05/02/2018, 10:10

Văn lớp 10: Suy nghĩ về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận các anh chị có suy nghĩ gì về về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám ngữ văn lớp 10 Cuộc sống luôn là mảnh ghép phong phú, đa diện nhiều chiều của những mặt đối lập: cái tốt và cái xấu, cái cao cả với cái đớn hèn, hạnh ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận các anh chị có suy nghĩ gì về về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám ngữ văn lớp 10 Cuộc sống luôn là mảnh ghép phong phú, đa diện nhiều chiều của những mặt đối lập: cái tốt và cái xấu, cái cao cả với cái đớn hèn, hạnh phúc và bất hạnh, công bằng và bất công...đó là cuộc sống và chúng ta không còn cách nào khác là học cách chấp nhận và vượt lên những bất hạnh và nghịch cảnh. Nhưng, đó cũng còn là đề tài được dân gian khai thác, đó là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác mà qua truyện Tấm Cám dân gian gửi đến cho độc giả muôn đời về ước mơ và khao khát cháy bỏng của họ về một xã hội công bằng, lương thiện, người tốt sẽ được đền đáp và kẻ ác độc sẽ sớm bị trừng trị. Vậy thì cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám là gì, hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn nghị luận về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám nhé. với đề bài này, các bạn cần giải thích và nêu biểu hiện của cái thiện và cái ác trong truyện là gì, sau đó nêu ý nghĩa và rút ra bài học. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây. Truyện Tấm Cám thể hiện rõ cái thiện và cái ác để mọi người hướng tới những điều thiện LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ SỰ ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC TRONG TRUYỆN “TẤM CÁM”. 1.MỞ BÀI Giới thiệu vấn đề cần nghi luận. 2.THÂN BÀI:Cái thiện là cái tốt đẹp, lương thiện không gây hại đến mọi người xung quanh. Mở rộng ra, đó là một trong ba tiêu chí mà văn chương hướng đến người đọc trong thế giới của chân-thiện-mĩ. Cái ác là những đều ác ma, xấu xa, bỉ ổi, đớn hèn. Là phần hạn chế luôn tồn tại trong bản thân mỗi con người và trong cuộc sống. Bàn luận:Cái thiện và cái ác luôn luôn tồn tại song hành cùng nhau, cạnh tranh và giằng xé dữ dội. Là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển hướng đến cái tốt đẹp hơn. Cái thiện luôn là chân lí, là sự vươn tới, hướng về của mọi đối tượng. Cái xấu luôn bị đào thải, bài trừ, xa lánh. ở hiền gặp lành, cái thiện luôn được hi vọng sẽ chiến thắng cái ác. 3.KẾT LUẬN: Khẳng định vấn đề và rút ra bài học. BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ SỰ ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC TRONG TRUYỆN TẤM CÁM Văn học dân gian là nền tảng, cội nguồn cho các sáng tác của văn học viết sau này, nếu mỗi câu ca dao như tiếng đàn kì diệu của tâm hồn con người thì mỗi một câu chuyện cổ tích của người xưa, đều là những lời gửi gắm sâu sắc của cha ông ta về mộ truyền thống, đạo lí tốt đẹp để răn dạy con cháu đời sau. Với truyện cổ tích Tấm Cám, người xưa đã để cho mai hậu phải trăn trở nghĩ suy về việc chiến thắng giữa thiện và ác. Cuộc sống luôn là sự tồn tại của những mặt đối lập, cạnh tranh và bài trừ nhau để phát triển đi lên. Và cái thiện với cái ác là một trong những mối quan hệ ấy. Cái thiện là những cái lành, cái tốt đẹp khác hẳn với cái xấu là sự đê tiện, bỉ ổi, thủ đoạn. Người thiện là người có tâm điền tốt, chưa bao giờ biết hại người hay có những suy nghĩ ích kỉ, còn người xấu thì luôn toan tính, mưu mô để tàn ác với những kẻ yếu vì lợi ích của mình. Thật ra trong con người mỗi chúng ta đều có sự hòa hợp lẫn nhau của hai thế giới đối cực ấy. Không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng mình tốt, mình hiền lành, mình lương thiện vì chúng ta đều có phần “con” ẩn sâu bên trong, thi thoảng lại trỗi dậy. Nhiệm vụ của chúng ta là đấu tranh không ngừng để át đi phần ác quỷ trong tâm hồn. Sự chiến thắng của cô Tấm, chính là gửi gắm hi vọng của cha ông ta một thuở về cái thiện, cái công bằng, cái công lí ở đời. Rằng cái ác sẽ bị trừng trị còn người hiền lành, lương thiện sẽ được đề đáp xứng đáng. Chính vì vậy, không chỉ trong truyện Tấm Cám mà ở cả truyện cổ tích khác như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt... dân gian đều mong muốn như vậy. Cái ác là phần hạn chế của xã hội , cần được loại bỏ, vì thế hành động tấm giết chết mẹ con Cám là lẽ tất yếu của quy luật nhân quả ở đời. Cái ác và cái tốt, cái thiện không thể cùng chung sống trong một bầu khí quyển mà có cái xấu thì cái thiện sẽ bị đe dọa. Sự sống mãnh liệt của cô Tấm qua những lần hóa thân, khẳng định sức sống dai dẳng, bền bỉ của cha ông ta về cái thiện sẽ không bao giờ mất đi, nó sẽ trỗi dậy để đánh bại cái ác, đem lại công lí cho con người. Cái thiện cũng không bao giờ chịu im lặng, đẻ cái ác tấn công mà vì nó là chính phái, là cái chân lí ở đời nên tất yếu sẽ nhận được sự ủng hộ từ phái cộng đồng. Cái ác, cái thiện là hai mặt của một con người, rộng ra là cả một xã hội. Không có môi trường nào, con người nào là hoàn hảo, hoàn thiện và tròn trịa cả, một người có thể cười rồi lại cười và sau đó trở nên tàn nhẫn, đọc ác, thủ đoạn. Đó là sự phong phú phức tạp trong thế giới nội tâm, trong suy nghĩ và bản chất đa cực, lưỡng phân và trạng thái chập chờn đấu tranh giữa mặt tốt và mặt xấu. Nhưng xét đến cùng, cái thiện luôn luôn được hi vọng giành chiến thắng, luôn luôn thể hiện sự công bằng ở đời, đó cũng là niềm tin bất diệt của cha ông ta. Sự đấu tranh giành phần thắng của cái thiện chính là nguồn lực để đưa xã hội phát triển, vì thế cần biết bài trừ loại bỏ cái xấu để mong muốn xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ. Mỗi câu chuyện cổ tích viết ra đều có một cho người lớn và một cho trẻ con, nếu trong Tấm Cám những ông bụt, những cá bống là cho tâm hồn trẻ con ngây thơ thì sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác chính là bài học để ta suy ngẫm. Qua truyện cổ tích Tấm Cám, dân gian như đã thổi vào tâm hồn chúng ta một niềm tin bao la, bát ngát về sự sống, về hi vọng một lẽ sống công bằng, tiến bộ ở đời. Đồng thời nhắc nhở mai hậu về sự tồn tại của cái ác, để biết đấu tranh ngay cả với chính mình.

