05/02/2018, 10:11

Dàn ý chi tiết viếng lăng bác

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ “ Viếng lăng Bác” Bác Hồ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại, là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã hi sinh cả đời người để mang lại độc lập cho đất nước. Bác như người mang đến niềm tự hào, nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Nhưng Bác không thể sống mãi với nhân dân ...

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ “ Viếng lăng Bác” Bác Hồ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại, là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã hi sinh cả đời người để mang lại độc lập cho đất nước. Bác như người mang đến niềm tự hào, nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Nhưng Bác không thể sống mãi với nhân dân với đất nước, Bác ra đi là một niềm hối tiếc, một mất mát đối với dân tộc. Để tỏ lòng biết ơn và thành kính với Bác, nhà thơ Viễn Phương đã sang tác bài “ Viếng lăng Bắc” để thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ. Đây là bài thơ thể hiện lòng thành kính của nhà thơ khi ra Hà Nội thăm lăng Bác. II. Thân bài: phân tích bài thơ “ viếng lăng Bác” 1. Khổ 1: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.” - Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng một câu thơ như tự sự, nói với Bác rằng mình đã vào thăm Bác - Tác giả sử dụng đại từ “ con, bác” như thể hiện sự thân mật và gần gũi - Thể hiện nỗi xót xa, đất nước thống nhất con ra thăm bác mà bác không còn nữa - Những hình ảnh đầu tiên tác giả thấy là hàng tre xanh, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam - Hình ảnh hàng tre còn thể hiện với ý nghĩa: sự anh dung và kiên cường của dân tộc Việt Nam. Dù có mưa sa, bão táp thì tre vẫn thế vẫn thẳng hàng, giống như người dân Việt Nam vượt qua mọi khó khan gian khổ thửu thách. 2. Khổ 2: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...” a. Hai câu thơ đầu: - Hai câu thơ thể hiện phép ẩn dụ rất chân thực và độc đáo - Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. - Ví Bác như mặt trời để soi rọi đường cho dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển - Bác là mặt trời vĩ đại, mang lại tự do, niềm hạnh phúc cho dân tộc. b. Hai câu sau: - Ý thể hiện lòng kính của người dân đối với Bác, ngày nào cũng có người viếng thăm Bác - Hình ảnh tràng hoa như thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với vị cha già kính yêu của dân tộc 3. Khổ 3: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim.” - Không khí và không gian tĩnh lặng nơi bác yên nghĩ - Bác một đời đã vất vả vì dân tộc, bây giờ dân tộc đã được tự do thì Bác đã nằm xuống - Bên cạnh sự ngưỡng mộ, biết ơn thì tác giả còn thể hiện sự thương xót đôic s với sự ra đi của Bác - Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. 4. Khổ 4: “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...” - Đoạn này như thể hiện sự quyến luyến không muốn rời xa Bác - Tác giả nguyện làm con chim, đóa hoa, cây tre,… để được ở bên Bác - Lòng thành kính, biết ơn của tác giả đối với Bác III. Kết bài Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. Xem thêm: Dàn ý cảm nghĩ về mẹ


I. Mở bài: giới thiệu bài thơ “ Viếng lăng Bác”
Bác Hồ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại, là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã hi sinh cả đời người để mang lại độc lập cho đất nước. Bác như người mang đến niềm tự hào, nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Nhưng Bác không thể sống mãi với nhân dân với đất nước, Bác ra đi là một niềm hối tiếc, một mất mát đối với dân tộc. Để tỏ lòng biết ơn và thành kính với Bác, nhà thơ Viễn Phương đã sang tác bài “ Viếng lăng Bắc” để thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ. Đây là bài thơ thể hiện lòng thành kính của nhà thơ khi ra Hà Nội thăm lăng Bác.

II. Thân bài: phân tích bài thơ “ viếng lăng Bác”
1. Khổ 1:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
- Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng một câu thơ như tự sự, nói với Bác rằng mình đã vào thăm Bác
- Tác giả sử dụng đại từ “ con, bác” như thể hiện sự thân mật và gần gũi
- Thể hiện nỗi xót xa, đất nước thống nhất con ra thăm bác mà bác không còn nữa
- Những hình ảnh đầu tiên tác giả thấy là hàng tre xanh, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam
- Hình ảnh hàng tre còn thể hiện với ý nghĩa: sự anh dung và kiên cường của dân tộc Việt Nam. Dù có mưa sa, bão táp thì tre vẫn thế vẫn thẳng hàng, giống như người dân Việt Nam vượt qua mọi khó khan gian khổ thửu thách.
2. Khổ 2:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”
a. Hai câu thơ đầu:
- Hai câu thơ thể hiện phép ẩn dụ rất chân thực và độc đáo
- Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
- Ví Bác như mặt trời để soi rọi đường cho dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển
- Bác là mặt trời vĩ đại, mang lại tự do, niềm hạnh phúc cho dân tộc.
b. Hai câu sau:
- Ý thể hiện lòng kính của người dân đối với Bác, ngày nào cũng có người viếng thăm Bác
- Hình ảnh tràng hoa như thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với vị cha già kính yêu của dân tộc
3. Khổ 3:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
- Không khí và không gian tĩnh lặng nơi bác yên nghĩ
- Bác một đời đã vất vả vì dân tộc, bây giờ dân tộc đã được tự do thì Bác đã nằm xuống
- Bên cạnh sự ngưỡng mộ, biết ơn thì tác giả còn thể hiện sự thương xót đôic s với sự ra đi của Bác
- Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước.
4. Khổ 4:
“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...”
- Đoạn này như thể hiện sự quyến luyến không muốn rời xa Bác
- Tác giả nguyện làm con chim, đóa hoa, cây tre,… để được ở bên Bác
- Lòng thành kính, biết ơn của tác giả đối với Bác

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.

Xem thêm:
0