24/06/2018, 17:24

Chuyên đề 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Từ khi mới ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp. Những hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam từ đầu đến năm 1918 -Vừa mới ra đời, công nhân Việt Nam đã tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc. -Công nhân Việt Nam ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Từ khi mới ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp. Những hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam từ đầu đến năm 1918

-Vừa mới ra đời, công nhân Việt Nam đã tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

-Công nhân Việt Nam sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt, đời sống khó khăn nên sớm đấu tranh chốnglại tư bản Pháp.

-Hình thức đấu tranh: Các hình thức đấu tranh phổ biến của công nhân Việt Nam trong giai đoạn này là: bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai, kí, tổ chức bãi công… Đây là hình thức đấu tranh mới của một lực lượng xã hội mới.

2. Lực lượng tham gia và hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thòi gian đầu chiến tranh

  • Lực lượng tham gia:

+ Công nhân chiếm đa số

+ Viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam.

+ Một  số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

  • Hình thức:

+ Tiến hành một  số cuộc bạo động như: tấn công binh lính Pháp ở tỉnh lị Phú Thọ, đột kích Lục Nam (Bắc Giang), Bát Xát (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang)…

+ Nổi dậy giết lính canh, cướp vũ khí, phá nhà lao.

+Hình thức đấu tranh của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian này nặng về bạo động vũ trang. Nhưng do các tù nhân bị giam lâu ngày, sức khỏe suy kiệt, bị cô lập, cuối cùng cuộc bạo động bị thất bại.

3. Những cuộc khởi nghĩa lớn của đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.

Những cuộc khởi nghĩa:

-Tại Tây Bắc, vào đầu tháng 11-1914 đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Thái. Nghĩa quân đánh chiếm nhiều đồn giặc dọc biên giới Việt – Lào và đến cuối năm 1915 đã làm chủ cả vùng Tây Bắc.

-Năm 1918, đồng bào Mông ở Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Giàng Tả Chay.

-Vùng Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy (tháng 11-1918) lôi cuốn đông đảo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao ở địa phương vào phong trào, hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ sông Yên Tiên ra đến biển. Quân khởi nghĩa uy hiếp cả vùng mỏ Quảng Yên, lan sang các hải đảo Móng Cái đến Hải Phòng. Đến giữa năm 1919, giặc Pháp mới đàn áp nổi.

-Ở Tây Nguyên, cao nguyên Tây Nam Trung Bộ, đồng bào các dân tộc thiểu số đã nhiều lần vùng dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Long chỉ huy. Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, buộc thực dân Pháp phải bỏ cả vùng cao nguyên Mơ-nông rộng lớn. Từ năm 1916, thực dân Pháp tổ chức bao vây chặt vùng Mơ-nông, triệt đường tiếp tế muối. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến nhiều năm sau chiến tranh, cho tới năm 1935 mới chấm dứt.

Ý nghĩa:

-Cuộc khởi nghĩa của đồng bào thiểu số diễn ra rộng khắp ở nhiều nơi, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

-Các cuộc khởi nghĩa ấy thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của đồng bào dân tộc thiểu số trong cuộc đấu tranh cứu nước.

4. Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Tóm tắt cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1917.

-Hoàn cảnh:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Mặc dầu triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Mặc dầu vậy, nhân dân ta vẫn luôn luôn đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ đó là phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Nhưng cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại, ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp nữa. Tiếp theo phong trào Cần vương là những cuộc đấu tranh của các văn thân, sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng rồi cũng bị thất bại. Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường 101 cứu nước.

Đứng trước hoàn cảnh nước mất, nhà tan lại được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

Thời gian                                               Sự kiện
Ngày 5 – 6 -1911 Rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
Tháng 7-1911 Đến cảng Véc-xai (Pháp), sau đó đi nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Tháng 12 -1917 Nguyễn Ái Quốc rời Luân Đôn (Anh) về Pa-ri (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.

5. Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước

-Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 – 5 – 1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại chứng kiến các cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của họ, nhưng không đi theo con đường cứu nước ấy.

-Ngày 5 – 6 – 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc hướng về phương Tây mà cụ thể là nước Pháp. Sở dĩ như vậy vì những lí do sau đây:

+ Người muốn tìm hiểu sự thật của khẩu hiệu mà thực dân Pháp đã từng rêu rao ở nước ta là “Tự do, bình đẳng, bác ái!”.

+ Muốn tìm hiểu nền văn minh của Pháp, tìm hiểu về cách mạng tư sản Pháp 1789 thắng lợi. Tìm hiểu các nước làm cách mạng thế nào rồi về làm cách mạng cho nước mình.

+ Con đường sang phương Đông, nhất là Nhật Bản, Trung Quốc đã được các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từng đi nhưng khi vận dụng vào cứu nước ở Việt Nam lại không thành công.

6. Thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất

Phong trào Địa bàn Hình thức đấu tranh Thành phần chủ yếu Kết quả
1/ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội Dọc theo đường biên giới Việt – Trung Vũ trang Công nhân, viên chức hỏa xa Thất bại
2/ Khởi nghĩa Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) Trung Kì Vũ trang Nhân dân, binh lính Thất bại
3/ Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên Thái

Nguyên

Vũ trang Binh lính Thất bại
4/ Phong ữào Hội kín ở Nam Kì Nam Kì Vũ trang Nông dân Thất bại
5/ Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào thiểu số Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên Vũ trang Nhân dân các dân tộc thiểu số Thất bại

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0