01/03/2018, 16:10

Dạy và học/8

Một giáo sư viết cho tôi: “Tôi đọc blog của thầy về khuyến khích học sinh vào đại học. Tôi không đồng ý vì tôi nghĩ phần lớn học sinh của chúng tôi nên vào trường hướng nghề thì tốt hơn, KHÔNG vào đại học. Lí do là nhiều người trong số họ vào đại học vì bố mẹ họ muốn họ vào hay vì bạn bè học ...

Một giáo sư viết cho tôi: “Tôi đọc blog của thầy về khuyến khích học sinh vào đại học. Tôi không đồng ý vì tôi nghĩ phần lớn học sinh của chúng tôi nên vào trường hướng nghề thì tốt hơn, KHÔNG vào đại học. Lí do là nhiều người trong số họ vào đại học vì bố mẹ họ muốn họ vào hay vì bạn bè học vào đại học. Những học sinh này không có động cơ học bất kì cái gì nhưng chỉ muốn có bằng cấp để thoả mãn bố mẹ họ hay có bằng chứng rằng họ vào đại học. Lí do là chúng tôi có nhiều người tốt nghiệp đại học mà không có kĩ năng và không việc làm. Tôi nghĩ đây là lúc dừng khuyến khích học sinh làm phí thời gian của họ ở đại học ….”

Tôi đã viết lại cho thầy đó: “Tất nhiên đại học KHÔNG dành cho mọi người và một số học sinh nên vào trường hướng nghề là tốt hơn. Tuy nhiên, trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng lí do nhiều học sinh không học nghiêm chỉnh ở đại học là do thiếu lập kế hoạch nghề nghiệp và thiếu hiểu biết giá trị của giáo dục đại học. Lập kế hoạch nghề nghiệp là quá trình tiếp diễn giúp học sinh quản lí việc học của họ và lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của họ. Nó nên bắt đầu sớm ở trường trung học, trước khi vào đại học. Mọi học sinh phải nghĩ về mối quan tâm, giá trị, kĩ năng và ưa thích của họ. Họ cần có đủ thông tin để họ có thể thăm dò nhiều tuỳ chọn cho cuộc sống của họ và điều chỉnh việc học của họ để quản lí cuộc sống tương lai của họ. Không có thông tin đúng và hướng dẫn sẵn có, một số học sinh chỉ nghe theo bố mẹ và bạn bè họ thay vì làm quyết định cho bản thân họ về họ muốn gì trong cuộc sống.”

“Có lí do khác mà học sinh không đưa nỗ lực vào đại học và điều đó có thể có cái gì đó liên quan tới cách họ được dạy. Ngay cả trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, nhiều đại học vẫn hội tụ vào truyền thống dạy các lí thuyết trừu tượng, rồi dựa trên các bài kiểm tra hàng năm để xác định mức độ giáo dục. Hệ thống hội tụ nhiều hơn vào đỗ kì thi thay vì phát triển kĩ năng. Học sinh không hiểu họ làm gì với những lí thuyết này nhưng phải ghi nhớ chúng để đỗ bài kiểm tra và việc học đang mất ý nghĩa. Nếu chúng ta tiếp tục theo cách dạy này, học sinh phải hấp thu thụ động khối lượng lớn tri thức mà không có ý tưởng nào về phải làm gì với chúng.”

“Để thúc đẩy việc học, chúng ta cần thay đổi cách chúng ta dạy với việc hội tụ vào áp dụng hơn là lí thuyết. Việc “truyền thụ tri thức” từ thầy giáo sang học sinh là KHÔNG đủ mà học sinh phải có khả năng áp dụng nó để làm cái gì đó có nghĩa. Việc học phải KHÔNG là ghi nhớ các khái niệm trừu tượng dựa trên sách giáo khoa mà nó phải mô tả điều học sinh sẽ có khả năng làm sau khi họ đã học. Về căn bản, nó là về áp dụng tri thức, KHÔNG chỉ ghi nhớ tri thức. Nếu từng môn học bao gồm nhiều nhiệm vụ, từng nhiệm vụ hội tụ vào ứng dụng tri thức nào đó thì sẽ dễ cho học sinh học hơn là chỉ các lí thuyết trừu tượng. Cũng dễ thay đổi các nhiệm vụ hơn khi công nghệ thay đổi và nó sẽ làm cho môn học được linh hoạt để điều chỉnh theo thị trường thay đổi.”

“Trong tuần đầu của lớp, tôi thường hỏi sinh viên: “Các em muốn làm việc làm gì sau tốt nghiệp?” Khi họ cho câu trả lời, tôi tiếp tục: “Những việc đó yêu cầu kĩ năng nào? Và để sinh viên đi tới một danh sách các kĩ năng mà họ phải có. Từ danh sách này, tôi giải thích nội dung môn học mà bao gồm nhiều nhiệm vụ họ phải học, từng nhiệm vụ hội tụ vào kĩ năng đặc thù tương ứng với danh sách của sinh viên. Bằng việc làm điều đó, sinh viên biết họ phải học gì, họ cần làm gì để thu được kĩ năng, và họ phải có khả năng làm gì để đáp ứng mục đích nghề nghiệp của họ.”

“Mọi mùa hè, tôi dành thời gian nghiên cứu về các yêu cầu thị trường. Tôi đọc mọi mô tả việc làm từ các công ti công nghệ và nhận diện các nhiệm vụ mà sinh viên phải học để làm những việc làm này. Tôi phân tích từng nhiệm vụ và đặt quan hệ với nội dung của môn học của tôi để xác định qui trình mà học sinh phải tuân theo và những quyết định nào họ phải làm. Từ đó, tôi có thể viết ra kết quả học tập. Chẳng hạn, bằng việc học XXX này, sinh viên sẽ có khả năng làm ZZZ. Tôi xác định mối quan hệ điều kiện tiên quyết trong những kết quả của việc học này để cho tôi có thể thu xếp các kĩ năng nào đó cần được làm chủ trước các kĩ năng khác để tôi có thể cấu trúc việc dạy của tôi tương ứng. Một khi hoạt động này hoàn tất, tôi có thể tổ chức việc dạy và thu xếp chúng theo cách logic biểu lộ cách chúng có quan hệ lẫn nhau. Bằng việc làm điều đó, tôi có thể tạo ra tập các nhiệm vụ biểu lộ mối quan hệ tiên quyết trong các kĩ năng mà họ sinh phải học.”

“Đây là cách dạy đại học mới. Khi bạn tổ chức môn học của bạn, bạn phải nhận diện các nhiệm vụ cần để hoàn thành từng kết quả bằng việc tự hỏi mình “Sinh viên phải biết cái gì và có khả năng làm cái gì khi học rời khỏi môn học này?” Khi bạn dạy, phải chắc nhận diện kết quả học tập và ích lợi trước tiên để cho sinh viên hiểu lí do họ cần CÁI GÌ, TẠI SAO họ cần, LÀM SAO họ học những kĩ năng này. Trước khi chuyển sang chủ điểm mới, tôi bao giờ cũng ôn tập kết quả để đảm bảo rằng sinh viên có thể hoàn thành nó. Trong phương pháp dạy này, sinh viên được tạo động lực học và thường tự chuẩn bị cho họ học. Bạn phải có bài đọc trước khi lên lớp để cho sinh viên sẽ đọc chúng trước khi tới lớp cho nên họ có thể dành thời gian để thảo luận tài liệu trong lớp thay vì chỉ ngồi thụ động và nghe điều bạn dạy.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0