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận các anh chị có suy nghĩ gì về về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám ngữ văn lớp 10

Cuộc sống luôn là mảnh ghép phong phú, đa diện nhiều chiều của những mặt đối lập: cái tốt và cái xấu, cái cao cả với cái đớn hèn, hạnh phúc và bất hạnh, công bằng và bất công...đó là cuộc sống và chúng ta không còn cách nào khác là học cách chấp nhận và vượt lên những bất hạnh và nghịch cảnh. Nhưng, đó cũng còn là đề tài được dân gian khai thác, đó là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác mà qua truyện Tấm Cám dân gian gửi đến cho độc giả muôn đời về ước mơ và khao khát cháy bỏng của họ về một xã hội công bằng, lương thiện, người tốt sẽ được đền đáp và kẻ ác độc sẽ sớm bị trừng trị. Vậy thì cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám là gì, hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn nghị luận về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám nhé. với đề bài này, các bạn cần giải thích và nêu biểu hiện của cái thiện và cái ác trong truyện là gì, sau đó nêu ý nghĩa và rút ra bài học. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.


Truyện Tấm Cám thể hiện rõ cái thiện và cái ác để mọi người hướng tới những điều thiện

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ SỰ ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC TRONG TRUYỆN “TẤM CÁM”.
1.MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghi luận.

2.THÂN BÀI:
  • Cái thiện là cái tốt đẹp, lương thiện không gây hại đến mọi người xung quanh.
  • Mở rộng ra, đó là một trong ba tiêu chí mà văn chương hướng đến người đọc trong thế giới của chân-thiện-mĩ.
  • Cái ác là những đều ác ma, xấu xa, bỉ ổi, đớn hèn. Là phần hạn chế luôn tồn tại trong bản thân mỗi con người và trong cuộc sống.

Bàn luận:
  • Cái thiện và cái ác luôn luôn tồn tại song hành cùng nhau, cạnh tranh và giằng xé dữ dội.
  • Là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển hướng đến cái tốt đẹp hơn.
  • Cái thiện luôn là chân lí, là sự vươn tới, hướng về của mọi đối tượng.
  • Cái xấu luôn bị đào thải, bài trừ, xa lánh.
  • ở hiền gặp lành, cái thiện luôn được hi vọng sẽ chiến thắng cái ác.

