20/05/2018, 00:04

Dạy và học/9

Sinh viên năm thứ nhất thường phàn nàn rằng tôi cho quá nhiều bài đọc. Tôi thường dùng phương pháp học chủ động trong môn học của tôi, điều đó có nghĩa là học sinh phải đọc TRƯỚC KHI tới lớp. Để chắc họ hoàn thành việc đọc, tôi cũng cho bài kiểm tra câu hỏi ngắn trước bài giảng hay hỏi các câu hỏi ...

Sinh viên năm thứ nhất thường phàn nàn rằng tôi cho quá nhiều bài đọc. Tôi thường dùng phương pháp học chủ động trong môn học của tôi, điều đó có nghĩa là học sinh phải đọc TRƯỚC KHI tới lớp. Để chắc họ hoàn thành việc đọc, tôi cũng cho bài kiểm tra câu hỏi ngắn trước bài giảng hay hỏi các câu hỏi từ tài liệu đọc mà học sinh phải trả lời. Với các sinh viên phàn nàn rằng việc đọc không phải là điều họ dùng như một phần của việc học, tôi thách thức họ bằng hoạt động sau:

Đầu tiên, tôi hỏi họ: “Các em học thế nào?” Nhiều người nói: “Bằng việc nghe bài giảng.” Thế rồi tôi cho một bài giảng ngắn và hỏi họ các câu hỏi. Kết quả chỉ vài người có thể trả lời được nhưng phần lớn không thể trả lời được và họ bị hoang mang và bối rối. Chỉ thế tôi mới giải thích về khái niệm học:

“Nếu các em chỉ nghe, các em sẽ quên 80% tài liệu trong vài giờ đầu. Nếu các em đọc và nghe, các em sẽ quên 60% tài liệu trong vài giờ đầu. Nhưng nếu các em đọc, nghe và tham gia vào thảo luận trên lớp về chủ điểm đó, thì các em sẽ chỉ quên 20% tài liệu. Tại sao? Vì bằng việc lắng nghe và tổ chức tài liệu trong tâm trí và chuẩn bị tham gia vào thảo luận trên lớp, các em phát triển tri thức RIÊNG của các em, hiểu biết RIÊNG của các em. Nó có thể là đúng và nó có thể là sai nhưng khi các em nghe thảo luận trên lớp, các em liên tục chỉnh lại hiểu biết của các em, cách nhìn riên của các em, tri thức riêng của các em và các em KHÔNG BAO GIỜ quên cái là của các em.”

“Điều các em đã nghe bài giảng của thầy chỉ là “tri thức CỦA THẦY”, không phải của các em. Điều các em đọc và nghe chỉ là thông tin mang máng trong đầu các em vì nó chưa được tổ chức lại. Nhưng khi các em nghĩ về nó, tổ chức nó để chuẩn bị cho thảo luận trên lớp, thì nó trở thành cách nhìn CỦA CÁC EM và tri thức CỦA CÁC EM. Vì nó là CỦA CÁC EM, các em sẽ KHÔNG quên nó. Đây là lí do tại sao học bằng nghe là KHÔNG đủ. Học bằng đọc và nghe là KHÔNG đủ. Các em chỉ học bằng đọc, nghe và tham gia vào trong thảo luận khi các em giữ việc phát triển và tổ chức tri thức RIÊNG của các em thì các em có thể học được 80% tài liệu. Để có được 100%, tri thức các em phải áp dụng hiểu biết của các em vào bài kiểm tra câu hỏi ngắn, bài kiểm tra và bài tập về nhà khi các em có NHIỀU thời gian hơn để TIÊU HOÁ tài liệu trong tâm trí các em. Đây là CÁCH “việc học thực” xảy ra.

Việc học xuất hiện tốt nhất khi phương pháp dạy sánh đúng với nội dung và nhiệm vụ học. Nếu khái niệm mới là cái gì đó cần được học, thì việc đọc và nghe các giải thích về khái niệm này và chuẩn bị cho thảo luận nó là cách tốt nhất để học. Nếu giải quyết vấn đề là kĩ năng cần phát triển, thì tham gia vào giải quyết vấn đề trong bài kiểm tra, câu hỏi kiểm tra, và bài tập về nhà là cách tốt nhất để học nó. Học là để hiểu cái gì đó. Nhưng hiểu thực sự nghĩa là các em có thể áp dụng nó, thực hành nó. Hiểu mà không thực hành là KHÔNG đủ, nó chỉ là hiểu nông, nảy sinh trong khả năng nói về nó như vẹt bắt chước âm thanh. Nếu các em học bằng ghi nhớ cái gì đó, các em không là gì ngoài máy ghi âm, máy iPod để chơi bất kì âm thanh nào các em tải xuống nó. Hiểu thực sự cái gì đó nghĩa là các em thực tại có thể làm nó. Hiểu và thực hành phải được tổ hợp để phát triển tri thức và kĩ năng riêng của các em.

Tất nhiên, việc học có thể xảy ra theo nhiều cách, và từng người chúng ta đều có ưa thích về cách chúng ta học. Nhưng ưa thích của chúng ta không nên ngăn cản chúng ta học theo các cách khác. Thầy biết một số người rất nhanh trí có thể học tốt chỉ bằng việc nghe nhưng họ là số ít. Những người nhanh trí khác có thể học chỉ bằng việc đọc nhưng họ cũng là số ít. Với phần lớn chúng ta, chúng ta học bằng đọc, nghe, tổ chức, và thực hành và đây là điều thầy muốn dạy và hi vọng rằng các em sẽ đồng ý với thầy rằng các em sẽ đi theo cách tiếp cận học này.

Bằng việc giải thích quá trình dạy và học một cách rõ ràng, phần lớn học sinh thường đi theo cách tiếp cận này và tôi hiếm khi có vấn đề về sau. Không ai đã bao giờ phàn nàn về đọc quá nhiều hay thảo luận quá nhiều trong lớp nữa.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0