinh vật học và đặc điểm sinh thái

Cỏ Pangola là loài cỏ lâu năm, thấp, có hướng đổ rạp, thân cành nhỏ, thường có các loại thân đứng nghiêng và bò đan vào nhau tạo thành thảm cỏ. Ở các đốt thân có vòng lông trắng xanh hay phớt tím, lá Pangola xanh mượt và mềm.

Pangola phát triển tốt ở đất xốp, ẩm và thoát nước, không ưa đất phù sa, đồng trũng.

Năng suất

Năng suất chất xanh của cỏ đạt 60 – 80 tấn/ha/năm.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng

Thời gian gieo trồng cỏ Pangola thích hợp là vào đầu mùa mưa.

– Chuẩn bị đất

Đất trồng cỏ cần được cày bừa kỹ, cày bừa xong cần vơ sạch cỏ dại, san đất phẳng, đánh rãnh sâu 15 – 20 cm.

– Phân bón

Tuỳ theo loại đất, trung bình cho 1 ha đất trồng cỏ bón như sau:

Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 400 kg urê/ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch.

– Gieo trồng

Hạt cỏ Pangola bất dục nên cỏ chỉ được gieo trồng bằng hom. Lượng hom giống cần cho 1 ha là 2 tấn, trồng theo hàng, các hàng cách nhau 40 cm, đặt hom cách nhau 20 – 30 cm, mỗi bụi đặt 3 – 5 hom, lấp đất kín một nửa hom.

+ Super lân: 250 – 300 kg

+ Sulfat kali: 150 – 200 kg

+ Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 tấn

Sử dụng

Cỏ Pangola sử dụng cho đồng cỏ chăn thả, có thể cắt làm cỏ khô để dự trữ, cắt lứa đầu 80 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 50 – 60 ngày.

0