24/06/2018, 17:25

Chuyên đề 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á. Những chuyển biến quan trọng về kinh tế chính trị, xã hội đã diễn ra ở hầu khắp các nước trong khu vực.

+ Về kinh tế: Trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.

+ Về chính trị: Bị chính quyền thực dân không chế các quyền hành nằm trong tay chính quyền thực dân.

+ Về xã hội: Phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc. Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp nông dân chiếm đa số giai cấp công nhân dần dần trưởng thành.

Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

2. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

Hoàn cảnh lịch sử mới:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á. Những chuyển biến quan trọng về kinh tế chính trị, xã hội đã diễn ra ở hầu khắp các nước trong khu vực.

+ Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Phong trào đấu tranh mới:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.

+ Mục tiêu đấu tranh dân tộc được đề xuất rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục…

+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a, tổ chức phong trào Tha-kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai…

+ Từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành. Hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập, mở đầu là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (tháng 5 – 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin.

3. Thống kê phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX

Thời gian Nội dung sự kiện
Thập niên 20 của thế kỉ XX –   Phong trào công nhân và việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào In-đô-nê-xi-a đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản In- đô-nê-xi-a vào tháng 5-1920.

–   Đảng Cộng sản đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra trong những năm 1926-1927. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a.

–    Từ năm 1927, lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển vào tay Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản, đứng đầu là Ác-mét-xu-các-nô. Đảng Dân tộc đã nhanh chóng trở thành lực lượng dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.

Thập niên 30 của thế kỉ XX –    Đầu thập niên 30, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan tiếp tục bùng nổ lan rộng khắp các đảo In-đô-nê-xi-a, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của các thủy binh ở cảng Su-ra-bay-a vào năm 1933.

–     Cuối thập niên 30, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, những người cộng sản đã kết hợp với Đảng In-đô-nê-xi-a, thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít với tên gọi Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a.

4. Những điểm chung của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ?

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Lào và Cam-pu-chia, nên nhân Lào và Cam-pu-chia đứng lên đấu tranh chống Pháp.

Từ năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 – 1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Lào và Cam-pu-chia. Những cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng đã được thành lập ở Lào và Cam-pu-chia. Sau thất bại của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh ở Việt Nam, thực dân Pháp tập trung lực lượng, đàn áp dã man những người cộng sản, phá vỡ các cơ sở cách mạng ở hai nước này.

Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh. Trong điều kiện đó, một số cơ sở cách mạng của Đảng đã được xây dựng và củng cố ở các thành phố lớn như Viêng Chăn, Phnông Pênh. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

5. Ý nghĩa của cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm. Nhận xét chung về cuộc cách mạng này

Ý nghĩa:

Cuộc cách mạng năm 1932 6 Xiêm là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Cuộc cách mạng này có ý nghĩa to lớn:

Là một cuộc cách mạng xã hội làm thay đổi nền chính trị của Xiêm, chuyên nước Xiêm từ chếđộ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến.

Cách mạng đã tạo điều kiện cho việc tiến hành những cải cách theo hướng tư sản, mở ra một thời kì mới cho đất nước Xiêm.

Nhận xét:

Mặc dù là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa, nhưng trên thực tế nước Xiêm cũng không giữ được trọn vẹn nền độc lập của mình và phải phụ thuộc về nhiều mặt vào Anh và Pháp. Sự bất mãn của các tầng lớp trong xã hội đối với chế độ quân chủ Ra-ma vn ngày một tăng.

Mùa hè năm 1932, một cuộc cách mạng đã nổ ra ở Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Phi-đi Pha-nô-mi-ông.

Cách mạng năm 1932 đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, tạo điều kiện tiến hành các cải cách theo hướng tư sản, mở ra một thời kì phát triển mới của Xiêm.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0