3.KẾT LUẬN:
Khẳng định vấn đề và rút ra bài học.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ SỰ ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC TRONG TRUYỆN TẤM CÁM
Văn học dân gian là nền tảng, cội nguồn cho các sáng tác của văn học viết sau này, nếu mỗi câu ca dao như tiếng đàn kì diệu của tâm hồn con người thì mỗi một câu chuyện cổ tích của người xưa, đều là những lời gửi gắm sâu sắc của cha ông ta về mộ truyền thống, đạo lí tốt đẹp để răn dạy con cháu đời sau. Với truyện cổ tích Tấm Cám, người xưa đã để cho mai hậu phải trăn trở nghĩ suy về việc chiến thắng giữa thiện và ác.

Cuộc sống luôn là sự tồn tại của những mặt đối lập, cạnh tranh và bài trừ nhau để phát triển đi lên. Và cái thiện với cái ác là một trong những mối quan hệ ấy. Cái thiện là những cái lành, cái tốt đẹp khác hẳn với cái xấu là sự đê tiện, bỉ ổi, thủ đoạn. Người thiện là người có tâm điền tốt, chưa bao giờ biết hại người hay có những suy nghĩ ích kỉ, còn người xấu thì luôn toan tính, mưu mô để tàn ác với những kẻ yếu vì lợi ích của mình. Thật ra trong con người mỗi chúng ta đều có sự hòa hợp lẫn nhau của hai thế giới đối cực ấy. Không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng mình tốt, mình hiền lành, mình lương thiện vì chúng ta đều có phần “con” ẩn sâu bên trong, thi thoảng lại trỗi dậy. Nhiệm vụ của chúng ta là đấu tranh không ngừng để át đi phần ác quỷ trong tâm hồn.

Sự chiến thắng của cô Tấm, chính là gửi gắm hi vọng của cha ông ta một thuở về cái thiện, cái công bằng, cái công lí ở đời. Rằng cái ác sẽ bị trừng trị còn người hiền lành, lương thiện sẽ được đề đáp xứng đáng. Chính vì vậy, không chỉ trong truyện Tấm Cám mà ở cả truyện cổ tích khác như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt... dân gian đều mong muốn như vậy. Cái ác là phần hạn chế của xã hội , cần được loại bỏ, vì thế hành động tấm giết chết mẹ con Cám là lẽ tất yếu của quy luật nhân quả ở đời. Cái ác và cái tốt, cái thiện không thể cùng chung sống trong một bầu khí quyển mà có cái xấu thì cái thiện sẽ bị đe dọa. Sự sống mãnh liệt của cô Tấm qua những lần hóa thân, khẳng định sức sống dai dẳng, bền bỉ của cha ông ta về cái thiện sẽ không bao giờ mất đi, nó sẽ trỗi dậy để đánh bại cái ác, đem lại công lí cho con người. Cái thiện cũng không bao giờ chịu im lặng, đẻ cái ác tấn công mà vì nó là chính phái, là cái chân lí ở đời nên tất yếu sẽ nhận được sự ủng hộ từ phái cộng đồng.

Cái ác, cái thiện là hai mặt của một con người, rộng ra là cả một xã hội. Không có môi trường nào, con người nào là hoàn hảo, hoàn thiện và tròn trịa cả, một người có thể cười rồi lại cười và sau đó trở nên tàn nhẫn, đọc ác, thủ đoạn. Đó là sự phong phú phức tạp trong thế giới nội tâm, trong suy nghĩ và bản chất đa cực, lưỡng phân và trạng thái chập chờn đấu tranh giữa mặt tốt và mặt xấu. Nhưng xét đến cùng, cái thiện luôn luôn được hi vọng giành chiến thắng, luôn luôn thể hiện sự công bằng ở đời, đó cũng là niềm tin bất diệt của cha ông ta. Sự đấu tranh giành phần thắng của cái thiện chính là nguồn lực để đưa xã hội phát triển, vì thế cần biết bài trừ loại bỏ cái xấu để mong muốn xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ.

Mỗi câu chuyện cổ tích viết ra đều có một cho người lớn và một cho trẻ con, nếu trong Tấm Cám những ông bụt, những cá bống là cho tâm hồn trẻ con ngây thơ thì sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác chính là bài học để ta suy ngẫm. Qua truyện cổ tích Tấm Cám, dân gian như đã thổi vào tâm hồn chúng ta một niềm tin bao la, bát ngát về sự sống, về hi vọng một lẽ sống công bằng, tiến bộ ở đời. Đồng thời nhắc nhở mai hậu về sự tồn tại của cái ác, để biết đấu tranh ngay cả với chính mình.
0